-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học trang 74 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT) 31 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học trang 74 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học
1. Dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các
chi tiết trong tác phẩm) và đánh giá, nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
- Kết bài: Nêu đánh giá và ấn tượng về nhân vật
2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Ngắn gọn
Trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Mon là nhân vật để lại trong em rất nhiều tình cảm và cảm xúc đặc biệt.
Mon là một cậu bé còn rất nhỏ. Cậu được xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với
người anh trai là Mên. Cậu cũng giống anh trai của mình ở trái tim ấm áp, giàu tình yêu
thương loài vật. Nhưng nếu anh trai giống như một ông cụ non với nhiều suy nghĩ. Thì
Mon lại bộc bạch tình cảm của mình một cách trực tiếp nhất. Mon không suy nghĩ quá
nhiều, cậu hành động ngay khi thấy các con vật gặp điều nguy hiểm. Tựa như cậu lén
thả con cá bống nhỏ mà bố bắt về vậy. Tình cảm bộc trực, thẳng thắn ấy, thể hiện rõ nét
qua sự việc giải cứu bầy chim chìa vôi non. Rõ ràng là một đêm mưa bão tối tăm, nước
sông chảy xiết đầy nguy hiểm, thế mà một đứa trẻ như Mon lại chẳng hề sợ hãi một chút
nào. Cậu bám theo anh trai của mình ra bờ sông, tìm cách giải cứu mấy chú chim nhỏ.
Tuy cậu không thể trực tiếp giúp đỡ chúng, nhưng chắc chắn, khi đứng ở bờ sông, Mon
đã thầm cầu nguyện cho chúng rất nhiều. Giọt nước mắt hạnh phúc và cái ôm vỡ òa
dành cho anh trai khi bầy chim thoát nạn đã khẳng định rõ hơn bao giờ hết trái tim nóng
bỏng tình yêu động vật trong Mon.
Em nhìn thấy được ở nhân vật Mon một tâm hồn trong sáng, lương thiện, giàu tình yêu
và dũng cảm. Tất cả những phẩm chất lớn lao ấy hội tụ trong một hình hài nhỏ bé, tạo
nên sự hấp dẫn riêng cho nhân vật này.
3. Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Hay Chọn Lọc
Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rất ấn tượng về nhân vật người bố.
Ông là một người cha tuyệt vời với những phẩm chất tốt đẹp và cao thượng.
Người cha xuất hiện qua lời kể của nhân vật tôi, với một hình tượng cao lớn và ấm áp.
Ông đã truyền cho con trai mình tình yêu chan hòa với thiên nhiên, cây cối xung quanh
mình. Ông không truyền những tình cảm ấy một cách sáo rỗng, mà gửi gắm qua những
trò chơi thú vị trong chính khu vườn của gia đình. Ông dạy cho con trai mình cách cảm
nhận, nhìn ngắm và dạo chơi trong khu vườn bằng khứu giác, bằng vị giác, chứ không
chỉ bằng thị giác như thông thường. Nhờ vậy, mà cậu bé đã cảm nhận thiên nhiên bằng
cả trái tim và tâm hồn mình. Rồi từ đó, bằng một cách bình dị mà cậu yêu thiên nhiên
như một người bạn thân thiết.
Người bố không chỉ làm cha, mà ông còn là một người thầy, một người bạn của con trai
mình. Ông đồng hành cạnh bên con trong từng bước trưởng thành của cuộc đời. Ông
không chỉ dạy con cách yêu và cảm nhận thiên nhiên, mà còn dạy cho con những điều
hay lẽ phải của cuộc sống qua những điều nhỏ nhặt. Tựa như khi ông ân cần giải thích
cho con về giá trị của một món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là quý giá. Mà
những món quà chứa đựng tâm sức, tình cảm của người tặng mới thực sự quý giá, như
trái ổi được lựa chọn kĩ lưỡng, hay một nụ hôn chúc ngủ ngon. Sự sâu sắc và thấu hiểu
của tâm hồn người cha đã thể hiện trọn vẹn qua bài học này. Sự gần gũi giữa người bố
dành cho con trai mình, còn thể hiện qua những bí mật của riêng hai người. Cái nháy
mắt ngầm hiểu của ông với con trai trước người khác, về bí quyết nghe được những âm
thanh từ xa khiến em cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc của hai cha con họ. Tất cả
đã được tạo nên bởi một người bố quá đỗi yêu thương con và giàu sự thấu hiểu.
