-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Kết nối tri thức được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trước khi đọc
Câu hỏi: Phải chăng giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống? Bài làm
1. Nghệ thuật làm lây lan cảm xúc.
2. Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần.
3. Nghệ thuật giải quyết và cải biến nhu cầu của con người
4. Giáo dục nghệ thuật hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo. Đọc văn bản
Câu 1: Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật? Bài làm
Lời thoại và hành động thể hiện thái độ bất ngờ, đột ngột khi các nhân vật
hay tin người dân và phản quân đang nổi lên, đòi đến phá Cửu Trùng Đài
và muốn giết Vũ Như Tô.
Câu 2: Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì? Bài làm
Tình huống kịch trong Lớp I là việc cung nữ Đan Thiềm nhận được tin
phản quân cùng người dân nghèo khổ đang kéo đến để phá Cửu Trùng
Đài, bà đến nói cho Vũ Như Tô – chủ của công trình đó và bảo ông phải
trốn ngay đi nhưng ông không tin đồng thời cũng không có ý định trốn chạy.
Câu 3: Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu? Bài làm
Bối cảnh được tái hiện ở đây là một cảnh hết sức hỗn loạn, phản quân
cùng người dân đang ầm ầm kéo đến cùng tiếng quân, tiếng trống… ầm
ầm cả một vùng, khiến người trong hoàn cảnh không khỏi phấp phỏng, không yên.
Câu 4: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyên Vũ xuất hiện. Bài làm
Khi Nguyễn Vũ xuất hiện, Đan Thiềm và Vũ Như Tô được trấn an hơn
chút nhưng tiếng của phản quân dồn dập ngày càng gần, Đan Thiềm lại
tiếp tục hối thúc Vũ Như Tô nhanh chóng trốn đi nhưng ông vẫn nhất
quyết không chịu trốn đi.
Câu 5: Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III? Bài làm
Sự kiện được miêu tả trong lớp III là Lê Trung Mại xuất hiện và thông
báo về tình hình phản quân. Nguyễn Vũ lo lắng hỏi vua đang ở đâu thì
hay tin vua đã chết. Nguyễn Vũ rút dao ra tự tử trước con mắt của Đan
Thiềm, Vũ Như Tô và Lê Trung Mại.
Câu 6: Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV? Bài làm
Sự kiện được miêu tả trong lớp IV ở đây là cảnh bọn nội gián chạy vào,
báo cho Vũ Như Tô biết Cửu Trùng Đài đang bị kẻ đốt, người phá, sắp
không còn gì nữa nhưng ông không tin đó là sự thật.
Câu 7: Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập. Bài làm
- Vũ Như Tô: thản nhiên, chỉ nghĩ đến Cửu Trùng Đài, không tin rằng nó bị phá
- Lũ thái giám: tìm cách bỏ trốn với hy vọng thoát chết.
Câu 8: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Bài làm
- Vũ Như Tô: vẫn nhất quyết không chịu trốn đi và có ý muốn ở lại chịu họa cùng Đan Thiềm
- Đan Thiềm: một lòng cầu xin ông mau trốn đi
Câu 9: Chú ý hành động của đám cung nữ và quân khởi loạn. Bài làm
- Cung nữ: quỳ xuống xin hàng, mong được sống sót
- Quân khởi loạn: hùng hổ xông vào, hùng hổ, độc ác, quyết giết chết lũ cung nữ
Câu 10: Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật? Bài làm
Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ kiên
định, không khuất phục trước bọn phản quân, một lòng trung thành với
triều đình. Họ là những người trong sạch và ngay thẳng. Đan Thiềm luôn
một lòng muốn xin tội cho Vũ Như Tô, bà đã hạ mình, quỳ gối trước giặc
để xin tha tội chết cho Vũ Như Tô.
Câu 11: Chú ý sự đối lập trong lời thoại, hành động của Vũ Như Tô và đám quân sĩ. Bài làm
- Vũ Như Tô: thà chết chứ không chịu khuất phục trước phản quân, luôn
muốn được phân trần cũng An Hòa Hầu
- Đám quân sĩ: cười mỉa mai, có thái độ thô lỗ nhưng cũng có cái lý khi
phân bua lý do Vũ Như Tô có tội.
