Soạn bài Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | Văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | Văn 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiếtgiúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 4: Văn bản thông tin
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái 1. Chuẩn bị
- Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền
móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam.
- Một số tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… 2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?
Nhận định về Tạ Quang Bửu.
Câu 2. Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?
Tạ Quang Bửu tìm học chữ Hán vì muốn hiểu sâu sắc văn hóa Việt Nam và phương Đông.
Câu 3. Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?
Dù bận việc nhưng ông vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán qua tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp.
Câu 4. Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?
Khẳng định Tạ Quang Bửu là một người có trí tuệ hơn người.
Câu 5. Nội dung chính của phần 2 là gì?
Những giá trị mà Tạ Quang Bửu đã để lại.
Câu 6. Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?
Khẳng định Tạ Quang Bửu là một người có trí tuệ, tâm huyết và bộc lộ tình cảm
yêu mến, trân trọng ông.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản
Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.
- Đề tài: phong cách, lối sống và tài năng của người thầy Tạ Quang Bửu - Bố cục:
l Phần 1. Từ đầu đến “như lời thơ Xuân Diệu”: phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu.
l Phần 2. Còn lại: những giá trị Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay.
Câu 2. Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang
Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?
- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được dẫn ra trong bài viết:
l Nhà Ngôn ngữ - Toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek
vinh danh là “một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX”.
l Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
l Nhà Toán học người Ba Lan - Mi-ku-xin-xki
l Nhà thơ đất Quảng, Khương Hữu Dụng
l Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.
- Điểm chung: biết đến và yêu mến, ngưỡng mộ Tạ Quang Bửu
Câu 3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết
bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?
l Văn bản tập trung làm sáng tỏ Tạ Quang Bửu là một người có học thức uyên bác, thông thái.
l Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây nhằm chứng minh cho
luận điểm, tạo tính khách quan và chân thực cho bài viết.
Câu 4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong
văn bản qua một số câu văn cụ thể.
- Sự kính trọng: gọi là “ông, ông Bửu, giáo sư, giáo sư Bửu”, “nhà thông thái của chúng ta”,...
- Ngưỡng mộ, yêu mến: đưa ra lời nhận xét của những nhân vật nổi tiếng về
giáo sư Tạ Quang Bửu; khi nhắc đến sự ra đi của Tạ Quang Bửu, dùng biện
pháp nói giảm nói tránh “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc…”;
Câu 5. Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những
thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp
của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.
l Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những
thông tin và nhận thức bổ ích về giáo sư Tạ Quang Bửu.
l Phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: cần cù, dũng cảm, yêu nước, đoàn kết,...
Câu 6. Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12
dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu. Gợi ý:
Tạ Quang Bửu (1910 – 1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam. Ông là một
người có kiến thức uyên bác, am hiểu nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc đến hội họa
hay âm nhạc. Ông còn biết nhiều môn thể thao khác nhau, có cách độc đáo -
“học để biết, chứ không phải học để thi”. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc,
mọi nơi và tinh thông nhiều ngoại ngữ. Giáo sư Tạ Quang Bửu được truy tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ
thuật hiện đại (sau năm 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã có lời đánh giá, khen
tặng dành cho giáo sư Tạ Quang Bửu. Ông đã có những cống hiến cho sự
nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và
góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Sự ra đi của
ông để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhiều người. Dù vậy, những cống
hiến của giáo sư Tạ Quang Bửu sẽ vẫn còn mãi với thời gian.