Không chỉ là một người cha tuyệt vời, người bố trong đoạn trích còn hiện lên với dáng vẻ
của một con người mạnh mẽ, cao thượng. Điều đó thể hiện qua hành động ông thả vội
bát cơm, chạy vụt ra sông để nhảy xuống nước cứu cu Tí bị đuối nước. Hành động mạnh
mẽ và dứt khoát ấy thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương con người của ông. Có lẽ chính
vì vậy mà ông được mọi người yêu quý, trân trọng. Được bạn của con trai thường ưu ái
mang sang tặng những quả ổi ngon nhất. Và cách ông nâng niu những món quà nhỏ bé
ấy lại càng khẳng định thêm cho nhân cách cao đẹp ấy.
Có thể nói, nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một biểu
tượng tuyệt vời về hình tượng người cha trong lòng em. Ông ấy là một vầng sáng ấm áp
và vững chãi đồng hành bên cạnh con trai của mình, giúp con có một tuổi thơ tươi đẹp.
4. Phân tích đặc điểm nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi Ngắn gọn
Tác phẩm Bầy chim chìa vôi là một câu chuyện kể về trẻ em rất thành công của nhà văn
Nguyễn Quang Thiều. Ông đã xây dựng hình ảnh Mên - một đứa trẻ giàu tình yêu thương
dành cho động vật với trái tim trong sáng, thánh thiện.
Mên là một đứa trẻ còn khá nhỏ, có người em trai tên là Mon. Mên rât giàu tình yêu
thương dành cho các con vật. Vì vậy, mà cậu cũng thao thức khó ngủ trong đêm mưa
bão nguy hiểm. Cậu lo cho tổ chim chìa vôi mới nở giữa sông, sợ chúng sẽ bị nước sông
dâng lên nhấn chìm. Cuối cùng, Mên đã quyết định cùng Mon chèo thuyền ra bờ sông
để xem xét và giúp đỡ bầy chim non đó. Những cung bậc cảm xúc của Mên khi hồi hộp,
thấp thỏm quan sát những chú chim non cất cánh bay lên, thoát khỏi nanh vuốt của nước
lũ, đã khắc họa sâu sắc tình yêu của cậu dành cho đàn chim. Và chính những giọt nước
mắt hạnh phúc của cậu khi gia đình chìa vôi được đoàn tụ dưới ánh bình minh, đã lột tả
sâu sắc nhất trái tim ấm áp của cậu. Cùng với vẻ đẹp nhân hậu từ trong tâm hồn đó, Mên
còn được khắc họa là một đứa trẻ dũng cảm, mạnh mẽ và quyết đoán. Dù mưa gió nguy
hiểm, cậu vẫn đủ can đảm để dẫn theo Mon chèo thuyền ra bờ sông. Cậu cũng tính toán
kĩ việc neo thuyền ở đâu, kéo thuyền bằng cách nào để đảm bảo an toàn.
Sự phối hợp ăn ý giữa lí trí và tình thương ấy, đã tạo nên một nhân vật Mên nổi bật và
ấn tượng vô cùng trong rất nhiều những nhân vật trẻ em khác trong làng văn chương.
5. Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi Ngắn gọn
Mon là một bạn nhỏ vừa ngây thơ lại giàu tình yêu thương dành cho các con vật. Đọc
truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Mon đã đem đến cho em những ấn tượng và cảm xúc đẹp đẽ.
Trong câu chuyện, Mon là một đứa trẻ còn khá nhỏ tuổi. Cậu và anh trai là Mên đều có
một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương dành cho các con vật. Nhưng khá với sự chín
chắn của anh, tình cảm đó được nhân vật Mon bộc lộ một cách trực tiếp và thẳng thắn.
Như khi thấy bố bắt về một con cá bóng nhỏ, Mon đã lén giấu bố thả cá đi, mặc kệ việc
có thể sẽ bị bố mắng. Tình cảm ấy cũng được bộc lộ rõ nét qua sự kiện giải cứu bầy
chim chìa vôi non trong đêm của cậu và anh trai. Khi anh Mên đang nằm suy tư, thì Mon
liên tục đặt những câu hỏi về sự an nguy của đàn chim non. Rồi chính cậu cũng là người
ra chủ ý rủ anh trai ra bờ sông ngay trong đêm mưa gió để xem xét tình hình. Rõ rằng
Mon chỉ mới là một đứa trẻ, thế mà vì thương cho đàn chim non, mà cậu chẳng hề sợ
đêm tối, cũng chẳng sợ mưa bão. Tình yêu động vật trong Mon giúp cậu vượt qua mọi
nỗi sợ, khiến cậu hồi hộp đến nín thở quan sát bầy chim cố bay lên. Và khiến cậu bất
giác rơi nước mắt vì quá hạnh phúc khi giúp giải cứu các chú chim bé nhỏ.
Ở Mon, em thấy dược một tâm hồn ấm áp, một tấm lòng nhân hậu và một trái tim thuần
khiết. Chính sự dũng cảm và tình yêu thương to lớn ẩn sâu trong ngoại hình trẻ con đó
đã làm nên một nhân vật Mon thật đặc biệt, khó nhầm lẫn với ai.
6. Phân tích đặc điểm nhân vật An trong bài Đi lấy mật Ngắn gọn
Trong truyện ngắn Đi lấy mật, em rất yêu thích nhân vật An. Bởi từ nhân vật này, em như
được thấy chính bản thân mình đang được sống hòa mình giữa chốn thiên nhiên hoang sơ.
An là một cậu bé còn khá nhỏ tuổi nhưng rất nhanh nhẹn. Cậu có bố và mẹ nuôi cùng
người bạn thân (thằng Cò) đều là những cư dân sinh sống nhiều đời tại chốn U Minh. Vì
vậy, cậu bé đã được dẫn dắt để khám phá chốn thiên nhiên hoang sơ này. Tình yêu thiên
nhiên và khát khao được khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh mình của An cũng nhờ
vậy mà được phát huy rõ nét. Sự thích thú, mê đắm, say sưa với từng âm thanh, từng
nhành cây ngọn cỏ, từng mùi hương trong rừng cây của An giúp em cảm nhận được
rằng cậu bé thực sự đang tận hưởng thiên nhiên xung quanh mình. An bất giác mà so
sánh rừng núi U Minh với quê hương mình, với những gì mà mình từng đọc trong sách
vở. Và cậu nhận ra rằng, vẻ hoang sơ, kì vĩ này chỉ có tận mắt chứng kiến thì mới có thể
cảm nhận hết được. Những suy nghĩ, nhận xét, tìm tòi khiến đôi lúc em quên mất An chỉ
là một cậu bé chứ không phải một nhà thám hiểm nào cả. Nhưng những khi An trò chuyện
hay giận dỗi với thằng Cò, thì nét tinh nghịch, trẻ con lại hiện hữu trên khuôn mặt cậu.
Lúc ấy, An mới sống đúng với tuổi thật của mình.
Điều em thích nhất ở An, là tình yêu thiên nhiên và sự thích thú khi được hòa mình vào
thiên nhiên xung quanh mình. Bản thân em cũng có sở thích như vậy và luôn ao ước
được đặt chân đến những khu rừng hoang sơ như thế.
7. Phân tích đặc điểm nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Ngắn gọn
Nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một người bố tuyệt vời.
Ông là một người có hiểu biết sâu rộng và suy nghĩ sâu sắc. Điều đó thể hiện qua những
chi tiết nhỏ, như cách ông dạy cho con trai chơi những trò chơi khám phá thiên nhiên khu
vườn bằng các giác quan mới, cách ông cấp cứu cấp tốc cho thằng Tí khi nó bị đuối
nước. Đặc biệt, sự sâu sắc trong trí tuệ của người bố được khẳng định qua chi tiết ông
chia sẻ cách nghĩ của mình về giá trị của những món quà. Không phải một món quà đắt
tiền mới là giá trị. Mà chính những món quà nhỏ, giản dị, nhưng chứa đựng tình cảm
chân thành nhất thì mới có giá trị to lớn. Cách lý giải của người bố đã khiến em rất xúc
động và thán phục. Người bố còn hội tụ những phẩm chất vô cùng tốt đẹp khác. Như là
một người dũng cảm và mạnh mẽ. Ngay khi biết tin có người đuối nước, ông liền quăng
chén cơm rồi băng vườn chạy ra, lao ngay xuống nước cứu người. Ông cũng là một
người giàu tình yêu thương thiên nhiên, cây cỏ và luôn muốn gắn kết, dẫn dắt cho con
trai mình hòa vào với thiên nhiên. Và tất nhiên, ông cũng là một người bố tuyệt vời, luôn
yêu thương và gắn bó với con trai mình. Chính ông vừa là cha, vừa là thầy và cũng vừa
là bạn của con trai. Cùng con lớn lên mỗi ngày.
Nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, thực sự là một người
bố tuyệt vời. Đọc truyện, em cảm giác như mình đang được gặp gỡ và đắm mình trong
tình yêu thương dịu dàng của bố vậy.
8. Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên Ngắn gọn
Thầy giáo Đuy-sen là người thầy giáo đầu tiên và cũng là người thầy giáo vĩ đại nhất
trong cuộc đời của An-tư-nai. Đọc Người thầy đầu tiên, em đã đồng điệu với cảm xúc
của cô bé An-tư-nai và đồng tình với cô về người thầy giáo ấy.
Thầy Đuy-sen hiện lên trong câu chuyện qua hồi ức của người học trò nhỏ. Tác giả không
miêu tả nhiều về hình dáng hay cuộc sống của thầy, mà tập trung vào các hành động cụ
thể. Người thầy giáo ấy đã làm tất cả những điều tốt đẹp nhất mà mình có thể làm được
cho học trò nhỏ của mình. Giữa mùa đông lạnh buốt, thầy đắp tường, trải rơm cho học
sinh được học trong một căn phòng ấm áp. Thầy còn lội suối lạnh buốt, để cõng từng
bạn đi qua suối. Ở các đoạn suối nhỏ, thầy dùng tay bốc từng nắm bùn để đắp nên con
đường nhỏ cho các bạn đi về. Hay như lúc đối mặt với bọn quý tộc kệch cỡm, thầy đã
nhẫn nhịn và tìm cách lảng tránh, thu hút sự chú ý của học sinh bằng các câu chuyện
cười. Mục đích cũng là để cho tâm hồn của các em không bị vấy bẩn bởi những kẻ xấu
xa hay câu chuyện giai cấp. Hơn cả một người thầy của hiện tại, thầy Đuy-sen còn luôn
suy nghĩ cho tương lai của học trò mình. Nhờ có thầy luôn ở bên động viên, cổ vũ bằng
sự yêu thương và tin tưởng, mà cô bé mồ côi An-tư-nai mới lấy lại niềm tin cho cuộc
sống và động lực học tập. Để tương lai trở thành một nghị viên có tầm ảnh hưởng trong tương lai.
Thầy giáo Đuy-sen là một người thầy vĩ đại. Bởi thầy không chỉ dạy cho học sinh con
chữ, mà còn đem đến cho các em sự yêu thương, quan tâm, chở che. Thật may mắn
cho An-tư-nai và các bạn nhỏ trong câu chuyện, khi được học với một người thầy tuyệt vời như thế.
9. Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ-mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Ngắn gọn
Trong văn bản Chiếc lá cuối cùng, cụ Bơ-mơn là nhân vật để lại những ấn tượng sâu
đậm nhất trong trái tim người đọc.
Cụ Bơ-mơn được khắc họa là một người họa sĩ già có đam mệ cháy bỏng với thế giới
của màu sắc. Dù đã dành cả đời mình để theo đuổi hội họa, nhưng ông vẫn chẳng có
cho mình một tác phẩm để đời nào. Và rồi, duyên trời định đã để cho cụ gặp gỡ hai họa
sĩ trẻ ở bệnh viện. Nhìn Giôn-xi - một mầm non với nhiều cơ hội và tương lai ở phía
trước, đang tự buông xuôi cuộc đời mình, cụ thương tiếc vô cùng. Chính vì vậy, để giữ
cho Giôn-xi hi vọng sống, cụ Bơ-mơn đã có một hành động thật khó tin. Trong đêm mưa
bão, cụ đội mưa mặc rét để vẽ nên một chiếc lá cuối cùng - chiếc lá bất diệt cho cây khô
trước cửa sổ phòng bệnh Giôn-xi. Thật khó mà tin được, khi một người họa sĩ cả đời
mình không vẽ nên một kiệt tác nào, vào những giây phút cuối đời lại tạo ra một tác phẩm
có thể đánh lừa thị giác của cả hai họa sĩ trẻ. Hơn cả như vậy, bức tranh chiếc lá của cụ
Bơ-mơn đã trở thành một liều thuốc thần, vực dậy tinh thần và khát vọng sống trong
Giôn-xi. Bức tranh ấy thực sự là một kiệt tác vĩ đại với sức mạnh vô cùng to lớn. Đó cũng
chính là ý nghĩa chân chính của nghệ thuật - đồng điệu, nuôi dưỡng và khơi gợi những
tình cảm trong sáng, tốt đẹp nhất trong trái tim con người. Khi bức tranh chiếc lá làm
được điều đó, thì cũng có nghĩa là cụ Bơ-mơn đã thực sự chạm đến nghệ thuật chân
chính mà mình khao khát bấy lâu nay.
