Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên Kết nối tri thức
Hôm nay, giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Nữ phóng viên đầu tiên, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.
Tải xuống
Chủ đề: Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên Trước khi đọc
Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam
thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến chịu nhiều và những năm
đầu thế kỉ XX: chịu lễ giáo phong kiến, tuân theo tam cương ngũ thường, không
được làm chủ số phận, cuộc đời bất hạnh,... Đọc văn bản
Câu 1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.
Cách mở đầu nêu ra một câu hỏi, nhằm khơi gợi trí tò mò của người đọc.
Câu 2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.
- Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri
huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công.
- Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.
Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.
- Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày
10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc
tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.
- Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá
trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ
quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết.
Câu 3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?
Buổi diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ được nhiều người đến tham dự.
Câu 4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng
đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
⚫ Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng tiến bộ về phụ nữ.
⚫ Những tư tưởng đó góp phần thay đổi những định kiến về phụ nữ trong xã hội.
Câu 5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?
- Ngoại hình nhân vật được khắc họa: người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt
má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói
mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng.
- Mục đích: khẳng định dù không xinh đẹp nhưng nhân vật có phong thái hơn người.
Câu 6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Những cống hiến của Manh Manh nữ sĩ dần bị lãng quên. Sau khi đọc
Câu 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc
triển khai văn bản theo trình tự đó.
Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian. Cách triển khai này góp phần
làm nổi bật diễn biến cuộc đời nhân vật, song song với những chuyển biến
mạnh mẽ của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách
tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?
- Phong trào xã hội: chủ nghĩa phụ nữ (nữ quyền)
- Tác giả đã kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với
phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền
phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên,
trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo
bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?
- Nhân vật được tái hiện qua nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, hoạt động xã
hội, đời sống cá nhân) với nhiều tư cách khác nhau (một người phụ nữ, một thi
sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội)
- Chân dung được tái hiện một cách khách quan, không áp đặt những chuẩn
mực của xã hội phong kiến.
Câu 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?
Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt
Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột giao tranh giữa cái cũ và cái mới,
giữa định kiến về phụ nữ với những nỗ lực cá nhân và tổ chức để khẳng định
quyền tự do, bình đẳng của người phụ nữ.
Câu 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?
Văn bản cho biết thêm về quá trình hình thành phong trào Thơ mới, một nữ sĩ
không được nhắc nhiều trong phong trào Thơ mới, đóng góp của một nữ nhà báo với phong trào
Câu 6. Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?
Phụ nữ có vị thế lưỡng nan, một mặt nỗ lực khẳng định cá tính, sự tự do và
quyền bình đẳng; mặt khác vẫn bị cô lập, bị coi là dị biệt và thiểu số.
Kết nối đọc - viết
Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ
Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông
tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn
ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.