-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề | Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé.
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch 13 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề | Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch 13 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Trước khi đọc
Câu hỏi: Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi
nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời? Bài làm
Có thể sẽ ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời. Đọc văn bản
Câu 1: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm- lét xuất hiện cho thấy
điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng? Bài làm
Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy bầu không
khí xã hội bao quanh chàng đều bị kiểm soát, mọi người đều đang theo
dõi, để ý đến từng hành động của chàng, thăm dò xem chàng đang bị điên
thật hay giả vờ điên. Bởi vậy, không khí xung quanh chàng rất căng thẳng
bởi biết bao ánh mắt đều đang dõi theo từng hành động của chàng.
Câu 2: Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét? Bài làm
Sự xung đột với cả thời đại đã để in hằn trong nội tâm của Hăm – lét.
Chàng mang trong mình một trái tim tổn thương, một tâm hồn nguội lạnh
với trách nhiệm to lớn phải đem cái tốt, cái đẹp cùng những âm mưu đen
tối ra ngoài ánh sáng. Bởi vậy những lời nói của chàng thốt ra không chỉ
ẩn chứa sự thê lương, bi đát mà ẩn sâu trong đó là một ý chí mãnh liệt
muốn vượt qua bể khổ, kiếm tìm cuộc sống công lý.
Câu 3: Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại. Bài làm
* Sự khác biệt giữa lời Hăm – lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại
- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng
- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần
cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.
Câu 4: Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan
sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên. Bài làm
Chàng tự ý thức được trong thời đại đảo điên, cái gọi là nhan sắc và đức
hạnh của người phụ nữ cũng dần biến mất, họ cũng mang theo trong mình
những toan tính riêng khiến bản chất ban đầu của 2 khái niệm đó bị lu mờ.
Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về
thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không
có ý gì tốt đẹp ở đây. Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay
đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay
nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi. Sau khi đọc
Câu 1: Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện. Bài làm
Lời đối thoại của các nhân vật trước khi Hăm – lét xuất hiện đã thể hiện
rõ thái độ của các nhân vật đối với nhân vật Hăm-lét. Tất cả đều đang nghi
ngờ rằng rốt cuộc là Hăm-lét giả vờ ngốc hay ngốc thật, họ đều đang chờ
đợi cơ hội để thủ tiêu chàng. Qua đó, ta thấy được sự độc ác, toan tính
thâm độc của các nhân vật.
Câu 2: Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lỡi độc
thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-ét, lời độc thoại có thể chia làm mấy
phản, nội dựng từng phần là gì? Bài làm
- Nhận xét: tâm trạng của Hăm-lét dường như rất hỗn loạn. Chàng không
biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất, chính xác nhất.
- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:
+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”
→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ
+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?
→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét + Phần 3: còn lại
→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-
lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.
Câu 3: Có thế xác định cách hiểu Hăm lét về "sống" và *không sống” như thế nào? Bài làm
Theo cách hiểu của Hăm-lét, “sống” và “không sống” là 2 khái niệm trừu
tượng. Đó là chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà
người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau
khổ cho người khác. Chọn sống hay không sông? Nhân vật đang rơi vào
tình thế khó khăn khi không biết bản thân nên lựa chọn thế nào cho đúng,
hợp đạo lý. Đây là một cách hiểu khá sáng tạo và mang theo tầm nhìn lớn,
khi nhân vật đang đấu tranh tư tưởng giữa việc nên báo thù hay không.
Câu 4: Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng "chết" đáng "mong muốn” mà
cũng là "điều khó khăn” buộc người ta phải "ngừng lại mã suy nghĩ” Bài làm
Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn”
buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi cái chết có thể chấm dứt
mọi khổ đau, những hận thù nhưng nó là sự đánh dấu kết thúc của một
cuộc đời, con người sẽ chẳng thể làm gì. Hăm-lét muốn chấm dứt sự giằng
xé ấy nhưng anh không thể bỏ qua cho những kẻ xấu xa, độc ác vẫn ngày
ngày hoành hành tại kia, đem đến khổ đau cho người khác. Bằng tình thần
chính nghĩa của mình, Hăm-lét nghĩ mình phải có nghĩa vụ cứu rỗi mọi
người, trừ khử cái xấu xa, độc ác, giành lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc
cho chính mình và cho mọi người.
Câu 5: Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khố nhục trên cỏi thể”
mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở
cỗi “mênh rang sau khi chết”? Bài làm
- Nhận thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu
+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược,
hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự
trì chậm của công lí…
+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời
mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.
- Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó
là sau khi chết đi, Hăm-lét được gặp lại những người thân yêu của mình,
những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét
chưa trả thù được cho họ. Nó có thể là những lời trách cứ khiến con người
không được yên, trách nhiệm chưa gánh vác xong, đó được coi là một thất
bại triệt để của cuộc sống khi lựa chọn cái chết thay vì thực hiện trách nhiệm của mình.
Câu 6: Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do
dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm
tất vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề. Bài làm
- Hăm-lét tự nhận thức được vào sự do dự của bản thân mình. Nguyên
nhân của tình trạng do dự xuất phát từ nhận thức của bản thân Hăm-lét,
bởi tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng. Chàng băn khoăn
không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh
phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu
khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn
trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?
- Cuối cùng, khi nghĩ về cái chết, một cái chết dang dở đầy vô nghĩa, Hăm-
lét đã quyết định biến mọi sự khổ đau thành động lực, gánh vác trách
nhiệm của mình, phải tiếp tục đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu xa, giải
thoát cho cuộc sống của mọi người dù cho có phải tạo ra một cuộc gió
tanh mưa máu, chàng cũng nhất định phải hành động, hoàn thành sứ mệnh của mình.
Câu 7: Chỉ ra tính chất bị kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc
thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn
tồn tại hay không? Cân cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì? Bài làm
- Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được
thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình,
một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.
- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột như vậy vẫn còn tồn tại nhưng
nó luôn được chuyển hóa linh hoạt. Xã hội ngày càng phát triển, con người
ngày càng bận rộn, đôi khi họ không có thời gian để sống cho chính mình
mà chỉ sống vì trách nhiệm.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến như những người đi làm. Có lẽ ai cũng
muốn có thời gian để đi chơi, để đi du lịch, sống vì bản thân nhưng vì họ
phải lo cho gia đình, con cái nên phải từ bỏ cuộc sống theo ý mình, làm
việc, kiếm tiền với hy vọng về một cuộc sống khá giả hơn, con cái no ấm,
hạnh phúc. Nhưng đổi lại, nó mang đến cho họ một niềm hạnh phúc khác,
đó là niềm hạnh phúc con cái mạnh khỏe, cuộc sống ấm no và cảm thấy
ranh giới giữa vì bản thân và vì trách nhiệm dần mờ đi bởi họ đã tìm được
một niềm hạnh phúc khác. Suy nghĩ đó sẽ giúp họ từ bỏ được cuộc sống
vị kỷ của bản thân, suy nghĩ thoáng ra và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn.
Kết nối Đọc - Viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về con
người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không
sống - đó là vấn đề. Bài làm
Theo em, Hăm-lét là một người chuẩn mực, tài giỏi, đặc biệt chàng là một
người có trách nhiệm. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất
hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và
ít thương tổn nhất. Chàng cũng muốn có cuộc sống của riêng mình và đã
từng có suy nghĩ từ bỏ. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ
vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng
không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Chàng đặt trách nhiệm cho
mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng
chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Đó là tính cách của
một con người quật cường, luôn kiếm tìm ánh sáng cho chính mình và
chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hăm- lét. -----------------------------