Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Kết nối tri thức Văn 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 4: Giai điệu đất nước (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mùa xuân nho nhỏ
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 1 Trước khi đọc
Câu 1. Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?
Thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, dịp Tết cổ truyền của dân tộc…
Câu 2. Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Vội vàng, Xuân Diệu)
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
(Ông đồ, Vũ Đình Liên) Đọc văn bản
Câu 1. Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ.
• Màu sắc: màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa.
• Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện hót vang trời
Câu 2. Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.
- Hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm: Những sự vật nhỏ bé, gần gũi với con người.
- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: Ý nguyện của tác giả là muốn làm một
mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của
mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước. Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?
Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?
• Mùa xuân được miêu tả qua những hình ảnh: sông xanh, hoa tím biếc, bầu trời cao rộng.
• Cảm nhận về mùa xuân: yên bình, tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Câu 2. Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế
nào qua những dòng thơ: “Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng
giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?”
• Tiếng gọi “ơi con chim chiền chiện”: Nghe thật sôi nổi và tha thiết biết bao.
• Câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo,
vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương
óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi.
• Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay
tôi hứng” - người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi. Khổ thơ đầu
của “Mùa xuân nho nhỏ” đã khắc họa hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên thật độc đáo.
Câu 3. Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao
khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm
súng và người ra đồng?
• Người cầm súng: chiến sĩ, người ra đồng: nông dân.
• Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người
cầm súng và người ra đồng vì Người chiến sĩ và người nông dân gắn gắn
với hai nhiệm vụ lớn của đất nước lúc bấy giờ là chiến đấu và sản xuất.
Câu 4. Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
Đất nước/ bốn ngàn năm
Vất vả và/ gian lao
Đất nước /như vì sao
Cứ đi lên/ phía trước
Vần chân: ao (lao - sao), nhịp 2/3 đan xen với 3/2
Câu 5. Theo em, vì sao tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt
trầm”? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước
nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?
Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”: Những hình
ảnh giản dị, nhỏ bé của thiên nhiên. Nhà thơ khao khát được cống hiến một
phần nhỏ bé cho đất nước, cuộc đời. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết
không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, nên càng hiểu được khát khao mãnh liệt đó.
Câu 6. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng
“ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
• “Tôi”: cá nhân, “Ta”: cộng đồng.
• Việc thay đổi từ “tôi” sang “ta” đã cho thấy sự hòa quyện giữa cái riêng
và cái chung; thể hiện khao khát của tác giả muốn hòa nhập vào cộng
đồng, muốn cống hiến cho cuộc đời.
Câu 7. Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ
trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Mùa xuân vốn là khái niệm trừu tượng, nhưng tác giả lại dùng tính từ “nho
nhỏ” để mùa xuân lại mang hình dáng nhỏ bé.
- Cảm xúc, suy nghĩ: Mùa xuân” là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nhiều tác
giả đã viết về mùa xuân với những nét riêng. Khác với Mùa xuân chín của Hàn
Mặc Từ, Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính hay Xuân lòng của Tố Hữu… Bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ mang một ý nghĩa riêng. Mùa xuân trước hết mang ý
nghĩa tả thực, là mùa đầu tiên trong năm. Khi đó, vạn vật bắt đầu đâm chồi nảy
lộc, bừng dậy sức sống. Nhưng mùa xuân còn biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức
sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời. Kết hợp với từ
“nho nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, nhỏ bé và khiêm nhường
thôi. Với nhan đề này, Thanh Hải đã bày tỏ mong muốn được làm một mùa
xuân, nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình
làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu
thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Gợi ý: Mẫu 1
Khổ thơ cuối cùng trong bài “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã để lại cho em nhiều ấn tượng:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Đầu tiên, cách xưng hô của tác giả chuyển từ “tôi” sang “ta” kết hợp với các
động từ “làm”, “nhập” nhằm thể hiện khát vọng được hòa nhập cái riêng với cái
chung. Thanh Hải muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng
cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một
ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là
“một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim để cùng nhau cống hiến. Những hình
ảnh giản dị, gần gũi nhưng đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến
dâng đến khôn cùng của Thanh Hải. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng
tác bài thơ là lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trước khoảnh khắc phải
đối mặt với bệnh tật và cái chết, Thanh Hải vẫn giữ được một niềm lạc quan,
yêu đời với mong muốn được cống hiến mãnh liệt. Có thể khẳng định, khổ thơ
gửi gắm một khát vọng thật đẹp đẽ, cao cả. Mẫu 2
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tôi cảm thích nhất khổ thơ đầu tiên:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản và những hình ảnh thật thân quen, nhà thơ đã khắc
họa khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy thơ mộng, mang đậm phong vị xứ
Huế. Bức tranh xuân có sự kết hợp của không gian thoáng đãng của dòng sông,
sắc màu tươi tắn của loài hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng
chim chiền chiện. Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã
đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi
bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang
âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót
trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa
xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh” hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim thật
trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình
long lanh như hạt ngọc. Nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say.
Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được nhà thơ khắc họa thật đẹp đẽ.
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 2
Đôi nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả
- Thanh Hải (1930 - 1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách
mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời,
thể hiện niềm yêu mến cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. b. Bố cục Gồm 4 phần: l
Phần 1. Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. l
Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: Hình ảnh mùa xuân đất nước. l
Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: Những suy nghĩ và ước nguyện
của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước. l
Phần 4. Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế. c. Nhan đề
- Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân
chín (Hàn Mặc Tử); Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính); Ý xuân hay Xuân lòng (Tố Hữu).
- Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ
là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.
Đọc - hiểu văn bản
1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả: l
Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng l
Âm thanh tiếng chim chiền chiện. l
Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.
=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng
2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước
của lực lượng sản xuất.
- Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.
- Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã
nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
- Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.
- Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng.
- Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên
ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.
=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ
của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ
3. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình
- Điệp ngữ “ta” kết hợp với các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập
vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.
- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và
sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.
- Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” - còn trẻ, “khi tóc bạc” - già dặn:
khát vọng được cống hiện trọn đời.
- Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bì.