Soạn bài Ôn tập học kì 1 | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Ôn tập học kì 1 Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu Soạn văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
36 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Ôn tập học kì 1 | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Ôn tập học kì 1 Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu Soạn văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

101 51 lượt tải Tải xuống
I. H thng hóa kiến thức đã học
Câu 1: Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy.
Bài làm
- Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.
+ Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng
+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng
sự…
+ Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch,
hài kịch.
Câu 2: Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu
những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng
khái niệm.
Bài làm
STT
THUẬT NGỮ
GIẢI THÍCH
1
Biểu tượng
Hình ảnh tượng trưng, mang tính ngụ ý, gợi ý, vượt
lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa
đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận,
suy tư về những điều mang tính phổ quát.
2
Điểm nhìn bên
trong
Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng để kể và tả
xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật.
3
Điểm nhìn bên
ngoài
Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng miêu tả sự
vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về
những điều mà nhân vật không biết.
4
Truyện thơ dân
gian
Thuộc loại hình tự sự dân gian, do tầng lớp bình
dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình
dân sáng tác, có hình thức thơ, kể những cầu
chuyện có nguồn gốc từ truyện cổ, sự tích tôn giáo
hay cuộc sống đời thường, thể hiện đời sống hiện
thực và những tình cảm, tức mơ, khát vọng của
nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người
lao động nghèo bằng ngôn ngữ giản dị, chất phác,
giàu hình ảnh
Câu 3: Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo
khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:
- Nội dung thực hành;
- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;
- Ý nghĩa của hoạt động thực hành.
Bài làm
Bài 1: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết
Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc
ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
Bài 3: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết (tiếp theo)
Bài 4: Thực hành tiếng Viêt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
Ngôn ngữ nói: còn gọi là khẩu ngữ, chủ yếu thể hiện bằng hình thức nói,
được tạo ra ngay trong quá trình giao tiếp, có thể dùng lớp từ mang tính
khẩu ngữ và chấp nhận các yếu tố thừa, lặp, ngẫu nhiên,...
Ngôn ngữ viết: định hình bằng chữ viết, được tiếp nhận chủ yếu qua
hoạt động đọc của người tiếp nhận, phân biệt với ngôn ngữ nói ở một số
mặt như: đòi hỏi cao về sự chặt chẽ, mạch lạc; loại bỏ các yếu tố thừa,
lặp, ngẫu nhiên;....
Câu 4: Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT
Kiểu bài viết
Đề tài được gợi ý
Đề tài đã viết
Bài làm
STT
Kiểu bài viết
Đề tài đã viết
1
Văn bản nghị luận
về một tác phẩm
truyện
2
Văn bản nghị luận
về một tác phẩm
thơ
3
Bài văn nghị luận
về một vấn đề xã
hội (Con người với
cuộc sống xung
quanh)
4
Bài văn nghị luận
về một vấn đề xã
hội (Hình thành lối
sống tích cực trong
xã hội hiện đại)
5
Viết báo cáo
nghiên cứu về một
vấn đề tự nhiên, xã
hội
Câu 5: Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau:
- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe;
- Yêu cầu của hoạt động;
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.
Bài làm
Bài 1: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện
- Nội dung: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện
- Yêu cầu:
+ Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để
thuyết trình
+ Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm
truyện
+ Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu
hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình
+ Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về
một tác phẩm truyện
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động:
+ Thách thức: đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật
của tác phẩm
+ Ý nghĩa: truyền tải nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà mình được
tìm hiểu.
Bài 2: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
- Nội dung: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
- Yêu cầu:
+ Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng
rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá
của công chúng và các nhà chuyên môn,...)
+ Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm
+ Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị
tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi
để người nghe cùng tương tác và đối thoại
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: lựa chọn được tác phẩm nghệ thuật phù hợp và đưa ra
đánh giá xác đáng, có căn cứ
+ Ý nghĩa: nêu được quan điểm đánh giá khác về tác phẩm trên những
luồng ý kiến khác nhau
Bài 3: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
- Nội dung: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
- Yêu cầu:
+ Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận
+ làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội
+ Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết
phân tích, đánh giá ý kiến của người khác
+ Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề
+ Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề
bàn luận
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: lựa chọn vấn đề sao cho phù hợp
+ Ý nghĩa: vấn đêf thu hút được sự quan tâm của xã hội
Bài 4: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích
cực trong xã hội hiện đại)
- Nội dung: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối
sống tích cực trong xã hội hiện đại)
- Yêu cầu:
+ Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trải nghiệm của
tuổi trẻ học đường
+ Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác
nhau đối với vấn đề
+ Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và
bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu
+ Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: có những ý kiến tranh luận trái chiều đôi khi không tìm
được hướng giải quyết
+ Ý nghĩa: bày tỏ được thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề
thảo luận.
II. Luyn tp và vn dng
1. Đọc
Câu 1: Bạn hiểu như thể nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý
nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?
Bài làm
“Huyền diệu”- một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và
kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị đồng thời nhan đề còn có
vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng
thức tác phẩm.
Câu 2: Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?
Bài làm
Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương
thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” => Tác giả muốn nói đến
sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương
giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ
đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.
Câu 3: Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến
ấn tượng ấy.
Bài làm
Viết về sự đầm thấm, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều
cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm
tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên
tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..…
Câu 4: Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc
đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quá?
Bài làm
Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ.
Câu 5: Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác
thường trong bài thơ.
Bài làm
Ngay từ câu mở đầu, Xuân Diệu đã làm cho người đọc thấy thật khó
hiểu khi ông lại lựa chọn câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô- đơ- le trong
bài thơ Tương Giao để làm câu đề từ. Nguyên văn câu thơ này khi được
dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương
ứng với nhau”. Và Xuân Diệu làm như vậy là có lý do của mình, tác giả
muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó
chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau,
từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Và bởi Xuân Diệu
là một trong số các nhà thơ đã chịu ảnh hưởng cảm quan tương ứng của
- đơ- le, vậy nên ông đã viết nên rất nhiều ý lạ cho những câu thơ của
mình.
Câu 6: Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo
cảm nhận của bạn.
Bài làm
Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh
mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua
xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”.
Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của
Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất
ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ
để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu
gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy
cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những
“chiêc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào. Hồn thơ Xuân
Diệu, một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn
luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày
ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn, và tôi chính tôi đã trót
yêu cái hồn ấy tự bao giờ. Và thi nhân Hoài Thanh, ông đã từng nhận xét
về Xuân Diệu thế này: “Xuân Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say
yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên
cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời”. Quả thật không thể
phủ nhận khi cho rằng Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”, ông mang một hồn thơ tràn ngập tính nhân văn, giọng thơ linh
hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo kết hợp với cách diễn đạt hấp dẫn, lôi
cuốn được nhiều độc giả. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như
cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong
ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một
thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà
thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.
2. Viết
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn
được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất
quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn
độc đáo.
Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc
đáo.
Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều
người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.
Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn
tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.
Bài làm
Đề 1:
Bài làm
Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, (1920-2007), quê ở huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có
sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am
hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh
hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng”
được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng
lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nội dung chính: Tình yêu làng
quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải
dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở
nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”. Nghệ thuật: Tác giả đã thành
công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật.
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng
chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ, toàn dân tham
gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai
đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu.
Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về
làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch
sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào
kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường. Ở
đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến,
ông vui mừng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một
hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi
lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ,
xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng
dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi. Buồn kh
quá, ông tâm sự với đứa con út cho khuây khoả. Ông chớm có ý định về
làng để xác minh sự thật nhưng lại tự mình phản đối vì nghĩ về làng
bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ bởi làng ông đã theo Tây mất rồi. Thế rồi một
hôm có ông chủ tịch dưới xã lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc.
Ông lão sung sướng mùa tay đi khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt
nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng mình.
Nhan đề tác phẩm chỉ có một từ duy nhất, đó là một danh từ chung
“Làng”. Đặt tên truyện là Làng – tên gọi gần gũi, thân mật với bất kì ai
đã mang lại tính khái quát cho tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước không
phải là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những
người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp . Tên truyện đã
thể hiện chủ đề tác phẩm. Về ngôi kể, truyện được kể theo ngôi thứ ba
làm cho câu chuyện có tính khách quan và người kể giấu mình nhưng
dường như lại có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản, người kể chuyện có
thể biết hết mọi việc, mọi hành động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật.
Về điểm nhìn trần thuật, truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của
ông Hai tạo sự chân thực, gần gũi cho câu chuyện vầ khiến tác phẩm dễ
đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật trong những tình huống khác nhau. Đặc
biệt, điểm nhìn trần thuật làm nổi bật tâm trạng, tính cách nhân vật qua
đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm qua cử chỉ và hành động.
Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu
sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong
truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe
về làng, ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, từ miệng
những người tản cư dưới xuôi lên đó là: tình huống mụ chủ nhà có ý
định đuổi gia đình ông lão đi và tình huống tin làng chợ Dầu theo Tây
được cải chính. Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong
sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào
cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả
đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy
tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu
làng, nó chi phối và thống nhất, mọi tình cảm khác trong con người Việt
Nam thời kháng chiến.
Truyện khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu
làng, yêu nước tha thiết. Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ
thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ
nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần
nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm. Ông Hai chính chân dung sống động, đẹp đẽ
của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến.
