-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Trao duyên | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Trao duyên Cánh diều được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi giữa bài
Câu 1. Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu? Bài làm
Kiều còn đem kỉ vật của tình yêu gửi gắm nơi em gái, đó chính là chiếc
vành, bức tờ mây, phím đàn và mảnh hương nguyền.
Câu 2. Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào? Bài làm
Thúy Kiều nói với Kim Trọng về khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện
thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim
Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn. Tâm trạng của Kiều giằng xé
đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng. Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều? Bài làm
Trao duyên nằm từ câu 723 đến câu 756 là lời Thúy Kiều nói với Thúy
Vân. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm
nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ
Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Đoạn trích thể hiện chủ
đề của tác phẩm Truyện Kiều là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số
phận con người sống trong xã hội ấy mà cụ thể hơn là số phận của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 2. Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết
phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng? Bài làm
Lời nói, hành động và lí lẽ như thế của Thúy Kiều khi thuyết phục Thuý
Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
- Kể về mối tình với chàng Kim:
“đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
“mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là
người nhận lại mối tình dang dở.
“Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau
quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.
- Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em:
Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
Câu 3. Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim
Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng? Bài làm
Sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch
của Thuý Kiều lại càng tăng vì nàng không thể bên người mình yêu nữa
mà phải kết hôn với tên Mã Giám Sinh, một tên lửa đảo. Tương lai của
nàng koong biết sẽ lưu lạc đến đâu, bao giờ mới tái ngộ cùng người thân.
Câu 4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì? Bài làm
Những kỉ vật đó đại diện cho tình yêu của nàng và Kim Trọng. Việc
Kiều đưa cho Thúy Vân kỉ vật chính là đem tình yêu của mình trao đi.
Nàng mong những kỉ vật tình yêu có thể giữ thành của chung của cả ba
người, tuy trao kỉ vật cho Vân nhưng nàng không thể trao được tình yêu
chàng Kim, tình yêu càng sâu sắc và mãnh liệt bao nhiêu thì càng thấm
bi kịch đau khổ bấy nhiêu.
Câu 5. Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân
tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại. Bài làm
Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Với Vân : Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn
được giải quyết tạm thời.
- Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
- Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ
phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều
tự trách than và đau đớn.
Câu 6. Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...). Bài làm
Trong Trao duyên, để khắc hoạ tâm lí nhân vật Thuý Kiểu, Nguyễn Du
đã sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
Kiều ý thức rất rõ trao duyên cho em là việc cần thiết, quan trọng. Nàng
không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được
cân nhắc kĩ càng. Không thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật của mình,
Nguyễn Du không thể viết những câu thơ với những từ ngữ đắt như thế.
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Hai chữ của chung diễn tả sâu đậm nỗi tiếc xót, nỗi đau đớn và cả sự níu
kéo, giữ phần trong Kiều. Màn trao kỉ vật chỉ vẻn vẹn được Nguyễn Du
họa lại bằng hai câu thơ nhưng cũng chỉ cần thế thôi cũng đủ để thi nhân
khắc sâu tô đậm tình yêu sâu nặng Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
Tám câu thơ cuối bài Trao duyên đã thể hiện một cách rõ nét, sâu sắc
tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều. Trong 8 câu thơ đã sử
dụng những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình
duyên và số phận con người. Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ
nhiều đến người khác. Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang
tính chất đối thoại với người vắng mặt (Kim Trọng). Hàng loạt các câu
cảm thán gợi tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia biệt là vĩnh viễn. Bi kịch
càng lên cao, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng, quên cả ý tứ
để chuyển sang nói với người vắng mặt là chàng Kim. Thúy Kiều từ chỗ
nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng
Kim. Vì vậy, đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với
Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Cái lạy ở đây
khác với cái lạy ở phần đầu. Kiều nhận tất cả lỗi về mình nhưng nào
nàng có lỗi gì … Những dòng tiếp đoạn trích này, chúng ta còn thấy
nàng đau đớn , tuyệt vọng đến ngất đi : “Cạn lời hồn ngất máu say/ Một
hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”…
Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em
về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên. Bài làm
Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều.
Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều,
tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Kiều là một cô gái
xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng nàng không thể theo đuổi tình yêu
của mình, phải hi sinh hạnh phúc của mình vì giá đình. Tình yêu của
nàng và Kim Trong rất đẹp, hai người có với nhau rất nhiều kỉ niệm đẹp,
họ cùng nhau hẹn thề, cùng trao tín vật. Thế những cuộc đời chớ trêu, vì
chữ Hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau xót, khóc than
nhưng cũng phải dặn lòng trao tin vật và thuyết phục em gái mình thay
mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ
đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một
người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy
nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công.