Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Kết nối tri thức

Hôm nay, giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 51, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.

Tải xuống

Son bài Thc hành tiếng Vit trang 51
Câu 1. Câu thơ nào dưới đây cho thấy tác gi đã thể hin s sáng to bng cách
phá v nhng quy tc ngôn ng thông thường? Dựa vào đâu bn kết luận như
vy?
a.
Xanh om c th tròn xoe tán,
Trng xóa tràng giang phng lng t.
(H Xuân Hương, Cảnh thu)
b.
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
(Xuân Diệu, Trăng)
Gi ý:
a. H Xuân Hương đặt tính t trước danh t: xanh um c thụ”, “trắng xóa tràng
giang”
b. Cách kết hợp “nhiều trăng” đầy mi m, bởi vì lượng t nhiu (hay ít) không
th kết hp với trăng, bởi vì trăng là một thc th t nhiên, là duy nht. .
Câu 2. Ch ra cm t cách kết hp t không bình thường phân tích hiu
qu ca cách kết hợp đó ở hai câu sau:
a. Đó vẻ đẹp trm mc nht của sông Hương, như triết lí, như c thì, kéo i
mãi đến lúc mặt nước phng lng ca nó gp tiếng chuông chùa Thiên M ngân
nga tn b bên kia, gia nhng xóm làng trung du bát ngát tiếng gà...
(Hoàng Ph Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Để khi khoác ba lô lần đầu v Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta c lỏng tay thơ thẩn
vi Cà Mau.
(Trn Tun, Cà Mau quê x)
Gi ý:
a. Cm t kết hợp không bình thường bát ngát tiếng gà” bát ngát vốn để
ch không gian, không th dùng để b nghĩa cho “tiếng gà”. Cách kết hp này
góp phn din t v xa xăm, rộng m và mênh mông ca không gian.
b. Cm t kết hợp không bình thường “lỏng tay thơ thẩn với Mau”, từ
“lỏng tay” nói về vic cm nm mt vật nào đó. Cách kết hp này cho thy tâm
trng thoi mái, nh nhõm ca tác gi khi đến vi Cà Mau.
Câu 3.
Thế cãi nhau, hai thng min Trung gia cái nng mit mài bên nhng ht
phù sa sinh n khi t hai ch “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bc.
(Trn Tun, Cà Mau quê x)
Tìm các t ng có th kết hp hp vi cm t cái nng trong câu trên. So
sánh nhng cm t bn to ra vi cm t cái nng mit mài đ thy tác
dng của phương án kết hp mà tác gi la chn.
Gi ý:
Các t ng như: triền miên, dai dng
T mit mài vốn để ch tính cách của con người, s dng t này góp phn khiến
cho “cái năng” tr nên sinh động, giống như con người góp phn din t
được nét tính cách “siêng năng, cần cù” của nng min Trung.
Câu 4. Nhận xét đặc điểm các cm t in đậm trong hai câu sau và phân tích giá
tr biểu đạt ca từng trường hp:
a. Gi tới lượt bn tôi gi lại nơi này mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố
qun.
(Trn Tun, Cà Mau quê x)
b. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc tr tình, đầu tóc chân tóc n
hin trong mây tri Tây Bc bung n hoa ban hoa go tháng Hai cun cun
mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)
Gi ý:
a. Thông thường, người ta dùng “hạt phù sa” nhưng trong văn bn lại dùng “đọt
phù sa”, giúp cho câu văn giàu tính to hình. Phù sa bng tr nên hình hài,
dáng v cũng nhú lên như những đt cây. Hình nh giúp hình dung mt t
thơ tươi mới, non tơ và tràn đầy sc sng.
b.
- Cm t “áng tóc trữ tình”: áng thường kết hợp trong áng mây, áng thơ, áng
văn, việc kết hợp “áng tóc” của Nguyễn Tuân giúp cho u văn thêm chất thơ,
cùng với đó là “áng tóc trữ tình” càng làm tăng thêm sự thi v.
- Cm t “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”: trật t t không theo
-gíc thông thường, gi ra nhiều liên tưởng thú v.
| 1/3

Preview text:


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
Câu 1. Câu thơ nào dưới đây cho thấy tác giả đã thể hiện sự sáng tạo bằng cách
phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy? a.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
(Hồ Xuân Hương, Cảnh thu) b.
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. (Xuân Diệu, Trăng) Gợi ý:
a. Hồ Xuân Hương đặt tính từ trước danh từ: xanh um cổ thụ”, “trắng xóa tràng giang”
b. Cách kết hợp “nhiều trăng” đầy mới mẻ, bởi vì lượng từ nhiều (hay ít) không
thể kết hợp với trăng, bởi vì trăng là một thực thể tự nhiên, là duy nhất. .
Câu 2. Chỉ ra cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường và phân tích hiệu
quả của cách kết hợp đó ở hai câu sau:
a. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cố thì, kéo dài
mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân
nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà...
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau.
(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ) Gợi ý:
a. Cụm từ kết hợp không bình thường là “bát ngát tiếng gà” vì bát ngát vốn để
chỉ không gian, không thể dùng để bổ nghĩa cho “tiếng gà”. Cách kết hợp này
góp phần diễn tả vẻ xa xăm, rộng mở và mênh mông của không gian.
b. Cụm từ kết hợp không bình thường là “lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau”, từ
“lỏng tay” nói về việc cầm nắm một vật nào đó. Cách kết hợp này cho thấy tâm
trạng thoải mái, nhẹ nhõm của tác giả khi đến với Cà Mau. Câu 3.
Thế là cãi nhau, hai thằng miền Trung giữa cái nắng miệt mài bên những hạt
phù sa sinh nở khỏi từ hai chữ “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc.
(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)
Tìm các từ ngữ có thể kết hợp hợp lí với cụm từ cái nắng trong câu trên. So
sánh những cụm từ mà bạn tạo ra với cụm từ cái nắng miệt mài để thấy tác
dụng của phương án kết hợp mà tác giả lựa chọn. Gợi ý:
Các từ ngữ như: triền miên, dai dẳng
Từ miệt mài vốn để chỉ tính cách của con người, sử dụng từ này góp phần khiến
cho “cái năng” trở nên sinh động, giống như con người và góp phần diễn tả
được nét tính cách “siêng năng, cần cù” của nắng miền Trung.
Câu 4. Nhận xét đặc điểm các cụm từ in đậm trong hai câu sau và phân tích giá
trị biểu đạt của từng trường hợp:
a. Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận.
(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)
b. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn
mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà) Gợi ý:
a. Thông thường, người ta dùng “hạt phù sa” nhưng trong văn bản lại dùng “đọt
phù sa”, giúp cho câu văn giàu tính tạo hình. Phù sa bỗng trở nên có hình hài,
dáng vẻ và cũng nhú lên như những đọt cây. Hình ảnh giúp hình dung một tứ
thơ tươi mới, non tơ và tràn đầy sức sống. b.
- Cụm từ “áng tóc trữ tình”: áng thường kết hợp trong áng mây, áng thơ, áng
văn, việc kết hợp “áng tóc” của Nguyễn Tuân giúp cho câu văn thêm chất thơ,
cùng với đó là “áng tóc trữ tình” càng làm tăng thêm sự thi vị.
- Cụm từ “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”: trật tự từ không theo
lô-gíc thông thường, gợi ra nhiều liên tưởng thú vị.