Đề 2:
Bài làm
Với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, những áng thơ văn Tố Hữu
để để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm lắng sâu. “Việt Bắc” là
một bài thơ nổi tiếng tác giả viết năm 1954. Cảm xúc, hình ảnh, nghĩ suy
trong tác phẩm mà nhà thơ gửi tới người đọc khiến cho ta càng thêm yêu
mến và trân quý tâm hồn, tài năng Tố Hữu. Bức tranh tứ bình trong bài
cũng là một nét đặc sắc đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn
tượng.
Nỗi thơ thiết tha bồi hồi ấy đọng lại trong bức tranh tứ bình về con
người và cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc, trước hết đó là sự phác họa
những nét cảnh mùa đông:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Một mùa đông rực rỡ và ấm nồng nơi núi rừng Tây Bắc đã được nhà thơ
phác họa một cách sinh động. Đó là mùa đất trời nơi đây tràn ngập sắc
“đỏ”, “tươi” rực rỡ của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cỏ
cây rừng lá, của ánh nắng ấm áp lửng lơ, tràn ngập khắp không gian
khoáng đạt. Trên cái nền thơ mộng ấy, con người Việt Bắc xuất hiện với
vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế lao động: “dao gài thắt lưng”. Hai từ
“nắng ánh” khiến lời thơ Tố Hữu như bừng sáng, góp phần làm nổi bật
hơn vẻ đẹp của con người trong lao động, những con người đang trong
tư thế vươn lên đỉnh đèo. Mùa đông trong thơ xưa thường diễn tả cái tiêu
điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác
buồn. Đông Hồ từng viết:
“Em nhớ: một sáng ngày mùa đông
Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng
Theo khe cửa sổ gió thổi rú
Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”
Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:
“Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng
Giải buồn chén rượu lúc sầu đông
Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa
Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”
Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố Hữu.
Nhà thơ viết về mùa đông Tây Bắc lại thắm tươi và nồng ấm sắc màu,
sức sống. Con người trong cảnh sắc ấy khỏe khoắn và chủ động.
“Ngày xuân nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Đó là cặp câu thơ lục bát tiếp theo nhà thơ miêu tả về thiên nhiên và con
người Việt Bắc khi xuân về. Sự dịu dàng, trong trẻo, tinh khôi của sắc
trắng hoa mơ “nở trắng rừng” đã làm lòng người đọc biết bao xao xuyến.
Trên nền cảnh ấy, con người hiện ra trong công việc của cuộc sống giản
dị đời thường. Động từ “chuốt” đã tinh tế làm toát lên vẻ tài hoa, cần
mẫn, khéo léo của con người lao động nơi đây. Sự thanh tao thơ mộng
của đất trời, sự giản dị, khéo léo của con người cùng hòa điệu làm ý thơ
Tố Hữu càng thêm nổi bật và ấn tượng.
Nhà thơ Bàng Bá Lân từng bày tỏ cảm nghĩ của mình qua những dòng
thơ trong “Trưa hè”:
“Trời lơ lửng cao vút không buông gió
Đồng cỏ cào khô cánh lượt hồng
Êm đềm sóng lụa trên trên lúa
Nhạc ngựa đường xa lắc tiếng đồng
Quán cũ nằm lười trên sóng nắng
Bà hàng thừa khách ngủ thiu thiu
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm
Đứng lặng trong mây một cánh diều”
Mùa hè với Bàng Bá Lân là vậy, bình yêu mà và cùng đáng nhớ. Còn
với Tố Hữu, mùa hè Việt Bắc là:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Sắc màu tươi sáng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve được
nhà thơ tái hiện chân thực. Từ “đổ” trong câu thơ được xem như nhãn tự
bộc lộ trọn vẹn ý nghĩ của nhà thơ. Phải chăng, nhà thơ đang muốn nói
đến sự tương quan kỳ diệu của thanh âm và màu sắc đã khiến cho cảnh
vật nơi đây như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc
hiện ra trong một vẻ gì đó thật lặng lẽ nhưng vẫn rất hiền hòa như một
điểm nhấn lắng sâu giữa không khí sôi động của thiên nhiên đất trời mùa
hạ.
Được nhắc đến cuối cùng, nhưng cách thể hiện của nhà thơ về mùa thu
vẫn khiến người đọc không khỏi ấn tượng và lưu luyến. Một Việt Bắc
trong trẻo. Một Việt Bắc thanh tịnh dưới ánh trăng. Đó là những gì ta
cảm nhận được qua hai câu thơ:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Trên cái nền hiền hòa của thiên nhiên ấy con người hiện ra với vẻ thắm
thiết ân tình trong tiếng hát thân thương cũng là tiếng lòng thủy chung
Cách mạng đượm tình sâu nghĩa thẳm.
Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và
con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo
đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp
phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt
trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài
thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”.
Đề 3:
Bài làm
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động
trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô
cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng
dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại...
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức
với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau
thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau
nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã
trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ
hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình,
ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán
lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay
không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn
ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có
con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như
không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không
nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ.
Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không
mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô
giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một
cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh
vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào
cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời
nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình
thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu
những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu
đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng
dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất
lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính
mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm
chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò,
tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn.
Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân,
không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm,
tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô
cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào
khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của
anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi
xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài
xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng
cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến
đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người
hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người
lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc
làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy
chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta.
Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút
bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy
thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái
tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm
chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh.
Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng
tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm
cho cuộc đời của con người.
Đề 4:
Bài làm
"Anh có về Kinh Bắc quê em, mà nghe quan họ mà xem làng nghề
Con sông Cầu in bóng trăng thề người đi người ở người về với ai..."
Những câu ca ngọt ngào, đằm thắm ấy chính là dân ca quan họ Bắc
Ninh. Làn điệu dân ca quan họ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa
trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt
Nam nói chung. Tại kì họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ Công
ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 30 tháng 9 năm
2009, dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể chỉ
sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên và ca trù. Điều này chứng tỏ dân ca quan họ đóng một vai trò
quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Hiện nay, dân ca quan họ xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cả nước nhưng
nhiều nhất vẫn là Bắc Ninh. Hầu hết các làng ở Bắc Ninh đều có những
địa điểm sinh hoạt hát quan họ. Tuy nhiên, cái nôi đầu tiên của quan họ
bắt nguồn từ Làng Diềm hay còn gọi là làng Viêm Xá, thuộc phường
Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi bà Thủy tổ của quan họ xuất
hiện và truyền dạy lời ca cho mọi người. Qua năm tháng, quan họ không
những giữ được nguyên vẹn lối hát truyền thống mà còn xuất hiện thêm
nhiều lối hát mới phong phú và đa dạng.
Hiện tại, không ít những bài nghiên cứu, đánh giá của những nhà nghiên
cứu đầu ngành về dân ca quan họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập
trung nghiên cứu quan họ trong không gian văn hóa đương đại tại làng
Diềm. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu dân ca quan họ tại làng
Diềm, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh để thấy được nét độc đáo,
đặc sắc và đặc biệt của quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm.
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh,
phân tích - tổng hợp.
Khác với các loại hình diễn xướng khác, dân ca quan họ Bắc Ninh nổi
tiếng với bạn bè gần xa bởi âm điệu ngọt ngào, trong trẻo, mượt mà, tha
thiết. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác về thời
gian ra đời của làn điệu này. Có người cho rằng quan họ xuất hiện lần
đầu tiên vào thế kỉ XI, ý kiến khác lại nói vào thế kỉ XVII. Dù là thời
gian nào thì quan họ vẫn được coi là phương tiện lưu giữ hồn cốt của
văn hóa xứ Kinh Bắc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quan họ cũng có
sự thay đổi, bổ sung. Chúng ta có thể chia thành quan họ truyền thống và
quan họ mới.
Trước hết, quan họ truyền thống là lối hát quan họ ra đời đầu tiên. Nó
chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc tại xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống
đòi hỏi người hát phải am hiểu luật lệ, cách hát. Lúc bấy giờ, người ta
không gọi là "hát quan họ" mà là "chơi quan họ" bởi cho rằng quan họ
một thú vui tao nhã, thanh tao. Quan họ truyền thống không có nhạc
đệm, chủ yếu là sự đối đáp của các liền anh liền chị vào độ "xuân thu nh
kì". Khác với quan họ truyền thống, quan họ mới ít nhiều đã có sự cải
biên. Hình thức diễn xướng cũng trở nên đa dạng hơn bao gồm hát đơn,
hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa,... Tính đến năm 2016, có tất cả 67
làng quan họ được xếp vào danh sách bảo tồn và phát triển, trong đó có
44 làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Làng Diềm thuộc địa phận phường Hòa Long, nơi đây lưu giữ rất nhiều
nét đẹp văn hóa của làng quê xứ Kinh Bắc. Lớn lên trên đất tổ của quan
họ, người dân cũng rất ngọt ngào, đằm thắm. Từ trong cách ứng xử, nói
năng, đi lại, người dân làng Diềm đều toát lên vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng.
Họ hiền lành, chất phác và đặc biệt hiếu khách như những câu quan họ
mà ta đã từng nghe:
"Khách đến nhà là hát
Khách uống trà là pha"
hay
"Người ơi, người ở đừng về..."
Dường như người con của miền quê quan họ đều rất tình - một cái tình
ngọt ngào như những lời ca. Không chỉ các liền anh, liền chị khi hát mới
duyên dáng cái duyên ấy hiện hữu ngay cả trong đời sống hàng ngày.
Đó là nét duyên được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy,
quan họ mới trở nên đằm thắm, mượt mà đến như vậy.
Đặt dân ca quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm, ta có thể thấy
được nét độc đáo, hấp dẫn của làn điệu quan họ nơi đây. Ngày xưa, do
hạn chế khi di chuyển nên sự giao lưu giữa Diềm và các làng khác gặp
nhiều khó khăn. Bởi vậy, lối hát ở Diềm có điểm khác biệt, "cổ" hơn so
với những nơi khác. Các liền anh, liền chị thường sử dụng lối hát chậm
rãi, khoan thai, ít các bài lí có tiết tấu nhanh. Chính vì thế, những luyến
láy hay tiếng đệm trong lời ca như "Dôông ôi à tô ông tang" "Dôông
tang tết, tết tang" "tềnh tếnh"... cũng bị tiết chế. Một số bài "Bóc thư",
"Tình thư", "Bóng giăng loan", "Ăn ở trong rừng" không được chia
thành trổ ở Diềm.
Khi nhắc đến quan họ làng Diềm, không thể không nhắc đến bốn trụ cột
chính hay bốn nghệ nhân kì cựu của quan họ làng Diềm. Đó là các cụ
Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, Ngô Thị Lịch. Họ đều
là những nghệ nhân lâu đời, thuộc cả trăm ngàn làn quan họ cổ, đã được
nhà nước phong danh nghệ nhân ưu tú.
Tại đây, cứ mỗi độ xuân về, ngày hội hay ngày rằm sẽ là ngày họp câu
lạc bộ quan họ của làng. Nhiều lúc, chẳng cần nhạc đệm, tự lời đối đáp
đã mang nét nhạc du dương. Từng làn điệu như rót vào tâm hồn người
nghe nhờ các lời ngân: "Hừ la, hừ la a la..em hỡi hà, ơi hội hừ...".
Đặc biệt, dân làng cũng như chính quyền và các cấp địa phương rất chú
trọng giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ. Ở trường Tiểu học Hòa Long, bên
cạnh việc trau dồi, rèn luyện kĩ năng, kiến thức, nhà trường đã đưa quan
họ vào dạy như một môn học trong các tiết học ngoại khóa. Đây là hoạt
động thiết thực giúp bồi dưỡng tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu, thủy
chung ở các em học sinh. Từ đó, giúp các em phát triển nhân cách, đạo
đức tốt đẹp và thêm yêu quê hương, đất nước.
Với mục đích giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ và phát triển du lịch,
chính quyền đã cho xây dựng nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Công
trình có tổng diện tích là 19.400 mét vuông, với mức kinh phí hơn 178 tỉ
đồng. Điều này cho thấy dân ca quan họ nhận được sự quan tâm, sát sao
của người dân và các cấp chính quyền. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến
du lịch hấp dẫn. Đồng thời, tạo động lực cho mỗi nghệ sĩ không ngừng
nỗ lực sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật.
Mặc dù xã hội phát triển nhưng những giá trị văn hóa, tinh thần của quan
họ làng Diềm vẫn được gìn giữ, phát huy. Tiếng hát quan họ thiết tha,
nghĩa tình của các liền anh, liền chị vẫn làm say đắm biết bao du khách
thập phương trong và ngoài nước. Đây chính là sức hút, nét hấp dẫn của
quê hương quan họ.
Mỗi một làng quan họ đều mang những nét riêng nhưng nếu đã nghe
quan họ thì không thể bỏ qua làn điệu làng Diềm. Làn điệu dân ca mượt
mà đằm thắm là một nét đẹp văn hóa và có tầm ảnh hưởng to lớn đối với
không gian văn hóa làng Diềm. Quan họ không chỉ là niềm tự hào của
người dân làng Diềm mà còn là toàn thể người dân Việt Nam. Chúng ta
cần phải cố gắng, nỗ lực để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống như dân ca quan họ làng Diềm.
3. Nói và nghe
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ
quan tâm tìm đọc.
Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu
sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.
Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành "lối sống xanh”.
Bài làm
Nội dung 1:
Cuốn sách nào xuất hiện ở nhà cũng cần một lý do, hợp lý cũng được,
ngốc nghếch cũng được. Tôi sẽ không phủ nhận sự thực rằng chọn
Chinatown đầu tiên vì nơi chị/cô Thuận từng học là giấc mơ, là điều
luôn quyến rũ mình: Paris, La Sorbonne, và nước Pháp. Thứ đến, đó
sự mê đắm nằm trong tiếng gọi Hà Nội cùng những xung đột, mâu
thuẫn, trớ trêu đan xen nơi nhân vật được đặt vào
Đọc Chinatown của Thuận, tôi nghĩ đến Sơn Táp. Không phải phong
cách văn chương của hai nữ tác giả ấy giống nhau mà bởi khi nghĩ đến
một thứ văn gì đó thật lạ, thật khác với những gì thường hay đọc, nhất
định tôi sẽ nhớ đến hai người phụ nữ này đầu tiên.
Chinatown là dòng chảy mênh mông của kí ức cuộc đời hết người này
đến người nọ nối tiếp nhau, chồng chéo lên nhau.
Chinatown là quá khứ, là thực tại được dồn trong hai tiếng đồng hồ khi
métro phải dừng lại dở chừng sợ khủng bố. Hai tiếng không dài. Đời
người cũng không dài. Nhưng Chinatown thì dài, dài thực sự.
Chinatown là suy tư, tưởng niệm, đau đáu từ Việt Nam đến Yên Khê,
qua Leningrad rồi dừng bước tại Paris trong thoáng chốc để rồi lại cuồn
cuộn theo lộ trình của riêng nó, tuần hoàn, tuần tự.
Chinatown không có tách đoạn, không có chương hồi và cũng chẳng biết
nên xếp vào thể loại nào, chủ đề là gì.
Chinatown là điệp trùng những câu văn ngắn nhiều khi không chủ ngữ,
chẳng vị ngữ. Điềm điệp thế nhưng lại khiến người ta háo hức, người ta
tò mò, người ta không hụt hơi hay băn khoăn đâu là chương cuối, đâu là
điểm kết.
Con người thường có thói tọc mạch dù cho đối tượng đối diện mình
chẳng phải ngôi sao hay vĩ nhân tầm cỡ thế giới. Khuất khúc một chút,
gập gềnh một chút, éo le một chút, ngang trái một chút trong sự hờ hững
kể nhưng không vạch hết áo cho người xem lưng… Ngần ấy điều trong
Chinatown làm người ta nóng lòng muốn bới móc đào sâu, muốn hóng
cho tường tận để mà chẹp miệng, để mà bình luận. Số phận của “tôi”
trong Chinatown vừa nghiêm túc nhưng cũng vừa như một trò đùa, vừa
điển hình nhưng cũng rất đỗi phổ thông. Người ta không biết Thuận kể
ra bao nhiêu điều là thật với chính nguyên liệu là cuộc sống riêng tư của
cô. Người ta không biết liệu đây có phải hồi kí hay chỉ là một tác phẩm
hư cấu thật khéo để ngỡ như mọi trải nghiệm đều là chân thực. Đó cũng
đã là một cái tài khi sống trọn vẹn qua mắt nhìn của một kẻ khác-mình.
Nhân vật xuyên suốt trong truyện ngắn là “tôi” một người mẹ đơn thân
với tấm hộ chiếu CHXHCN Việt Nam, nuôi một đứa con trai trên đất
Pháp, ở Belleville trung tâm quận 18 không ai muốn dính dáng. “Tôi” là
một nghiên cứu sinh mãi không làm xong luận án tiến sĩ. Hay “tôi” là
một người phụ nữ ba mươi chín tuổi với những biến cố của thời cuộc,
của cuộc sống riêng tư nghĩ thôi cũng muốn bạc đầu? Hay “tôi” là nhà
văn với cuốn truyện I’m yellow lồng ngay trong Chinatown? “Tôi” có lẽ
là toàn bộ những vai diễn ấy, mặt nạ ấy những đồng thời cũng không là
gì trừ việc tồn tại như một chứng tích về chính cuộc đời biến ảo của
mình.
Điệp đi điệp lại trong tác phẩm là những câu văn mang những nội dung,
hình thức giống hệt nhau như một sự tự ám thị của bản thân “tôi” để
khỏi quên những mạch suy nghĩ khi liên tục, khi rải rác miên man hết
việc này sang việc khác, hết người này sang người khác. Hiện ra xung
quanh “tôi” là vô vàn những khuôn mặt người mà số phận , hoàn cảnh
của họ giống nhau đến mức làm người ta nhệch môi cười khổ sở. Sự
tương đồng ấy giữa người với người tạo ra một nhịp điệu chung cộng
hưởng với nhau, làm cuộc đời từ đa dạng, đa sắc, đa hình trở nên khuôn
hẹp trong sự đơn điệu, trớ trêu và không lời giải đáp.
Yên Khê quê hương của Âu Phương Thụy, anh kĩ sư người Việt gốc
Hoa, chồng của “tôi”, cha của thằng Vĩnh là bí ẩn đầu tiên. Chinatown
hay Chợ Lớn là bí ẩn cuối cùng. Bí ẩn không bật mí. Bí ẩn không lời
đáp. Tôi vẫn tin cuộc đời có những điều không cần, không nên cố ép để
truy tầm ra đáp án cuối cùng. Chinatown cũng thế, I’m yellow cũng vậy,
tất cả chỉ là sự trải lòng của cảm xúc lúc lặp đi lặp lại nhàm chán, tự kỉ;
lúc lại trào vọt lên bởi xúc động, kích động; lúc lại rơi xuống đáy sâu
của sự mỉa mai hay tự mỉa mai, đau thương hay tự đau thương không
nước mắt mà cô lại thành đau đáu, thắc thỏm. Có thể đúng như “tôi” đã
nói: Đến chết “tôi” mới hiểu được Thụy, mới tìm ra đáp án của những
ám ảnh suốt cuộc đời mình.
