Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 19 Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 19 Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Preview text:
Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 19
Câu 1. Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được
dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương. a.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. (Hồ Chí Minh)
b. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! (Thép Mới)
c. Chị cho tôi một gói độ mười viên thuốc cảm và một đòn bánh tét... (Đoàn Giỏi)
d. Thuyền em đã nhẹ, chèo lẹ khó theo. (Ca dao) Gợi ý:
a. Từ ngữ địa phương: bẹ (có nghĩa là ngô), được sử dụng ở miền núi phía Bắc;
giúp bổ sung thông tin về nơi Bác sống và làm việc; cho thấy tinh thần lạc quan của Người.
b. Từ ngữ địa phương: tầm vòng (một loại tre thân nhỏ, gióng dài, không gia, đặc
ruột và cứng, thường dùng làm giấy); được sử dụng ở các tỉnh Nam Bộ; góp phần
phản ánh một loại vũ khí thô sơ mà phổ biến, giúp đồng bào Nam Bộ chống thực dân Pháp.
c. Từ ngữ địa phương: đòn (đơn vị) và bánh tét (loại bánh làm bằng gạo nếp, nhân
đỗ xanh và thịt lợn, hình trụ), sử dụng ở miền Nam, là một loại có trong dịp Tết cổ
truyền; giúp người đọc, người nghe hiểu được về nét văn hóa ẩm thực của miền Nam.
d. Từ ngữ địa phương: lẹ (có nghĩa là nhanh), sử dụng ở các tỉnh miền Nam; giúp
người đọc, người nghe hiểu được sự việc, con người được nói đến là ở miền Nam.
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa
a. … Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến ... (Nam Cao)
b. Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:
– Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)
c. Một hôm, chủ Biểu đến nhà, chủ mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư) Gợi ý: a. dòm ngó: nhòm ngó b. ⚫ ba: bố ⚫ nội: bà nội ⚫ má: mẹ c. ⚫ thiệt: thật ⚫ gởi: gửi ⚫ mầy: mày ⚫ biểu: bảo
Câu 3. Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau
(ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?
a. Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
b. Cái “cả” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi ” nó còn “mõi” được huống hồ chị...
Tác dụng: góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật được nhắc đến một cách chân thực, sinh động hơn.
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử
dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay. Gợi ý:
Khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng mạng xã hội càng phổ biến. Không
gian mạng xã hội cũng là không gian mở, ít chịu sự kiểm duyệt và giám sát. Từ đó
dẫn đến hiện tượng một số người sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp trên mạng xã
hội, đặc biệt nhất là ở giới trẻ. Rõ ràng, việc sử dụng này không phải là sai trái
nhưng lại đang bị lạm dụng quá mức. Nhiều người sử dụng một cách tùy tiện, thậm
chí “sáng tạo” ra những từ ngữ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ
vậy, việc sử dụng còn không đúng mục đích, đối tượng khiến cho người tham gia
trực tiếp hay người đọc bên ngoài không thể hiểu được nội dung. Việc sử dụng
những từ ngữ thiếu chuẩn mực để công kích, bôi nhọ hay mắng chửi người khác
cũng xảy ra rất nhiều. Rõ ràng, việc sử dụng biệt ngữ xã hội cần phù hợp với tình
huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Người sử dụng cũng cần giữ được sự tỉnh táo,
bình tĩnh khi sử dụng. Cùng với đó, việc cần chú trọng vẫn là giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt.