-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Ngữ Văn 9 834 tài liệu
Soạn bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch) 8 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 834 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Soạn Văn 9 Pơ-liêm quỷ Riếp và Ha-nu-man
A. Chuẩn bị đọc Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
B. Trải nghiệm cùng văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
C. Suy ngẫm và phản hồi Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
A. Chuẩn bị đọc Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
Em biết truyện dân gian nào kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ? Hãy chia sẻ
với các bạn trong lớp. Trả lời:
Gợi ý: Truyện Bốn anh tài
Truyện kể về bốn chàng trai gồm Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước,
Móng Tay Đục Máng với sức mạnh đặc biệt và trái tim dũng cảm đã lên đường tiêu
diệt con quỷ hung ác chuyên ăn thịt người và súc vật. Sau trận chiến căng thẳng và
cam go, bốn anh tài đã thành công đánh bại con quỷ và đem lại hòa bình cho làng bản.
B. Trải nghiệm cùng văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
Theo dõi 1 trang 88 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Chú ý tính biểu cảm của Ha-nu-man. Trả lời:
Tính biểu cảm của Ha-nu-man thể hiện qua:
● Từ ngữ có tính biểu cảm: Ôi, Trời ơi, ư, kinh khủng thế...
● Các câu nghi vấn, cảm thán để bộc lộ cảm xúc của nhân vật
Suy luận 2 trang 90 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Điều gì khiến cả
Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta? Trả lời:
Điều khiến cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta là:
● Tấm lòng hướng thiện, khát vọng được trở thành một con người chân chính của Ha-nu-man
● Tấm lòng yêu thương con người, mong muốn đứa trẻ con được có mẹ
của người thị nữ
● Niềm tin tưởng rằng Si-ta là người tốt, xứng đáng được giải cứu và trở về
đoàn tụ với con cái
Suy luận 3 trang 92 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Câu nói của Quỷ Riếp
hé mở điều gì đáng lưu ý trong con người của vua Pơ-liêm và trong mỗi con người nói chung? Trả lời:
Câu nói của Quỷ Riếp hé mở rằng: trong mỗi con người đều có một mặt xấu, một
linh hồn của ác quỷ
Suy luận 4 trang 93 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Các câu thoại của Quỷ
Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ thù của con người tồn tại ở đâu? Trả lời:
Các câu thoại của Quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ
thù của con người tồn tại ở ngay xung quanh chúng ta
Suy luận 5 trang 95 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Những câu nói của
Si-la trong đoạn này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản? Trả lời:
Những câu nói của Si-la thể hiện sự ngờ vực, nghi kị bên trong mỗi con người.
Pơ-liêm đã không hoàn toàn tin tưởng người vợ cùng chung chăn gối với mình bao
năm qua là Si-ta, khiến cho mầm mống nghi ngờ ngày càng lớn dần và chi phối
hành động của ông. Điều đó sẽ khiến ông không bao giờ được hạnh phúc.
C. Suy ngẫm và phản hồi Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man
Câu 1 trang 96 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt nội dung, xác định
mâu thuẫn, xung đột chính trong văn bản. Trả lời:
- Tóm tắt nội dung văn bản:
Sau một thời gian trở về kinh thành, Pơ-liêm đã tin lời dèm pha của quỷ Riếp, cho
rằng nàng Si-ta đã phản bội mình. Vì vậy, Pơ-liêm đã phế ngôi hoàng hậu của Si-ta
và ghẻ lạnh với nàng. Riếp biến thành hình dạng của Su-pa-kha để tiến cung, chiếm
lấy ngôi hoàng hậu. Hắn sau Ha-nu-ma giết nàng Si-ta vì tội phản bội. Đúng lúc đó,
một thị nữ đã tình nguyện chết thay để cứu nàng Si-ta đang mang thai. Bí mật này
đã được giữ kín và nàng Si-ta thuận lợi tiến vào rừng sâu ẩn náu, hạ sinh bé Si-la là
con của Pơ-liêm. Phía kinh thành, Pơ-liêm sống trong sự dằn vặt, buồn phiền cô
độc, không lúc nào ngừng thương nhớ Si-ta. Một ngày nọ, khi Pơ-liêm đang thiết
triều thì Ha-nu-ma đã vạch trần bộ mặt và âm mưu của quỷ Riếp, giúp Pơ-liêm tỉnh
ngộ. Sau đó, Ha-nu-ma hiến kế để nhà vua được gặp con trai và vợ của mình.
