-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí (CD) 9 tài liệu
Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí (CD) 9 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí
Bài tập: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật
kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya).
* Bài nói mẫu tham khảo:
Chào cô và các bạn, em tên là ….Sau đây em xin phép được trình bày bài viết của
mình về đề bài so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích
“Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya).
Trong thể loại nhật kí, đã có không ít tác giả khám phá và tạo ra những tuyệt tác
mang nỗi tâm tư sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng vậy,
mặc dù đã ra đi nhưng cô đã để lại một áng văn đẹp đẽ mang nhiều cảm xúc và hơi
thở một thời đã qua, ấy chính là “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Đối sánh với tác phẩm
này, có thể kể đến đoạn trích “Một lít nước mắt” của cô bé Ki-tô A-ya. Cả hai đoạn
trích đều là những hơi thở cuối cùng còn sót lại của tác giả đối với cuộc đời. Xuyên
suốt tác phẩm, không chỉ là dòng cảm xúc sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà
nổi bật lên đó chính là nghệ thuật trần thuật đặc sắc.
Đầu tiên, người kể chuyện đều là chính tác giả, nhân vật trung tâm là tác giả, nhật ký
gắn với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc được ghi chép ra đều được soi ngắm qua tác giả.
Với ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện chứng kiến sự việc bằng tất cả giác quan của
mình. Nói đến thể loại nhật ký chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xưng
“tôi”, “mình”. Bởi vậy mà yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong
nhật ký. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự, trò chuyện của người viết với chính bản thân họ.
Thứ hai, ở cả hai tác giả dòng cảm xúc tự sự có điểm giống nhau, ở họ đều có một
khát vọng giống nhau, đó là được tự do. Đặng Thùy Trâm mong muốn giành lại độc
lập tự do cho Tổ quốc. Còn A-ya khát khao giành lại tự do cho chính bản thân mình,
để có thể đi, đứng, chạy nhảy, làm bất cứ điều gì cô thích. Đặc biệt ở họ đều có một
sự mạnh mẽ, lạc quan phi thường. Đều là những con người có nhiều cảm xúc, cũng
có những phút yếu lòng, nhưng sau tất cả, họ nhanh chóng vượt thoát ra khỏi những
cảm xúc tiêu cực, nhìn về phía trước, tiếp tục tiến bước trên con đường đấu tranh
của mình. Giống nhau về tâm trạng, cảm xúc và lẽ sống là vậy, hai tác giả lại có sự
khác nhau về công việc và quan hệ xã hội. Một bên là cô bé A-ya chỉ vỏn vẹn trong
vòng tay mẹ, một bên là nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm một ngày phải tiếp xúc rất nhiều
người. Cũng chính điều này đã tạo ra sự khác biệt về tình cảm. Nếu A-ya chủ yếu
bộc lộ tình cảm với người mẹ thì ở tác giả Đặng Thùy Trâm, cô không chỉ có tình
cảm gia đình, nỗi nhớ thương quê hương, mà còn rất nhiều tình cảm yêu thương lẫn
ngưỡng mộ những bạn trẻ, nào Liên, nào Thuận - những người anh hùng vô danh.
Thứ ba, một điểm đặc biệt trong nghệ thuật trần thuật của hai tác giả đó là trong
nhật kí đều có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình. Ở nhật kí
Đặng Thùy Trâm, sự kết hợp đó được thể hiện qua một số đoạn văn như “Thuận vừa
mới khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên
đôi môi nhợt nhạt...cũng là một hình ảnh mà mình cần học tập”; “con trở về giữa
vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười trong trẻo của các em và trong ánh
sáng chan hoà của Hà Nội.”. Ở một lít nước mắt, sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật
được thể hiện qua các đoạn văn như “Mùa xuân rồi cũng qua đi, những cánh hoa
bay lả tả lọt qua cửa xe hơi,… cảm giác thật an lành.” “Thoạt tiên, lòng bàn chân
mình còn mềm mềm. Nhưng dần dần, đầu gối và lòng bàn tay lẫn bàn chân đều trở
nên cứng đờ”. Có thể thấy, sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật ở cả hai tác phẩm
đều đưa đến hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin sự kiện, đặc điểm tính cách
và gia tăng tính biểu cảm cho câu chuyện.
Qua hai văn bản, nghệ thuật trần thuật giữa hai tác giả tuy có những điểm giống và
khác nhau. Tuy nhiên, ở họ đều mang đến những áng văn tự sự độc đáo và đầy diễn
cảm, những áng văn ấy như một thứ ánh sáng diệu kì, xuyên thấu vào tâm hồn độc
giả, đưa đến những dòng cảm xúc tuy đượm buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ.