-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Mưa xuân sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Hướng dẫn giải: - Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 7 tiếng - Gieo vần: vần cách ( già - xa; đầy - nay ); vần liền ( bay - đầy; tình - xinh ),... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Hồn thơ muôn điệu (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Mưa xuân Trước khi đọc
Câu 1. Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết. Hướng dẫn giải:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh) *
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải) … Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Hướng dẫn giải:
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 7 tiếng
- Gieo vần: vần cách ( già - xa; đầy - nay ); vần liền ( bay - đầy; tình - xinh ),...
- Ngắt nhịp: 2/2/3; 2/5; 4/3
Câu 2. Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về cô gái? Hướng dẫn giải:
Câu chuyện giản dị, xoay quanh một cô gái đang tìm người yêu vào một ngày hội
mùa xuân. Tuy nhiên việc chủ động bày tỏ tình cảm của cô gái là khá mới mẻ so với quan niệm truyền thống.
Câu 3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ. Hướng dẫn giải: - Bố cục:
● Khổ 1: lời tự giới thiệu của “em”
● Khổ 2 - khổ 5: tâm trạng của “em” trước khi đi xem hội
● Khổ 6 - khổ 7: tâm trạng của “em” khi đi xem hội
● Còn lại: tâm trạng của “em”sau khi tan hội
- Mạch cảm xúc: ngậm ngùi, thương cảm; trân trọng, ngơi ca tình cảm trong sáng,
chân thành của người thiếu nữ với người mình yêu dù không được hồi đáp
Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa
xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”? Hướng dẫn giải:
- Tâm trạng trong câu “ mưa xuân phơi phới bay” : vui vẻ, háo hức, hân hoan chờ đợi chàng trai
- Tâm trạng trong câu thơ “ mùa xuân đã cạn ngày” : buồn bã, thất vọng
Câu 5. Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của
cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó.
Câu 6. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?
Câu 7. Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn
cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân
của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.