Soạn bài Mùa hoa mận - Cánh diều 10
Bài thơ Mùa hoa mận được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10, sách Cánh diều. Sau đây, giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Mùa hoa mận, rất hữu ích đến các bạn học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.
Chủ đề: Bài 7: Thơ tự do (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 10: Mùa hoa mận 1. Chuẩn bị
- Tác giả Chu Thùy Liên sinh năm 1966, quê ở Điện Biên.
- Ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc: Thiên
nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Mùa xuân ở Tây Bắc mang một nét đẹp riêng, với
nhiều lễ hội được tổ chức mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào
dân tộc thiểu số sống ở đây. 2. Đọc hiểu
Câu 1. Hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Hình ảnh: ⚫
Hình ảnh thiên nhiên: Cành mận bung cánh muốt. ⚫
Hình ảnh con người: con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xang lá, gạo;
cha căng cánh nỏ; người già làm đu. - Biện pháp tu từ: ⚫
Điệp ngữ: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con, ⚫
Nhân hóa: Cành mận bung cánh trắng muốt/Giục mẹ xôn xang lá, gạo/Giục
cha vui lòng căng cánh nỏ/Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng ước mơ con ⚫
Ẩn dụ: Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2. Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Hình ảnh: Người đi xa; Cảm xúc: Nỗi nhớ về quê hương.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về vẻ
đẹp của quê hương khi mùa hoa mận đến.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài: “Cành mận bung cánh muốt”.
Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Điệp ngữ “Cành mận bung cánh muốt”, “lũ con”, “giục”: Nhấn mạnh vào vẻ
đẹp thiên nhiên và cuộc sống của con người.
- Nhân hóa “Cành mận bung cánh trắng muốt/ Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục
cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng
ước mơ con”: Giúp sự vật trở nên sinh động, gần gũi hơn.
- Ẩn dụ “Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt”: Báo hiệu
mùa xuân về, Tết đến.
=> Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Tâm trạng, cảm xúc của con người: Nỗi nhớ về quê hương với những hình ảnh
đẹp đẽ của thiên nhiên, con người.
Câu 4. Hình dung và miêu tả lại bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên
nhiên, con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.
Hoa mận trắng tinh khiết, bung cánh nở đón xuân về trên núi rừng Tây Bắc.
Mỗi người một công việc, bận rộn chuẩn bị đón năm mới. Lũ con trai chơi cù,
lũ con gái rộn ràng khăn áo. Người phụ nữ lo việc bếp lúc. Người đàn ông lo
chuẩn bị lễ hội. Nhà trình tường ủ hương nếp trong bếp. Ánh lửa hồng nở hoa trong các gian bếp.
Câu 5. Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao? Gợi ý: ⚫
Câu thơ, hình ảnh: Cành mận bung cánh muốt. ⚫
Nguyên nhân: Hình ảnh hoa mận bung nở gợi sức sống căng tràn, đây là
hình ảnh trung tâm của bài thơ, là nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, báo hiệu mùa xuân về.
Câu 6. Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê
hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong
tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy? Gợi ý:
Mùa xuân trên vùng núi cao Tây Bắc thật đẹp. Hoa mận trắng muốt bung nở
khắp nơi. Con người háo hức chuẩn bị sắm sửa đón năm mới. Từ các bản làng,
tiếng cười nói vang lên rộn ràng. Người lo việc bếp núc, người chuẩn bị lễ hội.
Trẻ em rộn ràng trong bộ quần áo mới. Hương nếp thơm mới được ủ. Gian bếp
nào cũng bập bùng ánh lửa. Tất cả gợi cho người đi xa một nỗi niềm nhớ nhung
da diết, cùng khao khát được trở về quê hương để được hòa mình vào không
khí đó. Dường như, hoa mận đã trở thành con đường dẫn lối về với quê hương.