Nhưng lúc bấy giờ nhà vua và nàng Si-ta đã ở hai thế giới hoàn toàn tách biệt.
- Mâu thuẫn, xung đột chính trong văn bản: là sự xung đột giữa sự cao cả và cái
thấp kém (một dạng mâu thuẫn, xung đột quen thuộc của bi kịch):
● Hoàng hậu Si-ta và những người yêu quý, bảo vệ cô (cái cao cả, tốt đẹp)
>< Quỷ Riếp chiếm ngôi hoàng hậu, lũng loạn triều đình, hãm hại Si-ta
(cái xấu xa, thấp kém)
● Khát vọng được làm người của Ha-nu-ma (cái cao cả) >< Sự giới hạn về
hình dáng, hành động của kiếp thú (cái thấp hèn)
Câu 2 trang 96 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Phân tích tính cách của
nhân vật Pơ-liêm. Lí giải nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự
chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản. Trả lời:
- Phân tích tính cách của nhân vật Pơ-liêm:
Đặc điểm tính
Hành động và lời nói thể hiện Nhận xét của nhân vật cách của
đặc điểm tính cách của
khác về tính cách của Pơ-liêm Pơ-liêm Pơ-liêm
- Tính cách chứa - Yêu Si-ta nhưng vì ngờ vực, Dẫn chứng:
đựng nhiều mâu cả tin mà phụ bạc nàng, nhưng "Ở Pơ-liêm tình yêu thuẫn
sau đó lại cảm thấy hối tiếc, dằn không thắng nổi nghi vặt bản thân ngờ" - Si-ta
- Hành động và lời nói luôn tồn "Vậy còn một chút tâm
tại song song cả thiện và ác
hồn của con người hạ
Dẫn chứng: "Ha-nu-ma, nếu thần muốn gìn giữ
đúng như vậy thì đó là lỗi tại ta. nhưng hạ thần e rằng
Ta mang lốt của con người mà nơi triều chính này, hạ
sao trong tâm ta vẫn còn những thần không giữ nổi"
điều tối tăm của kiếp thú. Ta
như con cá bơi trong nước mà
sao vẫn chịu khát. Bởi vì ta đã
để mất đi những gì tốt đẹp nhất
của đời ta. Khi ta bắt đầu thắng
thì ta bắt đầu bại. Khi ta có
trong tay tất cả thì lại là lúc ta mất dần tất cả"
- Mắc sai lầm, Dẫn chứng: "Đã hơn mười năm Dẫn chứng: "Em nghe nên luôn
phải qua, hơn mười năm trôi qua, ta người ta nói rằng bóng
sống trong sự cô luôn nghĩ về nàng. Ta không thể tối buồn thảm đã tỏa ra
đơn, hối tiếc, dằn nào quên được nàng. Ta linh từ chính cung điện của vặt, tự trách
cảm như nàng bị oan uổng. ĐÓ đức vua, đức vua luôn
là ta đã mắc phải mưu của quỷ sống trong sự nghi ngờ,
Riếp. Ta đã hành hạ nàng. Ta không muốn tin ai, không
đã nghi ngờ nàng. Ta cảm giác muốn gần ai. Ngay cả
như mỗi bước đi của ta đều người vợ hiền đức của
thấy hắn theo sát ta để hại ta, đức vua mà đức vua
để phá ta! Su-pa-kha-pay... cũng còn nghi ngờ để rồi
nàng cũng là hiện thân của quỷ nàng phải chết"
Riếp để lừa dối ta"
- Biết lắng nghe - Ra tay trừng trị cái ác điều phải,
biết Dẫn chứng: "KHông, cái ác sẽ
sửa sai để xứng bị trừng trị. Ha-nu-ma, hãy đua đang làm
cha, cung cho ta (bắn Riếp). Ha làm vua
nu-ma, Riếp chết hẳn chưa? Hắn chết chưa?