Chinatown có đau khổ nhưng không bi lụy. Có chia tay, có gặp gỡ để rồi
lại hứa hẹn chia ly hay mãi mãi chỉ là kẻ quan biết đơn sơ. Có trào
phúng, châm chích nhưng không phải để trào phúng hay châm chích,
hay vạch trần, tố cáo điều gì. Trong mạch văn căng đầy những suy tư,
xúc động ẩn sau vẻ dửng dưng, xa vắng của một người đàn bà từng trải,
chỉ cần một chút gợi nhắc, tình cảm sẽ vỡ òa ra không cách nào cản lại
cho đến khi nó tự lắng mình trong một mạch suy tư khác, để rồi lại đợi
chờ cơ hội cuộn lên.
Chinatown là câu chuyện của một người đàn bà.
I’m yellow lại là câu chuyện của một người đàn ông với những nguyên
liệu lấy ra từ chính cuộc đời của người đàn bà kia. Hình như, đó cũng
chính là sự tự lý giải của “tôi” cho sự biến mất của Thụy trong cuộc đời
mình. Bằn bặt không tin tức như thể chưa từng bắt đầu để mà kết thúc,
như thể xưa nay chỉ mình tôi “yêu” Thụy, điên cuồng vì Thụy trong
vọng.
Chinatown bắt đầu từ chuyện tình yêu thuở học trò của “tôi” và cậu học
sinh Âu Dương Thụy bị mọi cấp lãnh đạo canh chừng vì sợ là gián điệp
của Bắc Kinh. Mở ra từ đó là muôn nghìn những dao động khác nhau từ
một cuộc gặp gỡ tình cờ với anh chàng người Pháp lắm mồm nhưng tử
tế, những người Tàu mở miệng là Mao Trạch Đông rồi Đặng Tiểu Bình,
là bộ mặt của Hà Nội, của Paris trong những thời điểm đặc biệt.
Chinatown có những lúc cuồng dại, bướng bỉnh, cố chấp và ích kỷ của
“tôi” trong tình yêu với Thụy. Tình yêu ấy làm “tôi” chống lại bố mẹ,
chống lại chính những thành kiến, những giả dối, hời hợt bao trọn lấy
mình gần 30 năm. Tình yêu ấy làm “tôi” bốc đồng nói rằng mình cũng
không phải người Việt; hả hê trong tâm tưởng khi biết đâu một ngày nào
đấy, bố mẹ bài Hoa từ A đến Z của mình sẽ nhận một cú vả khi biết tổ
tiên 6, 7 đời trước cũng là người Hoa. Tình yêu ấy làm “tôi” dường như
hạnh phúc khi được ai đó gọi là Madame Âu. Và cũng chính tình yêu ấy
làm “tôi” chán ngán những câu hỏi của những người Hà Nội về Thụy
nhưng lại bồn chồn khi chẳng ai hỏi về anh ở Paris. Nhưng đa phần,
Chinatown là những suy tư thẳm sâu nhưng không mở hết, chỉ gợi cho
người ta tự ngẫm về đời, về người.
Tôi hiểu Chinatown nhưng chắc chắn không hiểu đủ sâu, đủ kĩ vì tôi còn
quá trẻ, trải đời chưa nhiều. Đó là cuộc hành trình để nhìn qua thế giới
cảm xúc của một người phụ nữ lang bạt hết từ bầu trời này đến bầu trời
khác nhưng ở đâu cũng chờ đợi, ở đâu cũng cô đơn, ở đâu cũng lạc lõng.
Nhưng tôi nghĩ mình thích nó vì nó gieo vào lòng tôi những cảm xúc
thật tự nhiên theo lời tự thuật của nhân vật chính.
Tôi thích nó bởi Chinatown của Thuận làm được điều mà lâu nay tôi ch
đợi: Liệu có ai đó kể cho tôi nghe về Hà Nội, về một thời đại đã qua
nhưng không quá xa, vẫn còn rơi rớt đủ nhiều trên những năm 90 của thế
kỉ trước rồi trở thành kí ức tuổi thơ của những đứa trẻ chúng tôi? Hà Nội
bao cấp, Hà Nội với Liên Xô, Hà Nội với những năm chống giặc Tàu
trên biến giới. Hà Nội mở cửa, Hà Nội 1986, Hà Nội Đổi Mới. Hà Nội
trong thế giới của Thuận không đẹp mà cũng chẳng thơ. Đó là mảnh đất
với con sông Hồng không đủ rộng, nước không đủ sâu. Đó là mảnh đất
với óc lợn hấp nồi cơm, chè đậu đen nấu bằng kẹo mậu dịch… để đổi
lấy điểm mười rồi tấm bằng đỏ chót. Đó là nơi nặng nề thành kiến, sĩ
diện, tráo trở và ngờ vực. Đó là nơi với những bản hợp đồng trách nhiệm
hư danh. Chính là như thế nên tôi thích Chinatown bởi phải sống thật,
nghĩ thật và dốc lòng thật mới có thể có những dòng chữ cay đắng đến
thế.
Nội dung 2:
Có những tác phẩm đọc xong rồi đi vào quên lãng, nhưng có những tác
phẩm để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua bồi lên
lớp phù sa màu mỡ. Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là một tác
phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho
nhận định: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
chính là nhờ xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm
nhân vật”.
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu
tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc
được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm
chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc
hoạ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc
có một cái nhìn rõ hơn vể nhân vật cũng như tác phẩm. Làng của Kim
Lân là một truyện ngắn hay, thành công trong xây dựng tình huống
truyện và miêu tả nội tâm nhân vật. Tác phẩm xoay quanh một sự việc là
tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước,
trong và sau sự việc đó. Chính vì thế, tình huống trong tác phẩm cũng
chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin; khi ông Hai nghe tin
làng mình theo giặc và sau khi nghe tin làng được cải chính. Trong mỗi
tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
của mình thông qua việc xử lí các tình huống.
Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ
khá hồn nhiên và tính cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng
khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng
Chợ Dầu nên khi phải rời làng đi tản cư, ông Hai vẫn còn rất quyến
luyến cái nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Khi rời xa làng, ông vẫn
luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở
nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng
hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa
điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi
đến quyết định vô cùng khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo
Tây mất rồi thì phải thù”. Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì,
đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết
định “thù” làng. Tình huống này đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc
tính cách, thái độ của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng
lại đó mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ hơn khi tạo ra tình huống
thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông
Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh
lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để
khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và
đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người
ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện, thống nhất với tình
yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình
huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, “rất
người” của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây
dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng, người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình
huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu
rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của Kim Lân.
Thật vậy, Kim Lân đã miêu tả rất sâu sắc và cụ thể tâm trạng của nhân
vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi nghe tin làng mình theo Tây,
ông Hai yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất
cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện
lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông
hay khoe làng: “Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu
không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng”. Cho nên
khi nhận lệnh phải đi tản cư, ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa
muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng,
nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi
tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù
ở làng hay đã rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai
mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất
vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì
giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những
cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày
sau ông không dám ra đường bởi ông sỢ, lo lắng và cảm thấy chẳng còn
mặt mủi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng
đưa ra: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”,
ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân
tộc. Nhưng ông vẫn muốn một lần nữa khẳng định sự trung thành với
Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ.
Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin làng
cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu
trong trái tim ông. Vì thế; ông tìm lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc
của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã hoà quyện, thống nhất với tình
yêu nước, tình yêu kháng chiến.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội
tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với
những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu
nặng. Hoà quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai tiêu
biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha
thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương Tổ quốc đối
với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng
thắm. Mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất
nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng
mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng
quý ấy.
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân với những nét riêng, đặc sắc, đã
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, với những thành
công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật,
Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình
sống mãi trong lòng người đọc.
Nội dung 3:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Tác động của biến đổi khí hậu
đến Việt Nam là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Dưới tác động của biến
đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt
lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể,
làm chết và mất tích hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5%
GDP/năm. Với sự gia tăng đáng kể của các phương tiện giao thông và
quá trình sản xuất gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí, từ năm 2019
đến nay, tình trạng ô nhiễm khí xảy ra khá thường xuyên tại các thành
phố lớn của nước ta.
Chất thải nhựa cũng trở thành một thách thức lớn với cộng đồng và xã
hội. Việc tăng trưởng kinh tế và thay đổi hình thức tiêu thụ dẫn đến sự
gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa khiến ô nhiễm nhựa trở thành một
vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu. Với đặc tính khó phân hủy
trong tự nhiên, rác thải nhựa cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường
khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức
khỏe con người.
Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối
lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường lại có xu hướng gia tăng,
diễn biến phức tạp. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Muốn giải quyết thành công bài toán
ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, trước
hết cần bắt đầu bằng việc giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức về môi
trường, bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, cộng đồng ngay từ những
lứa tuổi, cấp học nhỏ nhất
-------------------------------
| 1/36

Preview text:

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học
Câu 1: Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy. Bài làm
- Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.
+ Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…
+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…
+ Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.
Câu 2: Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu
những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm. Bài làm STT THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH 1 Biểu tượng
Hình ảnh tượng trưng, mang tính ngụ ý, gợi ý, vượt
lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa
đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận,
suy tư về những điều mang tính phổ quát. 2 Điểm nhìn bên
Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng để kể và tả trong
xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật. 3 Điểm nhìn bên
Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng miêu tả sự ngoài
vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về
những điều mà nhân vật không biết. 4 Truyện thơ dân
Thuộc loại hình tự sự dân gian, do tầng lớp bình gian
dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình
dân sáng tác, có hình thức thơ, kể những cầu
chuyện có nguồn gốc từ truyện cổ, sự tích tôn giáo
hay cuộc sống đời thường, thể hiện đời sống hiện
thực và những tình cảm, tức mơ, khát vọng của
nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người
lao động nghèo bằng ngôn ngữ giản dị, chất phác, giàu hình ảnh
Câu 3: Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo
khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau: - Nội dung thực hành;
- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;
- Ý nghĩa của hoạt động thực hành. Bài làm
Bài 1: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc
ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
Bài 3: Thực hành tiếng Viêt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
Bài 4: Thực hành tiếng Viêt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
Ngôn ngữ nói: còn gọi là khẩu ngữ, chủ yếu thể hiện bằng hình thức nói,
được tạo ra ngay trong quá trình giao tiếp, có thể dùng lớp từ mang tính
khẩu ngữ và chấp nhận các yếu tố thừa, lặp, ngẫu nhiên,...
Ngôn ngữ viết: định hình bằng chữ viết, được tiếp nhận chủ yếu qua
hoạt động đọc của người tiếp nhận, phân biệt với ngôn ngữ nói ở một số
mặt như: đòi hỏi cao về sự chặt chẽ, mạch lạc; loại bỏ các yếu tố thừa, lặp, ngẫu nhiên;....
Câu 4: Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau: STT Kiểu bài viết Đề tài được gợi ý Đề tài đã viết Bài làm STT Kiểu bài viết Đề tài được gợi ý Đề tài đã viết 1
Văn bản nghị luận Một vài nét về về một tác phẩm nghệ thuật tự sự truyện của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa 2
Văn bản nghị luận Bài thơ “Tĩnh dạ về một tác phẩm tứ” Lý Bạch thơ 3
Bài văn nghị luận Lắng nghe những về một vấn đề xã tiếng thì thầm của
hội (Con người với cuộc sống cuộc sống xung quanh) 4
Bài văn nghị luận Cư dân của hành về một vấn đề xã tinh hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) 5 Viết báo cáo Giao thoa và tiếp
nghiên cứu về một biến văn hóa –
vấn đề tự nhiên, xã nhìn từ kiến trúc hội rồng thành bậc điện Kính Thiên
Câu 5: Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau:
- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe;
- Yêu cầu của hoạt động;
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động. Bài làm
Bài 1: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện
- Nội dung: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện - Yêu cầu:
+ Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình
+ Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện
+ Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu
hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình
+ Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động:
+ Thách thức: đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm
+ Ý nghĩa: truyền tải nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà mình được tìm hiểu.
Bài 2: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
- Nội dung: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật - Yêu cầu:
+ Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng
rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá
của công chúng và các nhà chuyên môn,...)
+ Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm
+ Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị
tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi
để người nghe cùng tương tác và đối thoại
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: lựa chọn được tác phẩm nghệ thuật phù hợp và đưa ra
đánh giá xác đáng, có căn cứ
+ Ý nghĩa: nêu được quan điểm đánh giá khác về tác phẩm trên những luồng ý kiến khác nhau
Bài 3: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
- Nội dung: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội - Yêu cầu:
+ Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận
+ làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội
+ Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết
phân tích, đánh giá ý kiến của người khác
+ Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề
+ Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: lựa chọn vấn đề sao cho phù hợp
+ Ý nghĩa: vấn đêf thu hút được sự quan tâm của xã hội
Bài 4: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích
cực trong xã hội hiện đại)
- Nội dung: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối
sống tích cực trong xã hội hiện đại) - Yêu cầu:
+ Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trải nghiệm của tuổi trẻ học đường
+ Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề
+ Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và
bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu
+ Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận
- Thách thức và ý nghĩa hoạt động:
+ Thách thức: có những ý kiến tranh luận trái chiều đôi khi không tìm
được hướng giải quyết
+ Ý nghĩa: bày tỏ được thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề thảo luận.
II. Luyện tập và vận dụng 1. Đọc
Câu 1: Bạn hiểu như thể nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý
nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào? Bài làm
“Huyền diệu”- một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và
kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị đồng thời nhan đề còn có
vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng thức tác phẩm.
Câu 2: Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì? Bài làm
Nguyên văn câu thơ này khi được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương
thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau” => Tác giả muốn nói đến
sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương
giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ
đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.
Câu 3: Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy. Bài làm
Viết về sự đầm thấm, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều
cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm
tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên
tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..…
Câu 4: Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc
đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quá? Bài làm
Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ.
Câu 5: Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ. Bài làm
Ngay từ câu mở đầu, Xuân Diệu đã làm cho người đọc thấy thật khó
hiểu khi ông lại lựa chọn câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô- đơ- le trong
bài thơ Tương Giao để làm câu đề từ. Nguyên văn câu thơ này khi được
dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương
ứng với nhau”. Và Xuân Diệu làm như vậy là có lý do của mình, tác giả
muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó
chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau,
từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Và bởi Xuân Diệu
là một trong số các nhà thơ đã chịu ảnh hưởng cảm quan tương ứng của
Bô- đơ- le, vậy nên ông đã viết nên rất nhiều ý lạ cho những câu thơ của mình.
Câu 6: Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn. Bài làm
Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh
mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua
xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”.
Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của
Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất
ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ
để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu
gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy
cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những
“chiêc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào. Hồn thơ Xuân
Diệu, một cái hồn luôn khát khao giao cảm với đời, một hồn thơ luôn
luôn rộng mở, chẳng để lòng mình khép lại bao giờ, một hồn thơ ngày
ngày vẫn tha thiết, bồi hồi, rạo rực, băn khoăn, và tôi chính tôi đã trót
yêu cái hồn ấy tự bao giờ. Và thi nhân Hoài Thanh, ông đã từng nhận xét
về Xuân Diệu thế này: “Xuân Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê
yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên
cuồng với niềm khát khao được giao cảm với đời”. Quả thật không thể
phủ nhận khi cho rằng Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”, ông mang một hồn thơ tràn ngập tính nhân văn, giọng thơ linh
hoạt, ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo kết hợp với cách diễn đạt hấp dẫn, lôi
cuốn được nhiều độc giả. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như
cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong
ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một
thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà
thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam. 2. Viết
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn
được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất
quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.
Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.
Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều
người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.
Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn
tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu. Bài làm Đề 1: Bài làm
Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, (1920-2007), quê ở huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có
sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am
hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh
hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng”
được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng
lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nội dung chính: Tình yêu làng
quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải
dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở
nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”. Nghệ thuật: Tác giả đã thành
công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Câu chuyện kể về ông Hai Thu, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng
chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ, toàn dân tham
gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hai
đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu.
Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về
làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch
sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào
kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường. Ở
đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến,
ông vui mừng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một
hôm, ở quán nước nọ, ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi
lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ,
xấu hổ, cúi gầm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng
dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi. Buồn khổ
quá, ông tâm sự với đứa con út cho khuây khoả. Ông chớm có ý định về
làng để xác minh sự thật nhưng lại tự mình phản đối vì nghĩ về làng là
bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ bởi làng ông đã theo Tây mất rồi. Thế rồi một
hôm có ông chủ tịch dưới xã lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc.
Ông lão sung sướng mùa tay đi khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt
nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng mình.
Nhan đề tác phẩm chỉ có một từ duy nhất, đó là một danh từ chung
“Làng”. Đặt tên truyện là Làng – tên gọi gần gũi, thân mật với bất kì ai
đã mang lại tính khái quát cho tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước không
phải là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những
người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp . Tên truyện đã
thể hiện chủ đề tác phẩm. Về ngôi kể, truyện được kể theo ngôi thứ ba
làm cho câu chuyện có tính khách quan và người kể giấu mình nhưng
dường như lại có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản, người kể chuyện có
thể biết hết mọi việc, mọi hành động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật.
Về điểm nhìn trần thuật, truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của
ông Hai tạo sự chân thực, gần gũi cho câu chuyện vầ khiến tác phẩm dễ
đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật trong những tình huống khác nhau. Đặc
biệt, điểm nhìn trần thuật làm nổi bật tâm trạng, tính cách nhân vật qua
đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm qua cử chỉ và hành động.
Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu
sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong
truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe
về làng, ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, từ miệng
những người tản cư dưới xuôi lên đó là: tình huống mụ chủ nhà có ý
định đuổi gia đình ông lão đi và tình huống tin làng chợ Dầu theo Tây
được cải chính. Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong
sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào
cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả
đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy
tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu
làng, nó chi phối và thống nhất, mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.
