Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu soạn văn 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trước khi đọc
Câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ
nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. Bài làm
Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu
thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn. Cuộc sống phụ nữ
Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất
nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ
không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm
công việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường
bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến. Đọc văn bản
Câu hỏi 1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả. Bài làm
Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò
thích thú cho độc giả. Cách mở đầu văn bản rất sáng tạo khi đặt ra câu hỏi
tu từ, gợi sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng hé mở ra phần nội
dung của tác phẩm ở phía sau.
Câu hỏi 2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật. Bài làm
Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri
huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công.
Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề
báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.
Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày
10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh
hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.
Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn
quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài
về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng
với những cuộc diễn thuyết.
Câu hỏi 3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc? Bài làm
Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới
trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. Buổi
diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia.
Câu hỏi 4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những
tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Bài làm
Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan
điểm mới về bình đẳng giới.
Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi
ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi
chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội.
Câu hỏi 5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì? Bài làm
Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních,
mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông
minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái
vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.
→ Tác giả nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài
giỏi như đàn ông dù cho ngoại hình của họ không được đẹp nhưng tài
năng của họ là không thể phủ nhận.
Câu hỏi 6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì? Bài làm
Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của
bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. Sau khi đọc
Câu hỏi 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả
của việc triển khai văn bản theo trình tự đó. Bài làm
Văn bản được triển khai theo trình tự từ thời niên thiếu của nhân vật cho
đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ
bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới.
→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của
bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà
còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản.
Câu hỏi 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo
bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt? Bài làm
Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu
tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.
Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống
hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua
những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết
truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về
quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu hỏi 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn
bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao? Bài làm
Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không
chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.
→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua
đó, ta nhận thấy bà là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng
không tính là cao ráo mà như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ
trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính
cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền
bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có.
Câu hỏi 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản? Bài làm
Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình
mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho người phụ nữ.
Câu hỏi 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới? Bài làm
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài
khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới
được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và hình thức.
- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ
xuất sắc hay những hiện tượng thơ ca khác thườngbắt đầu xuất hiện những
khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo :
biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành
thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc
biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc
trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng
đã có những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn
Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng
trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời
của các thể thơ thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng
thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống
trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng
trong thi ca chưa thực sự diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
- ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã
bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn
Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì
quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3. Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ
nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài
thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận .
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh
mẽ của thanh niên trí thức đương thời : 1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình
già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm)
và Hồ Văn Hảo. 2. ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng
ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình
là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các
cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú
Tứ, Huy Thông).3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp
trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới. 4. Cùng với hoạt động
sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ
mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh,
Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê
Thượng của LTL. 5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng
hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt
là Tản Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ
mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy
Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất
của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo.
4. Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời
kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can...
và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh
Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ....
Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939.
Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc
đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm
chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của
thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng
thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca),
nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của
các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác
giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có
sự thay đổi trong phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là
một tác giả mang màu sắc lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong
nhiều tác phẩm xuất sắc (điển hình là Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện
những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng. Một trường hợp khác, Hàn Mặc
Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái quê (1936) mang một vẻ đẹp mộc mạc,
bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng đến những tập thơ như Đau
thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh, mê sảng, những
hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo (Xuân như
ý). Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ
ca trong phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh)
phân chia theo nguồn ảnh hưởng : dòng chịu ảnh hưởng Pháp
Kết nối Đọc - Viết
Đề bài: Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào
so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế
cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu
tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn. Bài làm
Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia
đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân
của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng
cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại
càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai
môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của
mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều
kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết,
người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ
hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham
gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc
bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm
đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc
thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải
không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức,
có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận,
nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công
tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả
nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà
từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những
định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều
đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình
đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn.
Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và
không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh
vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ
người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng
phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy
dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ
kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ
như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh
đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ
phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật
chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của
phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản
thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia
đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập,
rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong
gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham
gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm
sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng
góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân
cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Nữ phóng viên
đầu tiên (Trần Nhật Vy). Bài làm 1. Giá trị nội dung
Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy) viết về nữ sĩ Manh Manh.
Bmootj trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Đối với văn
học Việt Nam bà cũng có những đóng góp đáng kể. Qua văn bản, chúng
ta có những cái nhìn chân thật nhất, rõ nét nhất, hiểu hơn về những đóng
góp của bà đối với xã hội, với đất nước. Từ đó, chúng ta biết ơn về những gì bà đã làm. 2. Giá trị nghệ thuật
- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể.
- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy).
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)
-------------------------------