-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 | Ngữ văn 11 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Bài 9: Văn bản nghị luận 9 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 | Ngữ văn 11 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Chủ đề: Bài 9: Văn bản nghị luận 9 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Cánh diều I. Đọc hiểu
Câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?
A. Con đường đầy rơm rạ.
B. Con đường đầy ánh nắng.
C. Con đường đầy tre, trúc.
D. Con đường đầy hương sắc. Bài làm Chọn đáp án: A
Câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?
A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm
B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự Bài làm Chọn đáp án: B
Câu 3 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?
A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui
B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn
C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen
D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,... Bài làm Chọn đáp án: D
Câu 4 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào?
A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh
B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân
C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh
D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác Bài làm Chọn đáp án: B
Câu 5 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ
Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?
A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi
B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu
D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu Bài làm Chọn đáp án: B
Câu 6 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên. Bài làm
Tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên: giúp bài thơ thêm phần
sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình
trước vẻ đẹp của cảnh vật nơi quê hương nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.
Câu 7 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên. Bài làm
Hình ảnh tượng trưng "đường thơm".
Câu 8 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì? Bài làm
“đường thơm” trong đoạn trích trên vừa cụ thể như màu nắng vàng mật gieo vãi ánh
sáng trên khắp mọi lối quê, vừa như mây lam đã hòa tan trong tâm hồn thành bến bờ
vĩnh cửu cho mọi nỗi nhớ đổ về. Đường qua những cánh đồng mía hơi hướm ngọt
lịm dẫn về quê ngoại, đường tấp nập người đứng trên bờ sông vang lừng tiếng “hò
dô ta” đến vỡ giọng theo những cuộc đua ghe tưng bừng trên sông nước, đường
vàng rực hoa bí hoa dưa thả giấc mơ bay lên đua với những cánh diều trên cồn bãi
ven sông… Trong tất cả những con đường ấu thơ thơm ngát và vô tận ấy, thì một lối
nhỏ từ ngõ nhà tôi dẫn ra bến nước sau ngôi đình làng là con đường xưa hơn hết trong mọi lối xưa.
Câu 9 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào? Bài làm
Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan: Thị giác để
quan sát cảnh vật trên đường; khứu giác để ngửi thấy mùi hương.
Câu 10 trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình? Bài làm
Bài thơ thể hiện một nhãn quan tình yêu. Nhưng không chỉ dừng lại ở mô tả tình
yêu trong những trạng huống mang tính tượng trưng phổ quát, sự nhạy cảm cá nhân
còn dẫn Huy Cận đi sâu hơn vào những trạng thái cảm xúc vi tế và lắng đọng nhất
của tâm hồn. Trong bài thơ "đường mới", tình yêu được mô tả như một trạng thái tự
lắng nghe, tự thẩm thấu của con người. Không gian ở đây được xác định bằng
những chi tiết cụ thể: Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm/ Người cùng tôi đi
dạo giữa đường thơm… Nhưng đó cũng là một không – thời gian của mơ mộng.
Một không – thời gian của của “màu vĩnh viễn”, khi những đường ranh cụ thể của
nó đã bị xóa nhòa bởi sự hòa hợp quấn quýt giữa màu sắc, hương thơm và trí tưởng tượng. II. Viết
Bài tập trang 150 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi
đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.
Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch
“Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng). Bài làm - Đề 1:
Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê
đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng
sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đan-kô” là một trong những truyện ngắn xuất
sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”.
Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.
Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại
có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường.
Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ
đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong
bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến.
Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất
cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của
họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn
ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc
một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó
thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ
bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại
nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng
trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn
quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại
không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành
động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên.
Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy
ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục
xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp,
một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng
rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được
cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho
hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp.
Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng
trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc
sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc
sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn
sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống,
vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.
Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật
đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho
người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong
hiện thực thực cuộc sống. - Đề 2:
Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết:
“Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ
Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó
đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học
mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc
đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là
tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ
và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học
Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.
Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn
Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn
chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để
nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích
thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi
tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại
cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang
với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm,
hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho
chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy
Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai
trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam
Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đó là màu thuẫn
giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của
dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị
đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô,
Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất
nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con
người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể
tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây
Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là
quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng
cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu
Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút
chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).
Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa
vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ
thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện
đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng
lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu
Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan
Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn
đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy
Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu
Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban
chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu
Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm.
Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn
cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).
Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này
và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công
trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.