Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) trang 16 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
(trình bày ý kiến tán thành)
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời
sống (trình bày ý kiến tán thành)
Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận
Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có
căn cứ
Lập dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
(trình bày ý kiến tán thành)
a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luạn (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc kể một câu
chuyện để dẫn đến vấn đề)
b. Thân bài:
Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề, giới thiệu ý kiến và sự cần thiết của việc bàn
luận, đánh giá về ý kiến đó
Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến
Tuần tự triển khai từng ý nhỏ, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý
kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các
đoạn có sự liên kết chặt chẽ
c. Kết bài: Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình
bày ý kiến tán thành Mẫu 1
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và được giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh yêu thích.
Nhiều phụ huynh cho rằng mạng xã hội chỉ đem đến những tác động tiêu cực nên muốn ngăn cản
con cái sử dụng. Nhưng các bạn học sinh thì lại cho rằng mạnghội không chỉ giúp giải trí
còn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho bản thân.
Bản thân em cho rằng, mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực
với người dùng. Vì vậy, chúng ta không nên tẩy chay nó, mà cần sử dụng một cách hợp lý.
Mạng xã hội bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram…
đó, mọi người có thể xem rất nhiều những hình ảnh, video, thông tin thú vị,.. Đồng thời được kết
giao với nhiều người bạn mới ở những nơi khác nhau. Sự muôn màu và đa sắc ở mạng xã hội giúp
người dùng những phút giây giải trí thoải mái. Không chỉ vậy, người dùng còn được học hỏi,
biết thêm nhiều điều hay được chia sẻ trên các trang mạng hội. Cùng với đó, có những người
bạn tốt để chia sẻ, để ng nhau cố gắng học tập. cuộc sống thực, mọi người cách xa đến
đâu, thì trên mạng xã hội cũng sẽ gần gũi với nhau hơn.
Bên cạnh những ưu điểm ấy, mạng xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực cho người dùng.
Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các
thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Từ đó dễ dẫn đến những hiểu nhầm và phát ngôn, hành động
sai lệch. Không chỉ vậy, mạng hội còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những kẻ lừa đảo. Chúng
nhiều hình thức tinh ranh để dụ dỗ, lôi kéo các bạn học sinh vào những đường dây tệ nạn. Hoặc
thực hiện các hành vi sai trái khác. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của mạng xã hội cũng có thể trở thành
con dao hai lưỡi, khi khiến các bạn học sinh say sưa đến quên cả việc học. Thậm chí bỏ bê những
mối quan hệ khác ở cuộc sống thực tại.
Vì vậy, chúng ta phải tự kiểm soát và cân đối thời gian, cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí.
Để phát huy tối đa những ưu điểm của nó, hạn chế hết mức những nhược điểm tai hại mà
đem lại. Bởi nếu chỉ vì những nhược điểm kia mà bỏ qua rất nhiều những ưu điểm khác của mạng
hội thì thật sai lầm. Để làm được điều đó, ngoài việc chính bản thân các bạn phải tự phân
phối thời gian, cách sử dụng. Thì bố mẹ hoặc thầy cô cũng cần có sự giúp đỡ, điều hướng, để bảo
vệ các bạn học sinh khỏi những thông tin, ảnh hưởng xấu của mạng xã hội.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình
bày ý kiến tán thành Mẫu 2
Vào tiết sinh hoạt lớp ngày hôm qua, lớp em đã cùng thảo luận về việc mang điện thoại di động
đến lớp học. Một số bạn cho rằng nên cấm việc mang điện thoại di động đến lớp, nó không
tác dụng gì khi ở lớp cả. Nhiều bạn khác thì cho rằng nên cho phép học sinh mang theo điện thoại,
vì nhiều trường hợp cũng cần sử dụng đến.
Cá nhân em, thì đồng tình với ý kiến thứ hai. Vì em cũng cho rằng, việc mang điện thoại di động
đến lớp là hoàn toàn có ích chứ không phải là không cần thiết.
