-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Ôn tập trang 53 | Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
Soạn bài Ôn tập trang 53 Chân trời sáng tạo gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Bài 2: Bài học cuộc sống (CTST) 30 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Ôn tập trang 53 | Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
Soạn bài Ôn tập trang 53 Chân trời sáng tạo gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Chủ đề: Bài 2: Bài học cuộc sống (CTST) 30 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn bài Ôn tập trang 53 | Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Dựa vào đâu để em khẳng đi ̣nh rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai
người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyê ̣n ngụ ngôn?
Hướng dẫn trả lời:
Các yếu tố để khẳng định các câu chuyện trên là truyện ngụ ngôn là:
- Đề tài: là các vấn đề về đạo đức, cách ứng xử trong cuộc sống:
Ếch ngồi đáy giếng (nói về thói huênh hoang, tự đại)
Thầy bói xem voi (nói về thói bảo thủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác)
Hai người bạn đồng hành và con gấu (nói về cách ứng xử khi cùng bạn đối mặt với nguy hiểm)
Chó sói và chiên con (nói về sự độc ác, bịa đặt để ăn hiếp kẻ yếu)
- Nhân vật trong truyện:
Con người (Hai người bạn đồng hành và con gấu; Thầy bói xem voi)
Động vật (Ếch ngồi đáy giếng; Chó sói và chiên con)
- Sự kiện: thường chỉ xoay quanh một sự kiện chính
Ếch ngồi đáy giếng (chuyện con ếch huênh hoang bị trâu dẫm bẹp vì quen thói ngông nghênh)
Thầy bói xem voi (chuyện 5 ông thầy bói xem voi)
Hai người bạn đồng hành và con gấu (chuyện 2 người bạn gặp nguy hiểm ở trong rừng)
Chó sói và chiên con (chuyện con chó sói giở trò để ăn thịt chiên con)
- Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện chính để đưa ra bài học hoặc lời khuyên
Ếch ngồi đáy giếng (khuyên không nên huênh hoang, hống hách)
Thầy bói xem voi (khuyên chúng ta nên nhìn nhận sự việc một cách toàn vẹn,
biết lắng nghe ý kiến của người khác)
Hai người bạn đồng hành và con gấu (khuyên chúng ta không nên bỏ rơi bạn bè
lúc hoạn nạn, khó khăn)
Chó sói và chiên con (không nên nói dối, bịa đặt để ăn hiếp kẻ khác, thỏa mãn mục tiêu)
- Không giăn trong truyện: là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật
Ếch ngồi đáy giếng (cái giếng và không gian cạnh giếng)
Thầy bói xem voi (một ngôi làng, nơi có con voi đi qua)
Hai người bạn đồng hành và con gấu (trong khu rừng nọ)
Chó sói và chiên con (bên dòng suối trong khu rừng)
- Thời gian: một khoảnh khắc nào đó không cụ thể, không có thật và cách đây rất lâu
Câu 2 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Cách nhìn hạn hẹp của nhân vâ ̣t con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hâ ̣u quả
thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyê ̣n Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật đã mang lại hậu quả:
Con ếch: bị trâu đi qua dẫm bẹp
Ông thầy bói: cãi nhau rồi đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán
- Bài học chung rút ra từ hai truyện là:
Nên biết học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân
Không được chủ quan, bảo thủ mà phải biết khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của người khác
Câu 3 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Trong hai truyê ̣n Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em
thích truyê ̣n nào hơn? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
Em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn. Bởi truyện có các yếu
tố gây bất ngờ và thú vị về mẹo trong cuộc sống. Như chi tiết giả chết, trốn vào
lùm cây cao khi gặp gấu. Và đặc biệt là cách đáp trả tinh tế của người bạn với kẻ
đã bỏ mặc mình lúc nguy hiểm.
Câu 4 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
a. Khi viết mô ̣t bài văn kể lại mô ̣t sự viê ̣c có thâ ̣t liên quan đến nhân vâ ̣t/ sự kiê ̣n
lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?
b. Tìm trong bài văn em mới viết mô ̣t vài đoa ̣n văn, câu văn mà theo em là nên
dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đă ̣t dấu chấm lửng sao cho phù hợp.
Hướng dẫn trả lời:
a. Khi viết mô ̣t bài văn kể lại mô ̣t sự viê ̣c có thâ ̣t liên quan đến nhân vâ ̣t/ sự kiê ̣n
lịch sử, em cần lưu ý các yêu cầu sau:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí
- Sử dụng chi tiết, thong tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên
- Bố cục bài viết cần đảm bảo theo ba phần nội dung như sau:
Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự
việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết
b. HS tự chọn lựa một câu văn trong bài văn của mình để thực hiện yêu cầu.
Gợi ý: Nên chọn các câu văn mang tính liệt kê để có thể sử dụng dấu chấm lửng ở
cuối câu, như: liệt kê các chiến tích của nhân vật, các danh hiệu của nhân vật, các
vùng đất nhân vật đi qua...
Câu 5 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo Cho biết:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại mô ̣t truyê ̣n ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?
b. Có thể rèn luyê ̣n khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí
dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại mô ̣t truyê ̣n ngụ ngôn như sau:
- Chuẩn bị bài nói: Chọn một câu chuyện hay và tìm ý cho bài nói dựa theo các câu hỏi như:
Nhân vật, sự kiện chính của câu chuyện là gì? Nêu diễn biến của sự kiện chính.
Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện là gì?
Tính chất hài hước, phê phán toát ra từ tình huống, nhân vật, hành động, lời
người kể chuyện, lời nhân vật nào?
Có thể vận dụng yếu tố hài hước khi kể chuyện như thế nào để mang lại sự thú vị cho người nghe?
- Cách trình bày bài nói:
Tìm cách mở bài và kết thúc sao cho câu chuyện thật hấp dẫn ( xem lại ảnh,
một bức tranh, một câu tục ngữ, một clip... liên quán đến tuyện ngụ ngôn sắp kể để mở đầu bài nói)
Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói
Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên
Phân bố thời gian nói hợp lí
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí
dỏm trong khi nghe bằng cách:
- Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện
- Sử dụng hình thức chế, nhại
- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh
Câu 6 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Nêu mô ̣t số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.
Hướng dẫn trả lời:
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:
- Sử dụng dấu chấm lửng đúng mục đích và công dụng của nó
- Đặt dấu chấm lửng đúng vị trí theo mục đích sử dụng, tránh làm sai lệch nội dung khi ngắt nghỉ sai
Câu 7 trang 53 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Theo em, có thể học đươ ̣c những gì từ các tình huống, câu chuyê ̣n, nhân vâ ̣t trong truyê ̣n ngụ ngôn.
Hướng dẫn trả lời:
Điều em học được từ các tình huống, câu chuyện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn
là: sửa đổi các thói xấu thường có trong xã hội, như nói dối, kiêu ngạo, tham ăn,
lười biếng, chủ quan... từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn (qua việc tránh phạm
phải sai lầm như các nhân vật trong truyện ngụ ngôn, lấy kết quả của họ làm bài học cho bản thân mình)