Câu 12: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô khi biết Cửu Trùng Đài bị đốt cháy. Bài làm
Vũ Như Tô như sụp đổ, biết bao công sức, hy vọng ông đều gửi gắm vào
công tình này mà nay nó bị đốt đi cùng với những khát khao, hoài bão lý
tưởng của ông. Sự sụp đổ đó khiến ông không còn thiết sống nữa, ông dứt
khoát muốn chết cùng với Cửu Trùng Đài, cùng lý tưởng, hoài bão của ông. Sau khi đọc
Câu 1: Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích. Bạn có nhận xét gì về
diễn biến của các sự kiện? Bài làm
- Đan Thiềm hay tin có quân phản loạn muốn đến giết Vũ Như Tô và phá
Cửu Trùng Đài, bà đến thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông nhất quyết không trốn.
- Nguyễn Vũ xuất hiện, hay tin vua chết liền tự tử theo vua
- Bọn nội gián bỏ trốn
- Quân lính xông vào đòi giết cung nữ, Vũ Như Tô
- Đan Thiềm xin phản quân tha cho Vũ Như Tô và bị chúng kéo ra ngoài
- Vũ Như Tô nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá và muốn đến phân bua với
thủ lĩnh của phản quân
- Vũ Như Tô hiểu ra cơ sự và xin đến pháp trường để chết
→ Diễn biến của các sự kiện diễn ra khá nhanh nhưng phù hợp với diễn
biến của câu chuyện và thể hiện rõ được thái độ của từng nhân vật.
Câu 2: Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trịch là gì? Trước tình
huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thể nào?
Những phản ứng, hành động đó thế hiện đặc điểm tính cách gi của nhân vật? Bài làm
- Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là phản quân và người
dân đang muốn tìm để giết Vũ Như Tô – chủ nhân của công trình Cửu
Trùng Đài. Cung nữ Đan Thiềm thấy vậy đến nói với Vũ Như Tô bảo ông chạy trốn ngay đi.
- Trước tình huống đó, Vũ Như Tô vẫn thản nhiên, không biết là mình có
tội, một lòng muốn ở lại không chịu trốn đi. Đan Thiềm thì lo lắng, giục
ông mau chạy trốn đi. Phản quân thì hùng hổ kéo vào đòi giết đám cung
nữ và Vũ Như Tô. Nguyễn Vũ thì tự tử, đám nội giám thì trốn chạy nhằm
tìm cách thoát thân. Cuối cùng Vũ Như Tô hiểu được cơ sự, lỗi lầm, thấy
tâm huyết của mình bị đốt, đánh phá, ông xin được chết theo.
→ Những phản ứng, hành động đó đã thể hiện rõ phẩm chất của từng nhân
vật. Vũ Như Tô thì ngay thẳng, có lý nên mãi mới nhận ra lỗi lầm của
mình ở đâu. Đan Thiềm một lòng tiếc thương cho tài năng của Vũ Như
Tô, muốn ông trốn đi để lưu giữ lại một tài năng tuyệt với đó. Cung nữ và
đám nội giám hèn nhát, bên thì quỳ xuống nhận tội, bên thì bỏ của chạy
lấy người hòng tìm cách sống sót. Trong khung cảnh hỗn loạn đó, chúng
ta có thể nhận ra được tính cách của từng nhân vật, ai tốt, ai xấu, ai ngay
thẳng, ai tiểu nhân bỉ ổi.
Câu 3: Xung đột chính trong đoạn trích là gì? Dựa vào đâu bạn nhận ra xung đột đó? Bài làm
Xung đột chính trong đoạn trích là ở nhận thức của nhân vật Vũ Như Tô.
Đan Thiềm bảo ông trốn đi, phản quân đến rồi nhưng ông không chịu, vẫn
một lòng muốn ở lại nơi Cửu Trùng Đài. Đến cuối cùng, Đan Thiềm chết,
không thể cứu giúp ông, ông lại muốn đến gặp địch để phân bua, xem
mình sai ở đâu muốn giết. Đám phản quân mỉa mai, giải thích khiến ông
nhận ra cái lý tưởng của mình lại kéo theo nhiều hệ lụy như vậy, ông buồn
chán và hiểu ra mọi điều.
Câu 4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện trong
đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hanh dộng của nhãn vật). Bài làm
- Vũ Như Tô không chịu nghe lời khuyên của Đan Thiềm trốn đi
- Khi nắm rõ được tình hình phản quân đang đến dần, ông vẫn không chịu trốn đi
- Khi phản quân đến, ông đứng trước mặt chúng không hề tỏ thái độ khuất phục
- Bọn chúng đòi giết ông và ông không biết bản thân sai ở đâu
- Phản quân chỉ ra cái sai của ông, cái tội đáng chết của ông
- Nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá đốt, ông đau đớn và xin được đến pháp trường hành quyết.
Câu 5: Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có
suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy? Bài làm
- Cửu Trùng Đài là biểu tượng cao nhất của một giá trị nghệ thuật, đó là
một công trình kiến trúc lớn, mang ý nghĩa thời đại của một kỹ sư tài ba
mang tên Vũ Như Tô. Đây được coi là một sản phẩm của giá trị nghệ thuật tạc thành.
- Cách phản ứng khác nhau của nhân vật trong truyện là hoàn toàn có thể
hiểu. Cửu Trùng Đài là công trình cả đời, là lý tưởng sống của Vũ Như
Tô, bởi vậy ông đau đớn, gục ngã là truyện hết sức bình thường. Người
dân thì cảm thấy vui sướng, phấn khởi muôn phần bởi để làm công trình
đó, họ phải bỏ ra sức lao động của mình, thậm chí là xương máu khiến họ
cảm thấy nó là nỗi đau khổ chứ không hề đẹp như Vũ Như Tô nghĩ. Bởi
vậy họ vui mừng, phấn khởi trước sự hủy hoại của công trình đó.
Câu 6: Vở kịch gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật
và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử? Bài làm
Vở kịch gợi cho em suy nghĩ về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và
đời sống, nghệ thuật phải luôn phục vụ cho đời sống. Đó là ý nghĩa và giá
trị chân chính của nghệ thuật. Sự xa rời thực tiễn sẽ làm mất đi giá trị của
nghệ thuật, thậm chí, nó còn gây mất niềm tin và xung đột giữa những
người xung quanh với nhau. Bởi mọi giá trị đều phải gắn liền với cuộc
sống, phản ánh cuộc sống của con người, như vậy mới hoàn thành được
vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật.
Câu 7: Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
" Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm."
Lời đề tựa này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với các nhân vật? Thái
độ đó được biểu hiện như thế nào qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? Bài làm
Lời đề tựa đã thể hiện rõ thái độ của tác giả đối với nhân vật. Ông thương
tiếc cho một tài năng tuyệt vời, một con người thiên tài về kiến trúc như
Vũ Như Tô, vì lý tưởng của cao đẹp của mình mà quên đi hiện tại. Đan
Thiềm cũng là một người thức thời, hiểu đạo lý và thấy thương cho tài
năng của Vũ Như Tô, bà là người động viên ông xây dựng Cửu Trùng
Đài, cũng mang trong mình hoài bão nghệ thuật như Vũ Như Tô. Nhưng
biết đấy, nghệ thuật khi đã xa rời cuộc sống thực, tác dụng sẽ ngược lại.
Vũ Như Tô mãi đến khi cái chết cận kề mới nhận ra cái sai của mình, Đan
Thiềm đến chết vẫn thương cho tài năng của Vũ Như Tô, bảo ông trốn đi
như muốn giữ lại một tài năng nghệ thuật cho đời. Nhưng cuối cùng, kết
cục của hai người đề bi thảm, họ vẫn thất bại trong việc bảo vệ Cửu Trùng
Đài và bảo vệ bản thân mình.
Kết nối Đọc - Viết
Đề bài: Theo bạn, vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích? Viết
một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề nào. Bài làm
Vấn đề xã hội được đề cập đến đoạn trích đó là ý nghĩa của nghệ thuật với
cuộc sống. Nghệ thuật là thứ con người tạo ra qua quá trình phát triển và
nó luôn luôn thể hiện khát vọng, ý chí của con người. Đó là sứ mệnh cao
quả của nghệ thuật. Vũ Như Tô trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
đã không nhận ra điều đó, khiến người dân chịu khổ đau, bởi vậy họ đã
vùng lên và đánh sập công trình nghệ thuật ấy. Đó chính là cái giá phải
trả cho sự đi ngược lại với sứ mệnh của mình. Bởi vậy, nghệ thuật phải
luôn gắn liền với cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống của con người. Như
vậy, nghệ thuật không chỉ có cơ hội được thể hiện mà còn thỏa mãn được
nguyện vọng của con người. Sự chung sống hòa thuận đấy sẽ giúp cho cả
nghệ thuật và con người cùng phát triển song hành, đưa nghệ thuật tiệm
cận với những giá trị cao hơn nữa.
------------------------------