Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ Văn 10 sách Chân Trời Sáng Tạo

Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội sách CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Son bài Viết văn bản ngh lun v mt vấn đề xã hi
sách CTST
* Tri thc v kiu bài:
Văn bản ngh lun v mt vấn đề hi kiểu văn bản dùng l, bng chứng để
bàn lun làm sáng t v mt vấn đề hi (mt ý kiến, một tưởng đạo hay
mt hiện tưng xã hội), giúp người đọc nhn thức đúng về vấn đề và có thái độ, gii
pháp phù hợp đối vi vấn đề đó.
* Yêu cầu đối vi kiu bài:
- Nêu và gii thích đưc vấn đề ngh lun.
- Trình y ít nht hai luận điểm v vấn đề hi; th hiện ràng quan đim, thái
độ (khẳng đinh/ bác b) của người viết, hướng người đọc đến mt nhn thức đúng
thái đ, gii pháp phù hợp trưc vẫn đ hi. Liên h thc tế, rút ra ý nghĩa
ca vấn đề.
- S dụng được các bng chng thc tế tin cy nhm cng c cho lí l,
- Sp xếp luận điểm, lí l theo trình t hp lí.
- Diễn đạt mch lc, khúc chiếc, có sc thuyết phc.
- Có các phn: m bài, thân bài, kết bài theo quy cách ca kiu bài.
M bài: nếu vấn đề xã hi cn ngh lun; s cn thiết bàn lun v vấn đề.
Thân bài: trình bày ít nht hai luận điểm chính nhm làm rõ ý kiến và th hin quan
điểm, thái đ của người viết (trước cách biu hiện đúng/ sai/ tốt/ xu); s dng l
và bng chng thuyết phc.
Kết bài: Khẳng định li tm quan trọng hay ý nghĩa ca vấn đề cũng thái độ, lp
trưng ca ngưi viết.
Đọc ng liu tham kho
Câu 1 trang 56 SGK Ng văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Ng liệu đã đáp ứng được yêu cu v b cục đối vi kiu bài ngh lun v
mt vấn đề xã hội hay chưa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ng liu tham kho.
- Đọc yêu cu v b cục đối vi kiu bài ngh lun v mt vấn đ hi phn
Tri thc v kiu bài.
- Đối chiếu và đưa ra nhận xét.
Li gii chi tiết:
- Ng liệu trên đã đáp ứng được yêu cu v b cục đối vi kiu bài ngh lun v mt
vấn đề xã hi:
+ Đã nêu và giải thích được vấn đề cn ngh lun.
+ Có h thng luận đim rõ ràng, lí l, bng chng thuyết phúc, xác thc, gần gũi.
Câu 2 trang 56 SGK Ng văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Vic c gi dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiu v khái nim
“thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách trin khai vấn đề?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ng liu tham kho.
- Đặt ra tình huống ngược lại “Nếu tác gi không gii thích khái niệm “thần tượng”
thì s gây ra khó khăn gì?”
Li gii chi tiết:
Việc đưa ra ch hiu v khái nim “thần tượng” đoạn đầu trong phn thân
bài rt hp lí. Bi s giúp người đọc hiểu hơn về vấn đề người viết đang
mun nói tới; sở cho nhng luận điểm tiếp theo tăng sức thuyết phc cho
mt bài văn ngh lun.
Câu 3 trang 56 SGK Ng văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Nhn xét v cách ngưi viết s dng l bng chứng để làm sáng t các
luận điểm chính trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn b ng liu tham kho.
- Chú ý cách người viết s dng l bng chng để m sáng t các luận đim
chính trong văn bn.
Li gii chi tiết:
Cách người viết s dng l bng chng để làm sáng t các luận điểm
chính trong văn bn rt thuyết phc, xác thc được trình y theo mt trình t
hp lí. l bng chứng được s dng ngay sau luận điểm chính mà nh đó vấn
đề ngh luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 4 trang 56 SGK Ng văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Nêu mt s t ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm
ca mình, nhn xét v cách th hin y.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ng liu tham kho.
- Chú ý mt s t ng, câu văn cho thấy người viết đã th hiện quan điểm ca mình.
Li gii chi tiết:
- Mt s t ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý th hiện quan điểm ca mình:
+ “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có my câu hi cần được tr li tha đáng”.
+ “Theo tôi” được lp li nhiu ln.
