-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử | Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Soạn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử trang 45 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 7: Thế giới viễn tưởng (KNTT) 28 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử | Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức
Soạn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử trang 45 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Thế giới viễn tưởng (KNTT) 28 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một
nhân vật lịch sử trang 45
Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Giới thiệu được nhân vật và sự kiện có thật liên quan đến nhân vật đó
• Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể
• Nêu được ý nghĩa của sự việc
• Nếu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể
Lập dàn ý bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử a) Mở bài:
• Giới thiệu đôi nét về nhân vật
• Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật b) Thân bài:
• Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả
• Nêu ý nghĩa của sự việc
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Yêu cầu đối với bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự
kiện lịch sử
Yêu cầu đối với kiểu bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là:
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí
- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
• Mở bài: giới thiệu sự viêc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
• Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc
với nhân vật/sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả
• Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết
Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Một nhân vật lịch sử mà em luôn vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng chính là chủ tịch Hồ Chí
Minh. Bác Hồ là một tấm gương sáng với những phẩm chất tốt đẹp. Trong đó nổi bật chính là
về việc giữ lời hứa.
Hồi bác còn ở Pác Pó, Bác sống rất chan hòa với mọi người nên ai ai cũng yêu quý Bác. Đặc
biệt là các bạn thiếu nhi, bạn nào cũng quấn quýt bên bác. Một lần nọ, Bác đi công tác xa dài
ngày, nên đến tạm biệt bà con. Lúc này, có một bé gái chạy lại ôm Bác và xin Bác một chiếc
vòng bạc làm quà. Bác mỉm cười trìu mến và gật đầu đồng ý.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hai năm sau, Bác mới trở về với Pác Pó. Người dân trong làng
kéo nhau ra đón chào Bác nồng nhiệt. Ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào hỏi mọi
người, Bác bỗng lấy từ trong túi ra một chiếc vòng bạc và trao vào tay một cô bé đứng cạnh
đó. Cầm món quà của Bác, cô bé hạnh phúc và cảm động lắm. Chính cô và cả mọi người xung
quanh, ai cũng bất ngờ, bởi dù đã hai năm trôi qua, Bác vẫn nhớ và giữ lời hứa của mình với
một đứa trẻ. Thật đáng kính trọng biết bao!
Sự kiện ấy là chuyện đã thật sự xảy ra ở Pác Pó, được mọi người kể lại đến tận bây giờ. Bởi
đó không chỉ là một sự kiện bình thường, mà còn là một bài học ý nghĩa về việc giữ lời hứa cho chúng ta noi theo.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngắn nhất
Trong những câu chuyện kể về Bác Hồ, em đặc biệt ấn tượng về việc Bác tự tay trồng nên một
chiếc rễ đa tròn thú vị.
Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời sau đêm mưa bão. Khi Bác đang đi bộ trong vườn thì phát hiện
một chiếc rễ đa khá dài bị rớt xuống trên mặt cỏ. Thế là Bác đã cầm chiếc rễ đa ấy lên và nhờ chú
cần vụ cùng mình trồng cây. Đầu tiên Bác cuốn chiếc rễ đa ấy thành một vòng tròn, rồi nhờ chú
cần vụ buộc hai đầu của rễ vào hai chiếc cọc nhỏ. Sau đó mới trồng hai đầu rễ đó xuống đất, đồng
thời cắm chắc cọc cho cây được vững vàng. Nhờ sự sáng tạo ấy của Bác, mà sau này các em thiếu
nhi khi đến vườn Bác, đã có một cây đa với dáng tròn đặc biệt để tổ chức trò chơi.
Qua sự kiện ấy, em càng cảm nhận sâu sắc hơn về sự quan tâm và yêu thương của Bác dành cho các em thiếu nhi.
Kể về một sự việc có thật liên quan đến Hai Bà Trưng ngắn gọn Mẫu 1
Để làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta, không chỉ có những chàng trai
mạnh mẽ, oai phong, mà còn có cả những nữ tướng tài giỏi. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng là tên gọi của hai nữ vương Trưng Trắc và Trưng Nhị. Họ vốn là hai chị em ruột
sinh sống lúc nước ta đang nằm dưới sự đô hộ của giặc phương Bắc. Hai bà nổi tiếng với tài thao
lược, giỏi binh pháp dù là phận nữ nhi. Đã vậy, hai bà còn đặc biệt được nhân dân yêu mến, tin
cậy. Thấy được điều đó, lũ giặc phương Bắc vô cùng lo ngại, nên đã tìm cách hãm hại và giết chết
chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Cứ ngỡ sẽ đe dọa và đập tan được ý chí của bà nhưng chúng
không ngờ rằng, hành động đó lại phản tác dụng. Lòng hận thù ngùn ngụt trong lòng hai bà sau sự
kiện đó bùng cháy dữ dội. Để trả thù nước và rửa sạch nợ nhà, hai bà đã đồng lòng đứng dậy khởi
nghĩa, quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nghĩa quân của hai bà ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.
Khi ra trận, hai bà mặc giáp oai phong, cưỡi voi hùng dũng chẳng thua kém bậc danh tướng nào.
Sức mạnh áp đảo của nghĩa quân khiến giặc phương Bắc hoảng sợ, tháo chạy về nước. Nhờ vậy,
nước ta dành được độc lập sau bao nhiêu năm sống dưới đêm trường nô lệ. Tuy nhiên, ít lâu sau,
lũ giặc phương Bắc đã trở lại với đội quân tinh nhuệ nên nghĩa quân bị đánh bại. Để bảo vệ danh
dự, hai bà đã nhảy núi tự vẫn chứ quyết không để bản thân rơi vào tay giặc.
Tuy thời gian độc lập dành được khá ngắn ngủi, nhưng những gì mà Hai Bà Trưng đem đến cho
đất nước ta lại vô cùng to lớn. Hai bà đem đến khát khao tự do, vực dậy sức sống mới cho dân tộc
ta. Từ đó thổi bùng lên phong trào khởi nghĩa mãnh liệt trên khắp cả nước. Thật tự hào biết bao
khi đất nước ta có hai nữ anh hùng như thế.