-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Tình ca ban mai | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tình ca ban mai Cánh diều được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Bài 6: Thơ 25 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Tình ca ban mai | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tình ca ban mai Cánh diều được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Chủ đề: Bài 6: Thơ 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Soạn bài Tình ca ban mai Cánh diều Trước khi đọc
Câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Đọc trước bài thơ Tình ca ban mai và tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên. Bài làm
+ Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ,
Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ
năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu
tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.
+ Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra
Thanh Hóa dạy học. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Chế Lan Viên tham gia phong
trào cách mạng tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết
ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà
văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII; Ủy viên Ban Văn hóa -
Giáo dục của Quốc hội.
+ Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả
thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh
sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", ...
Câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tìm đọc các bài thơ về tình yêu của Chế Lan Viên. Em có ấn tượng gì về những bài thơ ấy? Bài làm
- Các bài thơ: Hoa tháng ba, Nhớ, Tình ca ban mai, Lòng anh làm bến thu.
- Ấn tượng: Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu
ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ
Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả
lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại.
Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của
Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ
thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với
chủ thể trữ tình trong từng bài thơ. Trong khi đọc
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt? Bài làm
Khổ thơ gồm 4 câu nhưng được chia thành hai cặp câu, giữa hai cặp câu trong khổ có cách xa hơn.
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu. Bài làm
Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.
Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16. Bài làm
- Dòng thơ số 8: Rải hạt vàng chi chít
- Dòng thơ số 16: Mọc sao vàng chi chít
→ Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít. Sau khi đọc
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao? Bài làm
- Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau:
+ Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến
mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay
hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.
+ Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ
định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.
+ Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về.
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Hãy chỉ ra vai trò của một yếu tố tượng trưng đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm Bài làm
+ Nhận diện: Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc
biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,...
+ Vai trò: Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và
giúp cho bài thơ sinh động hơn.
Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những
khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này. Bài làm
- Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong
bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so
sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau: “Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết.”
+ Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi
“như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói
cuối cùng của ngày đi mất. “Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”
+ Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tới, tựa như ánh sáng ngày mới
đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng
non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ. “Em ở, trời chưa ở, Nắng sáng màu xanh che”
+ Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời
gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh. “Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
+ Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn
sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi
chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.
Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Sức mạnh của tình yêu đôi lứa (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7 và 8? Bài làm
Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với
bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện
tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song
phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em.
Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này? Bài làm
- Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó:
+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.
→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau
trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu
của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm
niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.
Câu 6 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em thấy thích nhất hình ảnh/ dòng thơ/ khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao? Bài làm - Em thích nhất câu thơ: Em đi như chiều đi, Gọi chim vườn bay hết
- Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật.
+ Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị
tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống.
+ Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết.
+ Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ “Em đi - như chiều đi”.
+ Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choáng ngợp
tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại.
→ Có thể nói ngay ở câu thơ đầu tiên vai trò và sức mạnh của bóng hình em đã hằn
in trong tâm khảm của anh. Em đi thì chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế, khi em về liệu anh có vui hơn?