=> Nhn xét: vic s dng mt s t ng và câu văn như vậy giúp cho bài viết ngh
lun mang tính ch quan, th hin cách nhìn của người viết đi vi vấn đề chính
trong bài. T đó, tìm được s đồng cm nơi người đc vng mt vấn đề.
Câu 5 trang 56 SGK Ng văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý trong cách trình bày ý kiến v mt
vấn đề trong đời sng t ng liu trên?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ng liu tham khảo để tìm hiu cách viết.
- T đó rút ra kinh nghiệm cho bn thân.
Li gii chi tiết:
- Cần nêu lên quan đim ca cá nhân.
- Nêu rõ vấn đề mình s ngh lun.
- Cn có h thng luận điểm, dn chng, lí l thuyết phc.
Thc hành viết theo quy trình
Hãy viết văn bản ngh lun trình bày ý kiến v mt trong nhng vấn đ sau:
- Tm quan trng ca động cơ học tp;
- ng x trên không gian mng;
- Quan nim v lòng v tha;
- Th hiếu ca thanh niên ngày nay,...
Phương pháp giải:
- Xác đnh rõ vấn đề s viết.
- Tìm ý và lp dàn ý rõ ràng.
- Viết bài.
Li gii chi tiết:
Dàn ý
1. M bài
Nêu vấn đề xã hi cn ngh lun: Tm quan trng ca động cơ hc tp
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ hc tp?
T khái niệm động cơ để làm rõ khái nim v động cơ hc tp.
b. Động cơ học tập đưc hình thành như thế nào?
- Đưc hình thành dn dn trong quá trình hc tp ca hc sinh.
- Có th chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong
ộng cơ hoàn thiện tri thc).
c. Tm quan trng của động cơ học tp
Động học tập đúng đắn s kích thích tinh thn hc hi ca hc sinh. T đó
nâng cao hiu qu và kết qu ca vic hc.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tp ca hc sinh
- Đưa ra trách nhiệm ca bản thân, gia đình và nhà trường.
3. Kết bài
- Khẳng định tm quan trng ca động cơ học tp.
Bài viết chi tiết
Hc, hc na, hc mãi, câu nói ca Lênin vẫn đúng cho đến tn bây gi. Hc
để tiếp thu kiến thc, những điều cn biết, là hành trang vững trãi trên con đường
tương lai. Tuy nhiên, mt s b phn học sinh đã lơ là việc hc và vic to cho mình
mt động cơ học tp là điều rt cn thiết.
Trưc hết, chúng ta cn tìm hiu thế nào động hc tp? Theo J. Piaget,
“Động tất c các yếu t thúc đẩy th hoạt động nhằm đáp ng nhu cu
định ng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động học tp cái
vic hc ca h phi đạt được để tha mãn nhu cu ca mình. Nói ngn gn, hc
viên học cái thì đó động cơ học tp ca học viên”. Từ mt s kết qu tìm hiu
được, tóm lại, động học tp chính yếu t định hướng, thúc đẩy hoạt động hc
tp, phn ánh đối tượng kh năng thỏa mãn nhu cu chiếm lĩnh tri thức ca
người đọc. Bi vy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc bit quan trng trong sut
quá trình hc tp ca mi ngưi.
Vậy, động học tập được hình thành như thế nào? Động học tp không
sn hay t bộc phát mà đưc hình thành dn dn trong quá trình hc tp ca mi
hc sinh. Nhu cu gii quyết mâu thun gia một bên là “phải hiu biết” và một bên
là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính đ hình
thành động học tập. Ngoài ra, động nói chung động học tp nói riêng
cũng thường có mi liên h mt thiết vi hng thú của con người. Theo tôi, động
hc tập đưc chia thành hai loi: động bên ngoài ộng hội) động cơ
bên trong (động hoàn thiện tri thức). Động hội chính nhng yếu t n
ngoài tác động đến ngưi hc (b mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường
mang yếu t áp lực hơn bởi đôi khi một s trưng hp s mang tính chất ng
chế (ví d: kết qu hc tập không đáp ứng được nhu cu ca b mẹ). Động cơ bên
trong là t bản thân người hc to ra hng thú trong vic hc ca mình (c gng hc
để đạt điểm cao, để hin thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cnh c thể, hai động
y sẽ xut hiện đồng thi bi chúng mi liên h với nhau. Động hội
“bám vào”, “hiện thântrên động hoàn thiện tri thc, tr thành mt b phn ca
động cơ hoàn thin tri thc. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thc vn đóng vai trò
chính.