Điện thoại di động một thiết bị điện tử với nhiều tính năng hiện đại. giúp liên lạc, trao đổi
với người khác dù ở cách nhau rất xa. Vì vậy, khi đi học, các bạn học sinh có thể dùng điện thoại
để liên lạc với bố mẹ trong những tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như xin phép về muộn vì lên thư
viện cùng bạn, hoặc cần bố mẹ đến đón sớm hơn do nghỉ học tiết cuối… Ngoài ra, các bạn có thể
dùng điện thoại để tra cứu các thông tin về học tập vào giờ giải lao, chuẩn bị cho tiết học sắp đến.
Hoặc đơn giản, chỉ là xem các video âm nhạc, giải trí vào giờ ra chơi sau các tiết học căng thẳng.
Vì vậy, em cho rằng việc mang điện thoại di động đến lớp là hoàn toàn hợp lí.
Tuy nhiên, những lo ngại về tác hại của việc mang điện thoại theo đến trường cũng điều dễ hiểu.
Bởi có không ít trường hợp các bạn sử dụng điện thoại trong giờ học, khiến bản thân bị sao nhãng,
ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Đồng thời gây ảnh hưởng đến những bạn ngồi cạnh.
Vì vậy, để việc mang điện thoại đến lớp không mang đến các tác động tiêu cực, chúng ta có thể sử
dụng các quy tắc nhất định. Như học sinh phải tắt chuông điện thoại khi mang điện thoại theo. Chỉ
được sử dụng điện thoại vào giờ giải lao, còn trong giờ học thì phải tắt máy và cho vào cặp sách.
Như vậy, thì việc các bạn học sinh mang điện thoại di động đến lớp sẽ không ảnh hưởng tiêu cực
nữa. Đồng thời còn giúp đem đến những lợi ích thiết thực cho bản thân các bạn.
| 1/3

Preview text:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
(trình bày ý kiến tán thành)
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời
sống (trình bày ý kiến tán thành)
• Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận
• Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
• Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ
Lập dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
(trình bày ý kiến tán thành)
a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luạn (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc kể một câu
chuyện để dẫn đến vấn đề) b. Thân bài:
• Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề, giới thiệu ý kiến và sự cần thiết của việc bàn
luận, đánh giá về ý kiến đó
• Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến
• Tuần tự triển khai từng ý nhỏ, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý
kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các
đoạn có sự liên kết chặt chẽ
c. Kết bài: Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình
bày ý kiến tán thành Mẫu 1
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và được giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh yêu thích.
Nhiều phụ huynh cho rằng mạng xã hội chỉ đem đến những tác động tiêu cực nên muốn ngăn cản
con cái sử dụng. Nhưng các bạn học sinh thì lại cho rằng mạng xã hội không chỉ giúp giải trí mà
còn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho bản thân.
Bản thân em cho rằng, mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực
với người dùng. Vì vậy, chúng ta không nên tẩy chay nó, mà cần sử dụng một cách hợp lý.
Mạng xã hội bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram… Ở
đó, mọi người có thể xem rất nhiều những hình ảnh, video, thông tin thú vị,.. Đồng thời được kết
giao với nhiều người bạn mới ở những nơi khác nhau. Sự muôn màu và đa sắc ở mạng xã hội giúp
người dùng có những phút giây giải trí thoải mái. Không chỉ vậy, người dùng còn được học hỏi,
biết thêm nhiều điều hay được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Cùng với đó, là có những người
bạn tốt để chia sẻ, để cùng nhau cố gắng học tập. Dù ở cuộc sống thực, mọi người cách xa đến
đâu, thì trên mạng xã hội cũng sẽ gần gũi với nhau hơn.
Bên cạnh những ưu điểm ấy, mạng xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực cho người dùng.
Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt là các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các
thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Từ đó dễ dẫn đến những hiểu nhầm và phát ngôn, hành động
sai lệch. Không chỉ vậy, mạng xã hội còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những kẻ lừa đảo. Chúng
có nhiều hình thức tinh ranh để dụ dỗ, lôi kéo các bạn học sinh vào những đường dây tệ nạn. Hoặc
thực hiện các hành vi sai trái khác. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của mạng xã hội cũng có thể trở thành
con dao hai lưỡi, khi khiến các bạn học sinh say sưa đến quên cả việc học. Thậm chí bỏ bê những
mối quan hệ khác ở cuộc sống thực tại.
Vì vậy, chúng ta phải tự kiểm soát và cân đối thời gian, cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí.
Để phát huy tối đa những ưu điểm của nó, và hạn chế hết mức những nhược điểm tai hại mà nó
đem lại. Bởi nếu chỉ vì những nhược điểm kia mà bỏ qua rất nhiều những ưu điểm khác của mạng
xã hội thì thật là sai lầm. Để làm được điều đó, ngoài việc chính bản thân các bạn phải tự phân
phối thời gian, cách sử dụng. Thì bố mẹ hoặc thầy cô cũng cần có sự giúp đỡ, điều hướng, để bảo
vệ các bạn học sinh khỏi những thông tin, ảnh hưởng xấu của mạng xã hội.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình
bày ý kiến tán thành Mẫu 2
Vào tiết sinh hoạt lớp ngày hôm qua, lớp em đã cùng thảo luận về việc mang điện thoại di động
đến lớp học. Một số bạn cho rằng nên cấm việc mang điện thoại di động đến lớp, vì nó không có
tác dụng gì khi ở lớp cả. Nhiều bạn khác thì cho rằng nên cho phép học sinh mang theo điện thoại,
vì nhiều trường hợp cũng cần sử dụng đến.
Cá nhân em, thì đồng tình với ý kiến thứ hai. Vì em cũng cho rằng, việc mang điện thoại di động
đến lớp là hoàn toàn có ích chứ không phải là không cần thiết.
Điện thoại di động là một thiết bị điện tử với nhiều tính năng hiện đại. Nó giúp liên lạc, trao đổi
với người khác dù ở cách nhau rất xa. Vì vậy, khi đi học, các bạn học sinh có thể dùng điện thoại
để liên lạc với bố mẹ trong những tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như xin phép về muộn vì lên thư
viện cùng bạn, hoặc cần bố mẹ đến đón sớm hơn do nghỉ học tiết cuối… Ngoài ra, các bạn có thể
dùng điện thoại để tra cứu các thông tin về học tập vào giờ giải lao, chuẩn bị cho tiết học sắp đến.
Hoặc đơn giản, chỉ là xem các video âm nhạc, giải trí vào giờ ra chơi sau các tiết học căng thẳng.
Vì vậy, em cho rằng việc mang điện thoại di động đến lớp là hoàn toàn hợp lí.
Tuy nhiên, những lo ngại về tác hại của việc mang điện thoại theo đến trường cũng là điều dễ hiểu.
Bởi có không ít trường hợp các bạn sử dụng điện thoại trong giờ học, khiến bản thân bị sao nhãng,
ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Đồng thời gây ảnh hưởng đến những bạn ngồi cạnh.
Vì vậy, để việc mang điện thoại đến lớp không mang đến các tác động tiêu cực, chúng ta có thể sử
dụng các quy tắc nhất định. Như học sinh phải tắt chuông điện thoại khi mang điện thoại theo. Chỉ
được sử dụng điện thoại vào giờ giải lao, còn trong giờ học thì phải tắt máy và cho vào cặp sách.
Như vậy, thì việc các bạn học sinh mang điện thoại di động đến lớp sẽ không ảnh hưởng tiêu cực
nữa. Đồng thời còn giúp đem đến những lợi ích thiết thực cho bản thân các bạn.