- Trở lại với tình yêu, tình phụ
tử, đức vua anh minh
Dẫn chứng: "Trời ơi, Ha-nu-ma
ơi! ĐÚng con ta đây rồi, con ta
thật đây rồi... Con hãy tha thứ
cho cha... Con hãy đưa cha về
gặp mẹ con ngay nào".
- Lí giải nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa
hai người ở phần cuối văn bản:
● Nguyên nhân trực tiếp: sự dèm pha, lũng đoạn của quỷ Riếp (Sa-ku-pha)
● Nguyên nhân sâu xa: sự mâu thuẫn bên trong con người Pơ-liêm khi
đứng ở vị trí tối cao của quyền lực. Trong chính nhà vua xảy ra sự tranh
chấp giữa các thiện và cái ác, phần người và phần quỷ. Khi lơi lỏng,
Pơ-liêm đã để phần ác (sự hoài nghi, ghen tuông mù quáng) bùng lên, tạo
cơ hội cho quỷ Riếp xâm nhập vào và làm điều ác
Câu 3 trang 97 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra sự khác biệt trong
tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và Quỷ Riếp. Tính cách của hai nhân vật này
có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm? Trả lời:
- Sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và Quỷ Riếp: Ha-nu-ma Quỷ Riếp Trong mối
- Trân trọng, cảm thương nàng - Hóa thân thành quan hệ với Si-ta nhân hậu
Su-pa-kha hãm hại Si-ta, Si-ta
- Bất chấp nguy hiểm để cứu chiếm ngôi hoàng hậu của Si-ta nàng
- Lũng đoạn triều đình Trong mối
- Ái ngại trước sau lầm của - Tìm cách lừa gạt Pơ-liêm, quan hệ với
Pơ-liêm nhưng vẫn luôn trung khơi dậy sự ghen tuông Pơ-liêm thành với nhà vua
mùa quáng trong Pơ-liêm,
- Tìm cách khuyên nhủ, đánh dồn ngài vào những đau
thức phần người trong Pơ-liêm, khổ của sự nghi kị
giúp cha con Pơ-liêm đoàn tụ
- Vai trò của tính cách của hai nhân vật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm:
● Ha-nu-ma: hiện thân cho khao khát làm người nhân hậu, trung thực -
phần con người, cái thiện
● Quỷ riếp: Hiện thân cho dục vọng xấu xa, tàn ác, không từ một mưu mô,
thủ đoạn nào - phần xấu xa, đen tối, thấp kém
→ Sự đối lập về đặc điểm tính cách và sự tranh đấu giữa hai nhân vật này, chính là
hiện thân cho cuộc đấu tranh giữa mặt sáng (phần người, cái thiện) với mặt tối (sự
độc ác, nghi kị, ghen tuông mù quáng) ở bên trong con người nhân vật Pơ-liêm
→ Do đó, đặc điểm tính cách của Ha-nu-ma và quỷ Riếp có vai trò quan trọng, giúp
thực thể hóa cuộc đấu tranh trong tính cách của nhân vật Pơ-liêm
Câu 4 trang 97 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Phân tích một số lời thoại
mà theo em là có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Si-ta. Đang cập nhật...
Câu 5 trang 97 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Xác định chủ đề của văn bản. Đang cập nhật...
Câu 6 trang 97 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Theo em, văn bản trên thể
hiện những đặc điểm nào của thể loại bi kịch? Cho biết dựa vào đâu để em xác định được như vậy. Đang cập nhật...
Câu 7 trang 97 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Có ý kiến cho rằng: Nàng Si-ta
được Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ viết phỏng theo nhân vật, cốt truyện dân
gian. Đó là câu chuyện thuộc về một thời đã xa. Tuy vậy, tác phẩm vẫn có khả năng
gây xúc động cho người đọc người xem thời nay. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?