Động cơ học tp có tm quan trọng như thế nào? Đối vi hc sinh, vic hc
quan trng nht. Bi hành trang tri thc nh trang vng chãi, thiết thc cn
thiết nhất trên con đưng thành công. Bt k làm vic gì, khi chúng ta hng thú,
mi vic mi đưc tiến hành mt cách nhanh chóng nht. Chính vì vy, động cơ học
tp chính yếu t then cht to nên hng thú hc tp cho hc sinh. Nếu đưc
những động học tp phù hp, vic hc s không còn áp lc vi mi hc sinh,
chúng s thy đó điều thú v cn phi chinh phục được. T đó, kết qu hc tp s
được ci thin rt nhiu.
Tuy nhiên, để kích thích s hng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”.
Trưc hết, mi hc sinh cn ý thức được tm quan trng ca vic hc, cn mc
tiêu rõ ràng (Đt câu hi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Vic
t hoàn thiện mình như vậy cũng yếu t quan trọng để khơi dậy động học tp
cho hc sinh. Bên cạnh đó, vic h tr ca ph huynh và giáo viên cũng rất cn thiết.
Cha m cn gii thích rõ cho con hiu v li ích ca vic hc và tác hi nếu như con
người không tri thc để to một động hc tp tích cực cho con. Đặc bit, ph
huynh không nên s dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến b n
bi phn ln s sinh ra mt trái s đố k ch không phi s c gng. Giáo viên
hãy tăng hứng thú trong mi gi hc bng li ging truyn cảm, đôi khi pha chút thú
vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để hc sinh tìm kiếm được những điều
mi l trong nhng trang sách.
Vi tt c những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, t mỗi người hãy đề ra cho
mình cách hc và mục đích học đúng đắn, xác thc; c gắng để đạt đưc thành công
đó. Đồng thi, cha m giáo viên cũng chính những ớc đệm quan trọng đ
giúp con tìm ra động hc tập. như vậy, vic học đối vi mi hc sinh s
không còn là ác mng.
| 1/6

Preview text:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội sách CTST
* Tri thức về kiểu bài:
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để
bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay
một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải
pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái
độ (khẳng đinh/ bác bỏ) của người viết, hướng người đọc đến một nhận thức đúng
và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vẫn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ,
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiếc, có sức thuyết phục.
- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.
Mở bài: nếu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.
Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan
điểm, thái độ của người viết (trước cách biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ
và bằng chứng thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cũng thái độ, lập
trường của người viết.
Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về
một vấn đề xã hội hay chưa? Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
- Đọc kĩ yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội ở phần Tri thức về kiểu bài.
- Đối chiếu và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
+ Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phúc, xác thực, gần gũi.
Câu 2 trang 56 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm
“thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề? Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
- Đặt ra tình huống ngược lại “Nếu tác giả không giải thích khái niệm “thần tượng”
thì sẽ gây ra khó khăn gì?”
Lời giải chi tiết:
Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân
bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang
muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho
một bài văn nghị luận.
Câu 3 trang 56 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các
luận điểm chính trong văn bản. Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm
chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự
hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn
đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 4 trang 56 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm
của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy. Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã thể hiện quan điểm của mình.
Lời giải chi tiết:
- Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:
+ “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
+ “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.
=> Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị
luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính
trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.
Câu 5 trang 56 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một
vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên? Phương pháp giải:
- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo để tìm hiểu cách viết.
- Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
- Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
- Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.
Thực hành viết theo quy trình
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,... Phương pháp giải:
- Xác định rõ vấn đề sẽ viết.
- Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng. - Viết bài.
Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập 2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong
(động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó
nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường. 3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập. Bài viết chi tiết
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học
để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường
tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình
một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget,
“Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và
định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà
việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học
viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu
được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học
tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của
người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt
quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không
có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi
học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên
là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình
thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng
cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ
học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ
bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên
ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường
mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng
chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên
trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học
để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động
cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội
“bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của
động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là
quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần
thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú,
mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học
tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được
những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh,
chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ
được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”.
Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục
tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc
tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập
cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết.
Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con
người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ
huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn
bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên
hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú
vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều
mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho
mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công
đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để
giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.