Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới - Kết nối tri thức Văn 7
Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới - Kết nối tri thức Văn 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 4: Giai điệu đất nước (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực hành đọc: Chiều biên giới
1. Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Ngôn ngữ, Gần gũi, mộc mạc
- Hình ảnh trong sáng, tươi đẹp: tiếng chim, chồi non cỏ biếc, rừng cây, hoa đào, lúa lượn bậc thang… - Các biện pháp tu từ:
• Điệp ngữ “Chiều biên giới em ơi”, “Như”, “Nghe”.
• So sánh: “Có nơi nào xanh hơn… Như tình yêu đôi ta”, “Có nơi nào cao
hơn… Như đất trời biên cương”, “Ta nghe tiếng máy gọi/Như nghe tiếng cuộc đời”.
2. Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ.
Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương: Bao la, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thanh bình, thơ mộng.
3. Tình cảm với quê hương đất nước mà bài thơ gợi lên trong em.
• Tình yêu quê hương sâu sắc.
• Niềm cảm phục, tự hào dành cho những người chiến sĩ.
* Tác giả Lò Ngân Sủn (1945 - 2013): - Quê ở Lào Cai.
- Thơ của Lò Ngân Sủn mộc mạc, trong sản và giản dị; thể hiện một tâm hồn
tinh tế, thiết tha yêu quê hương.
- Ông để lại một nhiều tập thơ, trong đó có một số tập tiêu biểu như: Chiều biên
giới (1989), Những người con của núi (1990), Đám cưới (1992), Dòng sông
mây (1995), Lều nương (1996), Bữa tình yêu (2005)...