Truyện khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu
làng, yêu nước tha thiết. Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ
thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ
nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần
nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm. Ông Hai chính chân dung sống động, đẹp đẽ
của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến. Đề 2: Bài làm
Với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, những áng thơ văn Tố Hữu
để để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm lắng sâu. “Việt Bắc” là
một bài thơ nổi tiếng tác giả viết năm 1954. Cảm xúc, hình ảnh, nghĩ suy
trong tác phẩm mà nhà thơ gửi tới người đọc khiến cho ta càng thêm yêu
mến và trân quý tâm hồn, tài năng Tố Hữu. Bức tranh tứ bình trong bài
cũng là một nét đặc sắc đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng.
Nỗi thơ thiết tha bồi hồi ấy đọng lại trong bức tranh tứ bình về con
người và cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc, trước hết đó là sự phác họa
những nét cảnh mùa đông:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Một mùa đông rực rỡ và ấm nồng nơi núi rừng Tây Bắc đã được nhà thơ
phác họa một cách sinh động. Đó là mùa đất trời nơi đây tràn ngập sắc
“đỏ”, “tươi” rực rỡ của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cỏ
cây rừng lá, của ánh nắng ấm áp lửng lơ, tràn ngập khắp không gian
khoáng đạt. Trên cái nền thơ mộng ấy, con người Việt Bắc xuất hiện với
vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế lao động: “dao gài thắt lưng”. Hai từ
“nắng ánh” khiến lời thơ Tố Hữu như bừng sáng, góp phần làm nổi bật
hơn vẻ đẹp của con người trong lao động, những con người đang trong
tư thế vươn lên đỉnh đèo. Mùa đông trong thơ xưa thường diễn tả cái tiêu
điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác
buồn. Đông Hồ từng viết:
“Em nhớ: một sáng ngày mùa đông
Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng
Theo khe cửa sổ gió thổi rú
Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”
Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:
“Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng
Giải buồn chén rượu lúc sầu đông
Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa
Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”
Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố Hữu.
Nhà thơ viết về mùa đông Tây Bắc lại thắm tươi và nồng ấm sắc màu,
sức sống. Con người trong cảnh sắc ấy khỏe khoắn và chủ động.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Đó là cặp câu thơ lục bát tiếp theo nhà thơ miêu tả về thiên nhiên và con
người Việt Bắc khi xuân về. Sự dịu dàng, trong trẻo, tinh khôi của sắc
trắng hoa mơ “nở trắng rừng” đã làm lòng người đọc biết bao xao xuyến.
Trên nền cảnh ấy, con người hiện ra trong công việc của cuộc sống giản
dị đời thường. Động từ “chuốt” đã tinh tế làm toát lên vẻ tài hoa, cần
mẫn, khéo léo của con người lao động nơi đây. Sự thanh tao thơ mộng
của đất trời, sự giản dị, khéo léo của con người cùng hòa điệu làm ý thơ
Tố Hữu càng thêm nổi bật và ấn tượng.
Nhà thơ Bàng Bá Lân từng bày tỏ cảm nghĩ của mình qua những dòng thơ trong “Trưa hè”:
“Trời lơ lửng cao vút không buông gió
Đồng cỏ cào khô cánh lượt hồng
Êm đềm sóng lụa trên trên lúa
Nhạc ngựa đường xa lắc tiếng đồng
Quán cũ nằm lười trên sóng nắng
Bà hàng thừa khách ngủ thiu thiu
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm
Đứng lặng trong mây một cánh diều”
Mùa hè với Bàng Bá Lân là vậy, bình yêu mà và cùng đáng nhớ. Còn
với Tố Hữu, mùa hè Việt Bắc là:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Sắc màu tươi sáng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve được
nhà thơ tái hiện chân thực. Từ “đổ” trong câu thơ được xem như nhãn tự
bộc lộ trọn vẹn ý nghĩ của nhà thơ. Phải chăng, nhà thơ đang muốn nói
đến sự tương quan kỳ diệu của thanh âm và màu sắc đã khiến cho cảnh
vật nơi đây như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc
hiện ra trong một vẻ gì đó thật lặng lẽ nhưng vẫn rất hiền hòa như một
điểm nhấn lắng sâu giữa không khí sôi động của thiên nhiên đất trời mùa hạ.
Được nhắc đến cuối cùng, nhưng cách thể hiện của nhà thơ về mùa thu
vẫn khiến người đọc không khỏi ấn tượng và lưu luyến. Một Việt Bắc
trong trẻo. Một Việt Bắc thanh tịnh dưới ánh trăng. Đó là những gì ta
cảm nhận được qua hai câu thơ:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Trên cái nền hiền hòa của thiên nhiên ấy con người hiện ra với vẻ thắm
thiết ân tình trong tiếng hát thân thương cũng là tiếng lòng thủy chung
Cách mạng đượm tình sâu nghĩa thẳm.
Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và
con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo
đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp
phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt
trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài
thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”. Đề 3: Bài làm
“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động
trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô
cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng
dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại...
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức
với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau
thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau
nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã
trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ
hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình,
ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán
lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay
không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn
ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có
con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như
không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không
nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ.
Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không
mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô
giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một
cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh
vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào
cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời
nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình
thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu
những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu
đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng
dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất
lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính
mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm
chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò,
tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn.
Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân,
không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô
cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào
khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của
anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi
xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài
xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng
cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến
đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người
hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người
lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc
làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy
chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta.
Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút
bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy
thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái
tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm
chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh.
Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng
tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm
cho cuộc đời của con người. Đề 4: Bài làm
"Anh có về Kinh Bắc quê em, mà nghe quan họ mà xem làng nghề
Con sông Cầu in bóng trăng thề người đi người ở người về với ai..."
Những câu ca ngọt ngào, đằm thắm ấy chính là dân ca quan họ Bắc
Ninh. Làn điệu dân ca quan họ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa
trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt
Nam nói chung. Tại kì họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ Công
ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 30 tháng 9 năm
2009, dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể chỉ
sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên và ca trù. Điều này chứng tỏ dân ca quan họ đóng một vai trò
quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hiện nay, dân ca quan họ xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cả nước nhưng
nhiều nhất vẫn là Bắc Ninh. Hầu hết các làng ở Bắc Ninh đều có những
địa điểm sinh hoạt hát quan họ. Tuy nhiên, cái nôi đầu tiên của quan họ
bắt nguồn từ Làng Diềm hay còn gọi là làng Viêm Xá, thuộc phường
Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi bà Thủy tổ của quan họ xuất
hiện và truyền dạy lời ca cho mọi người. Qua năm tháng, quan họ không
những giữ được nguyên vẹn lối hát truyền thống mà còn xuất hiện thêm
nhiều lối hát mới phong phú và đa dạng.
Hiện tại, không ít những bài nghiên cứu, đánh giá của những nhà nghiên
cứu đầu ngành về dân ca quan họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập
trung nghiên cứu quan họ trong không gian văn hóa đương đại tại làng
Diềm. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu dân ca quan họ tại làng
Diềm, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh để thấy được nét độc đáo,
đặc sắc và đặc biệt của quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm.
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích - tổng hợp.
Khác với các loại hình diễn xướng khác, dân ca quan họ Bắc Ninh nổi
tiếng với bạn bè gần xa bởi âm điệu ngọt ngào, trong trẻo, mượt mà, tha
thiết. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác về thời
gian ra đời của làn điệu này. Có người cho rằng quan họ xuất hiện lần
đầu tiên vào thế kỉ XI, ý kiến khác lại nói vào thế kỉ XVII. Dù là thời
gian nào thì quan họ vẫn được coi là phương tiện lưu giữ hồn cốt của
văn hóa xứ Kinh Bắc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quan họ cũng có
sự thay đổi, bổ sung. Chúng ta có thể chia thành quan họ truyền thống và quan họ mới.
Trước hết, quan họ truyền thống là lối hát quan họ ra đời đầu tiên. Nó
chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc tại xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống
đòi hỏi người hát phải am hiểu luật lệ, cách hát. Lúc bấy giờ, người ta
không gọi là "hát quan họ" mà là "chơi quan họ" bởi cho rằng quan họ là
một thú vui tao nhã, thanh tao. Quan họ truyền thống không có nhạc
đệm, chủ yếu là sự đối đáp của các liền anh liền chị vào độ "xuân thu nhị
kì". Khác với quan họ truyền thống, quan họ mới ít nhiều đã có sự cải
biên. Hình thức diễn xướng cũng trở nên đa dạng hơn bao gồm hát đơn,
hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa,... Tính đến năm 2016, có tất cả 67
làng quan họ được xếp vào danh sách bảo tồn và phát triển, trong đó có
44 làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Làng Diềm thuộc địa phận phường Hòa Long, nơi đây lưu giữ rất nhiều
nét đẹp văn hóa của làng quê xứ Kinh Bắc. Lớn lên trên đất tổ của quan
họ, người dân cũng rất ngọt ngào, đằm thắm. Từ trong cách ứng xử, nói
năng, đi lại, người dân làng Diềm đều toát lên vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng.
Họ hiền lành, chất phác và đặc biệt hiếu khách như những câu quan họ mà ta đã từng nghe: "Khách đến nhà là hát Khách uống trà là pha" hay
"Người ơi, người ở đừng về..."
Dường như người con của miền quê quan họ đều rất tình - một cái tình
ngọt ngào như những lời ca. Không chỉ các liền anh, liền chị khi hát mới
duyên dáng mà cái duyên ấy hiện hữu ngay cả trong đời sống hàng ngày.