Chính tấm lòng nhân hậu, sự hi sinh cao cả và vĩ đại của cụ Bơ-mơn đã trở thành thuốc
màu vẽ nên bức kiệt tác vĩ đại. Vì vậy, tuy cụ đã ra đi, nhưng vẫn sẽ tiếp tục sống mãi
trong trái tim người đọc, trong tương lai của họa sĩ Giôn-xi.
10. Phân tích đặc điểm nhân vật Thánh Gióng Ngắn gọn
Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là một biểu tượng về hình tượng
người anh hùng trong văn hóa dân gian nước ta.
Thánh Gióng là người anh hùng xuất phát từ nhân dân, của nhân dân. Bởi vì chàng xuất
hiện khi đất nước lâm nguy, và chỉ cất tiếng gọi đầu tiên khi nghe thấy lời kêu gọi của sứ
giả. Có thể nói, lý do mà Thánh Gióng xuất hiện chính là đánh giặc cứu nước. Với sứ
mệnh cao cả ấy, chàng sinh ra và lớn lên với nhiều điều kì lạ. Thánh Gióng còn là người
anh hùng của nhân dân, sinh ra từ nhân dân. Bởi để nuôi chàng lớn lên, cả làng đã cùng
nhau góp gạo thổi cơm, rồi may áo cho chàng mặc. Sự lớn lên của chàng, là sự góp sức
của toàn thể nhân dân. Sức mạnh của chàng là sự đoàn kết của toàn dân. Nhờ vậy, đã
tạo nên một Thánh Gióng dũng mãnh phi thường, không kẻ thù nào địch nổi.
Người anh hùng Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng trong lòng nhân dân ta. Với
sức mạnh lớn lao, chiến đấu vì hoàn bình của dân tộc. Người anh hùng ấy dù thời gian
trôi qua, vẫn sẽ sống mãi trong trái tim của người dân Việt ta.
11. Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa Ngắn gọn
Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật mà em yêu thích nhất là cậu bé Sơn. Bởi
vì cậu có một trái tim vô cùng ấm áp và nhân hậu.
Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng ở Sơn có một tình yêu thương vô cùng to lớn. Điều đó thể hiện
qua từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện. Như khi Sơn di chuyển về phía mẹ, đã “kéo chăn
lên đắp cho em” đang ngủ say. Đặc biệt, sự nhân hậu của cậu bé được thể hiện rõ nhất
qua cách cậu đối xử với cô bé nhà nghèo là Hiên. Vốn là con của một gia đình khá giả,
nhưng Sơn vẫn chơi cùng Hiên đứa trẻ nhà nghèo mà không hề có sự phân biệt đối xử
hay coi khinh cô bé. Cậu xem cô bé là bạn và cùng nhau chơi đùa. Khi thấy Hiên chỉ mặc
chiếc áo cũ rách dù trời rất rét, cậu đã rủ chị Lan về lấy cái áo bông cũ ở nhà chi Hiên
mặc. Hành động ấy cho thấy tấm lòng giàu tình yêu thương và biết chia sẻ cho hoàn
cảnh khó khăn của Sơn. Dù sau này, vì sợ bị mẹ mắng nên Sơn có tìm cách gặp Hiên
để lấy lại áo, thì đó cũng chỉ là nỗi lo sợ của đứa trẻ con thơ ngây mà thôi.
Từ đó, em cảm nhận được ở nhân vật Sơn một trái tim ấm áp vô cùng. Chính tình yêu
thương, chia sẻ của Sơn đã sưởi ấm cho không chỉ cô bé Hiên, mà còn cho cả người
đọc nữa trong những ngày trời đông giá rét.
12. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
• Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học
• Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm
• Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
• Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật
13. Các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Bước 1: Trước khi viết
- Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Tìm ý: tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật và đưa ra những suy
luận về đặc điểm nhân vật đó - Lập dàn ý Bước 2: Viết bài Các lưu ý:
- Để những nhận xét về nhân vật thuyết phục và có giá trị, cần dựa trên những sự việc,
chi tiết liên quan đến nhân vật trong tác phẩm
- Cần nhìn nhân vật, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ trong một chỉnh thể trọn vẹn để
có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục
- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá một cách
chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những
nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết