Soạn bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn 11 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 9: Văn bản nghị luận
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Cánh diều
Câu 1 trang 137 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết:
- Hiện tượng đời sống bài viết đưa ra là gì?
- Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó?
- Mục đích của người viết là gì? Bài làm
Hiện tượng đời sống bài viết đưa ra đó là sự phân biệt màu da ở Mỹ.
Câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết: Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó? Bài làm
Tác giả viết về hiện tượng phân biệt màu da vì hiện thực xã hội ở Mỹ người da đen
bị đối xử phân biệt, không có sự công bằng bình đẳng. Họ bị đè nén, đàn áp mạnh mẽ.
Câu 3 trang 137 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Xem lại văn bản Tôi có một giấc mơ và cho biết: Mục đích của người viết là gì? Bài làm
Mục đích của người viết là kêu gọi mọi người chung tay, đoàn kết đứng lên để lấy
lại quyền bình đẳng công bằng, để xã hội không còn những bất công, đàn áp và khổ đau.
Thực hành viết trang 138 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài
trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Bài làm
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói,
chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong
xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp
của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tiếng Việt có một hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách
dùng từ, đặt cậu,.. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ
đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho
phép dung nạp tạp chất. Do đó, tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, những
yếu tố khác. Vậy mà thực tế hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp giới trẻ kết hợp cách
nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”, họ sử
dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt
thường chêm vào một vài từ nước ngoài. chẳng hạn : “Trông con bé đó kute quá”,
“Điện thoại sắp hết tiền rồi làm sao gọi cho honey đây”, “Anh ấy handsome thật!”,
“Các superstar thích xài mobile loại xịn”, “ Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, …
Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.
Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt
thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận
rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và
công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên
phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như
Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước
ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu,
trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc
cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người
hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.
Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách
học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế.
Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn
bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy
bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam…
Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các
cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt
đặc còn hơn hay chữ lỏng”.
Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và
được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc,
nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng
Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương
sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi
có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn
bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay
cho “người đi đường”?
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có
quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy
định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản
chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục
học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng
tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc
trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Chính vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả
mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng
mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải
biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong
sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài.
Bài tập 1 trang 140 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống. Bài làm
(1) tiếng nước ngoài; bye bạn, chào you.
(2) anh ấy handsome thật; mình là honey của anh ấy; nhóm ấy toàn các anh chuẩn men.
(4) từ tiếng Việt khá phổ biến; cấu trúc câu tiếng Việt.
(5) và tiếng Việt trong cấu trúc lời thoại.
(6) lời xin lỗi là sorry nha; quên cả từ tiếng Việt tương ứng.
Bài tập 2 trang 140 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ
gì? Bác bỏ bằng cách nào? Bài làm
- Bác bỏ: Truyện Kiều là quốc hoa, quốc hồn là quốc túy của Việt Nam…
- Bác bỏ bằng chính những thực tế chứng minh về lịch sử dân tộc Việt Nam.