Đó là nét duyên được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy,
quan họ mới trở nên đằm thắm, mượt mà đến như vậy.
Đặt dân ca quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm, ta có thể thấy
được nét độc đáo, hấp dẫn của làn điệu quan họ nơi đây. Ngày xưa, do
hạn chế khi di chuyển nên sự giao lưu giữa Diềm và các làng khác gặp
nhiều khó khăn. Bởi vậy, lối hát ở Diềm có điểm khác biệt, "cổ" hơn so
với những nơi khác. Các liền anh, liền chị thường sử dụng lối hát chậm
rãi, khoan thai, ít các bài lí có tiết tấu nhanh. Chính vì thế, những luyến
láy hay tiếng đệm trong lời ca như "Dôông ôi à tô ông tang" "Dôông
tang tết, tết tang" "tềnh tếnh"... cũng bị tiết chế. Một số bài "Bóc thư",
"Tình thư", "Bóng giăng loan", "Ăn ở trong rừng" không được chia thành trổ ở Diềm.
Khi nhắc đến quan họ làng Diềm, không thể không nhắc đến bốn trụ cột
chính hay bốn nghệ nhân kì cựu của quan họ làng Diềm. Đó là các cụ
Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, Ngô Thị Lịch. Họ đều
là những nghệ nhân lâu đời, thuộc cả trăm ngàn làn quan họ cổ, đã được
nhà nước phong danh nghệ nhân ưu tú.
Tại đây, cứ mỗi độ xuân về, ngày hội hay ngày rằm sẽ là ngày họp câu
lạc bộ quan họ của làng. Nhiều lúc, chẳng cần nhạc đệm, tự lời đối đáp
đã mang nét nhạc du dương. Từng làn điệu như rót vào tâm hồn người
nghe nhờ các lời ngân: "Hừ la, hừ la a la..em hỡi hà, ơi hội hừ...".
Đặc biệt, dân làng cũng như chính quyền và các cấp địa phương rất chú
trọng giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ. Ở trường Tiểu học Hòa Long, bên
cạnh việc trau dồi, rèn luyện kĩ năng, kiến thức, nhà trường đã đưa quan
họ vào dạy như một môn học trong các tiết học ngoại khóa. Đây là hoạt
động thiết thực giúp bồi dưỡng tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu, thủy
chung ở các em học sinh. Từ đó, giúp các em phát triển nhân cách, đạo
đức tốt đẹp và thêm yêu quê hương, đất nước.
Với mục đích giữ gìn, bảo tồn dân ca quan họ và phát triển du lịch,
chính quyền đã cho xây dựng nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Công
trình có tổng diện tích là 19.400 mét vuông, với mức kinh phí hơn 178 tỉ
đồng. Điều này cho thấy dân ca quan họ nhận được sự quan tâm, sát sao
của người dân và các cấp chính quyền. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến
du lịch hấp dẫn. Đồng thời, tạo động lực cho mỗi nghệ sĩ không ngừng
nỗ lực sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật.
Mặc dù xã hội phát triển nhưng những giá trị văn hóa, tinh thần của quan
họ làng Diềm vẫn được gìn giữ, phát huy. Tiếng hát quan họ thiết tha,
nghĩa tình của các liền anh, liền chị vẫn làm say đắm biết bao du khách
thập phương trong và ngoài nước. Đây chính là sức hút, nét hấp dẫn của quê hương quan họ.
Mỗi một làng quan họ đều mang những nét riêng nhưng nếu đã nghe
quan họ thì không thể bỏ qua làn điệu làng Diềm. Làn điệu dân ca mượt
mà đằm thắm là một nét đẹp văn hóa và có tầm ảnh hưởng to lớn đối với
không gian văn hóa làng Diềm. Quan họ không chỉ là niềm tự hào của
người dân làng Diềm mà còn là toàn thể người dân Việt Nam. Chúng ta
cần phải cố gắng, nỗ lực để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống như dân ca quan họ làng Diềm. 3. Nói và nghe
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.
Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu
sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.
Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành "lối sống xanh”. Bài làm Nội dung 1:
Cuốn sách nào xuất hiện ở nhà cũng cần một lý do, hợp lý cũng được,
ngốc nghếch cũng được. Tôi sẽ không phủ nhận sự thực rằng chọn
Chinatown đầu tiên vì nơi chị/cô Thuận từng học là giấc mơ, là điều
luôn quyến rũ mình: Paris, La Sorbonne, và nước Pháp. Thứ đến, đó là
sự mê đắm nằm trong tiếng gọi Hà Nội cùng những xung đột, mâu
thuẫn, trớ trêu đan xen nơi nhân vật được đặt vào
Đọc Chinatown của Thuận, tôi nghĩ đến Sơn Táp. Không phải phong
cách văn chương của hai nữ tác giả ấy giống nhau mà bởi khi nghĩ đến
một thứ văn gì đó thật lạ, thật khác với những gì thường hay đọc, nhất
định tôi sẽ nhớ đến hai người phụ nữ này đầu tiên.
Chinatown là dòng chảy mênh mông của kí ức cuộc đời hết người này
đến người nọ nối tiếp nhau, chồng chéo lên nhau.
Chinatown là quá khứ, là thực tại được dồn trong hai tiếng đồng hồ khi
métro phải dừng lại dở chừng vì sợ khủng bố. Hai tiếng không dài. Đời
người cũng không dài. Nhưng Chinatown thì dài, dài thực sự.
Chinatown là suy tư, tưởng niệm, đau đáu từ Việt Nam đến Yên Khê,
qua Leningrad rồi dừng bước tại Paris trong thoáng chốc để rồi lại cuồn
cuộn theo lộ trình của riêng nó, tuần hoàn, tuần tự.
Chinatown không có tách đoạn, không có chương hồi và cũng chẳng biết
nên xếp vào thể loại nào, chủ đề là gì.
Chinatown là điệp trùng những câu văn ngắn nhiều khi không chủ ngữ,
chẳng vị ngữ. Điềm điệp thế nhưng lại khiến người ta háo hức, người ta
tò mò, người ta không hụt hơi hay băn khoăn đâu là chương cuối, đâu là điểm kết.
Con người thường có thói tọc mạch dù cho đối tượng đối diện mình
chẳng phải ngôi sao hay vĩ nhân tầm cỡ thế giới. Khuất khúc một chút,
gập gềnh một chút, éo le một chút, ngang trái một chút trong sự hờ hững
kể nhưng không vạch hết áo cho người xem lưng… Ngần ấy điều trong
Chinatown làm người ta nóng lòng muốn bới móc đào sâu, muốn hóng
cho tường tận để mà chẹp miệng, để mà bình luận. Số phận của “tôi”
trong Chinatown vừa nghiêm túc nhưng cũng vừa như một trò đùa, vừa
điển hình nhưng cũng rất đỗi phổ thông. Người ta không biết Thuận kể
ra bao nhiêu điều là thật với chính nguyên liệu là cuộc sống riêng tư của
cô. Người ta không biết liệu đây có phải hồi kí hay chỉ là một tác phẩm
hư cấu thật khéo để ngỡ như mọi trải nghiệm đều là chân thực. Đó cũng
đã là một cái tài khi sống trọn vẹn qua mắt nhìn của một kẻ khác-mình.
Nhân vật xuyên suốt trong truyện ngắn là “tôi” – một người mẹ đơn thân
với tấm hộ chiếu CHXHCN Việt Nam, nuôi một đứa con trai trên đất
Pháp, ở Belleville trung tâm quận 18 không ai muốn dính dáng. “Tôi” là
một nghiên cứu sinh mãi không làm xong luận án tiến sĩ. Hay “tôi” là
một người phụ nữ ba mươi chín tuổi với những biến cố của thời cuộc,
của cuộc sống riêng tư nghĩ thôi cũng muốn bạc đầu? Hay “tôi” là nhà
văn với cuốn truyện I’m yellow lồng ngay trong Chinatown? “Tôi” có lẽ
là toàn bộ những vai diễn ấy, mặt nạ ấy những đồng thời cũng không là
gì trừ việc tồn tại như một chứng tích về chính cuộc đời biến ảo của mình.
Điệp đi điệp lại trong tác phẩm là những câu văn mang những nội dung,
hình thức giống hệt nhau như một sự tự ám thị của bản thân “tôi” để
khỏi quên những mạch suy nghĩ khi liên tục, khi rải rác miên man hết
việc này sang việc khác, hết người này sang người khác. Hiện ra xung
quanh “tôi” là vô vàn những khuôn mặt người mà số phận , hoàn cảnh
của họ giống nhau đến mức làm người ta nhệch môi cười khổ sở. Sự
tương đồng ấy giữa người với người tạo ra một nhịp điệu chung cộng
hưởng với nhau, làm cuộc đời từ đa dạng, đa sắc, đa hình trở nên khuôn
hẹp trong sự đơn điệu, trớ trêu và không lời giải đáp.
Yên Khê – quê hương của Âu Phương Thụy, anh kĩ sư người Việt gốc
Hoa, chồng của “tôi”, cha của thằng Vĩnh – là bí ẩn đầu tiên. Chinatown
hay Chợ Lớn là bí ẩn cuối cùng. Bí ẩn không bật mí. Bí ẩn không lời
đáp. Tôi vẫn tin cuộc đời có những điều không cần, không nên cố ép để
truy tầm ra đáp án cuối cùng. Chinatown cũng thế, I’m yellow cũng vậy,
tất cả chỉ là sự trải lòng của cảm xúc lúc lặp đi lặp lại nhàm chán, tự kỉ;
lúc lại trào vọt lên bởi xúc động, kích động; lúc lại rơi xuống đáy sâu
của sự mỉa mai hay tự mỉa mai, đau thương hay tự đau thương không
nước mắt mà cô lại thành đau đáu, thắc thỏm. Có thể đúng như “tôi” đã
nói: Đến chết “tôi” mới hiểu được Thụy, mới tìm ra đáp án của những
ám ảnh suốt cuộc đời mình.
Chinatown có đau khổ nhưng không bi lụy. Có chia tay, có gặp gỡ để rồi
lại hứa hẹn chia ly hay mãi mãi chỉ là kẻ quan biết đơn sơ. Có trào
phúng, châm chích nhưng không phải để trào phúng hay châm chích,
hay vạch trần, tố cáo điều gì. Trong mạch văn căng đầy những suy tư,
xúc động ẩn sau vẻ dửng dưng, xa vắng của một người đàn bà từng trải,
chỉ cần một chút gợi nhắc, tình cảm sẽ vỡ òa ra không cách nào cản lại
cho đến khi nó tự lắng mình trong một mạch suy tư khác, để rồi lại đợi chờ cơ hội cuộn lên.
Chinatown là câu chuyện của một người đàn bà.
I’m yellow lại là câu chuyện của một người đàn ông với những nguyên
liệu lấy ra từ chính cuộc đời của người đàn bà kia. Hình như, đó cũng
chính là sự tự lý giải của “tôi” cho sự biến mất của Thụy trong cuộc đời
mình. Bằn bặt không tin tức như thể chưa từng bắt đầu để mà kết thúc,
như thể xưa nay chỉ mình tôi “yêu” Thụy, điên cuồng vì Thụy trong vô vọng.
Chinatown bắt đầu từ chuyện tình yêu thuở học trò của “tôi” và cậu học
sinh Âu Dương Thụy bị mọi cấp lãnh đạo canh chừng vì sợ là gián điệp
của Bắc Kinh. Mở ra từ đó là muôn nghìn những dao động khác nhau từ
một cuộc gặp gỡ tình cờ với anh chàng người Pháp lắm mồm nhưng tử
tế, những người Tàu mở miệng là Mao Trạch Đông rồi Đặng Tiểu Bình,
là bộ mặt của Hà Nội, của Paris trong những thời điểm đặc biệt.
Chinatown có những lúc cuồng dại, bướng bỉnh, cố chấp và ích kỷ của
“tôi” trong tình yêu với Thụy. Tình yêu ấy làm “tôi” chống lại bố mẹ,
chống lại chính những thành kiến, những giả dối, hời hợt bao trọn lấy
mình gần 30 năm. Tình yêu ấy làm “tôi” bốc đồng nói rằng mình cũng
không phải người Việt; hả hê trong tâm tưởng khi biết đâu một ngày nào
đấy, bố mẹ bài Hoa từ A đến Z của mình sẽ nhận một cú vả khi biết tổ
tiên 6, 7 đời trước cũng là người Hoa. Tình yêu ấy làm “tôi” dường như
hạnh phúc khi được ai đó gọi là Madame Âu. Và cũng chính tình yêu ấy
làm “tôi” chán ngán những câu hỏi của những người Hà Nội về Thụy
nhưng lại bồn chồn khi chẳng ai hỏi về anh ở Paris. Nhưng đa phần,
Chinatown là những suy tư thẳm sâu nhưng không mở hết, chỉ gợi cho
người ta tự ngẫm về đời, về người.
Tôi hiểu Chinatown nhưng chắc chắn không hiểu đủ sâu, đủ kĩ vì tôi còn
quá trẻ, trải đời chưa nhiều. Đó là cuộc hành trình để nhìn qua thế giới
cảm xúc của một người phụ nữ lang bạt hết từ bầu trời này đến bầu trời
khác nhưng ở đâu cũng chờ đợi, ở đâu cũng cô đơn, ở đâu cũng lạc lõng.
Nhưng tôi nghĩ mình thích nó vì nó gieo vào lòng tôi những cảm xúc
thật tự nhiên theo lời tự thuật của nhân vật chính.
Tôi thích nó bởi Chinatown của Thuận làm được điều mà lâu nay tôi chờ
đợi: Liệu có ai đó kể cho tôi nghe về Hà Nội, về một thời đại đã qua
nhưng không quá xa, vẫn còn rơi rớt đủ nhiều trên những năm 90 của thế
kỉ trước rồi trở thành kí ức tuổi thơ của những đứa trẻ chúng tôi? Hà Nội
bao cấp, Hà Nội với Liên Xô, Hà Nội với những năm chống giặc Tàu
trên biến giới. Hà Nội mở cửa, Hà Nội 1986, Hà Nội Đổi Mới. Hà Nội
trong thế giới của Thuận không đẹp mà cũng chẳng thơ. Đó là mảnh đất
với con sông Hồng không đủ rộng, nước không đủ sâu. Đó là mảnh đất
với óc lợn hấp nồi cơm, chè đậu đen nấu bằng kẹo mậu dịch… để đổi
lấy điểm mười rồi tấm bằng đỏ chót. Đó là nơi nặng nề thành kiến, sĩ
diện, tráo trở và ngờ vực. Đó là nơi với những bản hợp đồng trách nhiệm
hư danh. Chính là như thế nên tôi thích Chinatown bởi phải sống thật,
nghĩ thật và dốc lòng thật mới có thể có những dòng chữ cay đắng đến thế. Nội dung 2:
Có những tác phẩm đọc xong rồi đi vào quên lãng, nhưng có những tác
phẩm để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua bồi lên
lớp phù sa màu mỡ. Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là một tác
phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho
nhận định: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
chính là nhờ xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”.
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu
tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc
được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm
chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc
hoạ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc
có một cái nhìn rõ hơn vể nhân vật cũng như tác phẩm. Làng của Kim
Lân là một truyện ngắn hay, thành công trong xây dựng tình huống
truyện và miêu tả nội tâm nhân vật. Tác phẩm xoay quanh một sự việc là
tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước,
trong và sau sự việc đó. Chính vì thế, tình huống trong tác phẩm cũng
chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin; khi ông Hai nghe tin
làng mình theo giặc và sau khi nghe tin làng được cải chính. Trong mỗi
tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
của mình thông qua việc xử lí các tình huống.
Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ
khá hồn nhiên và tính cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng
khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng
Chợ Dầu nên khi phải rời làng đi tản cư, ông Hai vẫn còn rất quyến
luyến cái nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Khi rời xa làng, ông vẫn
luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở
nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng
hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa
điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi
đến quyết định vô cùng khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo
Tây mất rồi thì phải thù”. Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì,
đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết
định “thù” làng. Tình huống này đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc
tính cách, thái độ của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng
lại đó mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ hơn khi tạo ra tình huống
thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông
Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh
lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để
khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và
đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người
ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện, thống nhất với tình
yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình
huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, “rất
người” của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây
dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng, người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình
huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu
rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của Kim Lân.
Thật vậy, Kim Lân đã miêu tả rất sâu sắc và cụ thể tâm trạng của nhân
vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi nghe tin làng mình theo Tây,
ông Hai yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất
cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện
lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông
hay khoe làng: “Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà
không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng”. Cho nên
khi nhận lệnh phải đi tản cư, ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa
muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng,
nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi
tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù
ở làng hay đã rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai
mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất
vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì
giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những
cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày
sau ông không dám ra đường bởi ông sỢ, lo lắng và cảm thấy chẳng còn
mặt mủi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng
đưa ra: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”,
ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân
tộc. Nhưng ông vẫn muốn một lần nữa khẳng định sự trung thành với
Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ.
Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin làng
cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu
trong trái tim ông. Vì thế; ông tìm lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc
của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã hoà quyện, thống nhất với tình
yêu nước, tình yêu kháng chiến.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội
tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với
những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu
nặng. Hoà quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai tiêu
biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha
thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối
với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng
thắm. Mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất
nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng
mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy.
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân với những nét riêng, đặc sắc, đã
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, với những thành
công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật,
Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình
sống mãi trong lòng người đọc. Nội dung 3:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Tác động của biến đổi khí hậu
đến Việt Nam là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Dưới tác động của biến
đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt
lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể,
làm chết và mất tích hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5%
GDP/năm. Với sự gia tăng đáng kể của các phương tiện giao thông và
quá trình sản xuất gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí, từ năm 2019
đến nay, tình trạng ô nhiễm khí xảy ra khá thường xuyên tại các thành phố lớn của nước ta.
Chất thải nhựa cũng trở thành một thách thức lớn với cộng đồng và xã
hội. Việc tăng trưởng kinh tế và thay đổi hình thức tiêu thụ dẫn đến sự
gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa khiến ô nhiễm nhựa trở thành một
vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu. Với đặc tính khó phân hủy
trong tự nhiên, rác thải nhựa cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường
khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.
Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối
lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường lại có xu hướng gia tăng,
diễn biến phức tạp. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Muốn giải quyết thành công bài toán
ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, trước
hết cần bắt đầu bằng việc giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức về môi
trường, bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, cộng đồng ngay từ những
lứa tuổi, cấp học nhỏ nhất
-------------------------------