-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành đọc: Con khướu sổ lồng - Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10
1. Hiểu được mức độ bao quát các nhân vật, sự kiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật người ba.
- Người kể chuyện là người trực tiếp tham gia, chứng kiến câu chuyện nên có thể bao quát hành vi, cảm xúc của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách quan các sự việc xảy ra. Người kể chuyện là một người trưởng thành, có khả năng lí giải và tái hiện các sự việc.
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (KNTT) 21 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Thực hành đọc: Con khướu sổ lồng - Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10
1. Hiểu được mức độ bao quát các nhân vật, sự kiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật người ba.
- Người kể chuyện là người trực tiếp tham gia, chứng kiến câu chuyện nên có thể bao quát hành vi, cảm xúc của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách quan các sự việc xảy ra. Người kể chuyện là một người trưởng thành, có khả năng lí giải và tái hiện các sự việc.
Chủ đề: Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (KNTT) 21 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Thực hành đọc: Con khướu sổ lồng
1. Hiểu được mức độ bao quát các nhân vật, sự kiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật người ba.
- Người kể chuyện là người trực tiếp tham gia, chứng kiến câu chuyện nên có
thể bao quát hành vi, cảm xúc của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách
quan các sự việc xảy ra. Người kể chuyện là một người trưởng thành, có khả
năng lí giải và tái hiện các sự việc.
2. Nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật về sự việc diễn ra trong câu chuyện.
- Lần đầu tiên con chim khướu sổ lồng: Nhân vật cậu con trai út hoảng hốt,
nhân vật người ba hụt hẫng, cả nhà ai cũng thấy thiếu vắng.
- Khi chim khướu quay trở về: Các nhân vật đều vui vẻ, sung sướng: “Cả nhà
reo lên, ngước cổ nhìn lên…”; “Cả nhà lại ngồi quanh nó, nghe nói hót, quên cả
buổi cơm chiều”. Riêng người ba lại có suy nghĩ khác (Nói đến tự do, người ta
thường nghĩ đến đôi cánh… Cái lồng đã giam hãm nó quá lâu…)
- Khi chim khướu sổ lồng lần thứ hai: Các nhân vật đều không lo lắng và buồn
bã như lần trước, vì đoán thế nào chim cũng trở về.
- Khi chim khướu trở về rồi lại bay đi cùng một con chim trời và không quay trở
về nữa: Người con trai vẫn kiên nhẫn đợi chờ, trông mong chim khướu bay trở
lại, còn người ba đã hiểu được và chấp nhận sự thật.
* Đôi nét về Nguyễn Quang Sáng:
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
- Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
- Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn.
- Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam bộ tham gia kháng chiến rồi tiếp tục sáng tác văn học.
- Sau khi đất nước thống nhất, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim…
- Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký
người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió
chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Paris – tiếng
hát Trịnh Công Sơn (1990)...