-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu soạn văn 11 Chân trời nhé.
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu soạn văn 11 Chân trời nhé.
Chủ đề: Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn) 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1: Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã
được triển khai như thế nào và đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa? Bài làm
Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được
triển khai theo một trình tự và đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.
Câu 2: Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá
được sắp xếp theo trình tự nào? Tác dụng của việc sắp xếp nội dung
thuyết minh theo trình tự ấy là gì? Bài làm
Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp
xếp theo trình tự các công việc: Nguyên liệu - cách thực hiện – yêu
cầu về thành phẩm . Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết
minh theo trình tự ấy là giúp người đọc hiểu, biết về phương pháp,
cách làm một chiếc nón lá một cách dễ hiểu.
Câu 3: Các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong một bài
thuyết minh về quy trình hoạt động; chỉ ra một số chi tiết cho thấy
bài viết tham khảo có sử dụng yếu tố này. Bài làm
-Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng giúp người
đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của sự vật,
công dụng, cách sử dụng từ sự vật.
Trong văn bản, việc miêu tả chi tiết các thao tác của quy trình làm
nón như: Khâu này đòi hỏi phải thực hiện khá đều tay sao cho các
phiến lá chồng lên nhau không bị xô lệch...... giúp người đọc hình
dung được các quy trình và biết cách thực hiện các quy trình đó.
Câu 4: Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có tác dụng gì? Bài làm
Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có
tác dụng làm sinh động hóa quy trình, khiến cho văn bản trở nên hấp
dẫn và truyền cảm, thuyết phục hơn.
Câu 5: Bài viết sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào?
Tác dụng của phương tiện ấy trong bài viết là gì? Bài làm
Văn bản đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ hình ảnh. Việc
sử dụng phương tiện ấy trong văn bản giúp cụ thể hóa lời thuyết
minh trong văn bản giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ
dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất, giúp người đọc dễ dàng hình dung
ra việc làm ra chiếc nón lá.
Hình ảnh được đưa ra sau khi nêu ra đặc điểm giúp người đọc dễ
hình dung quá trình làm nón.
Câu 6: Từ bài viết, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài
thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hay nhiều yếu
tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Bài làm
Trong một bài văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng kết hợp
các phương pháp để làm văn bản thuyết minh trở nên sinh động và
gây ấn tượng hơn với người đọc.. Trong văn bản thuyết minh có thể
kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối
tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
Thực hành viết theo quy trình
Đề bài: Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một
đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều
yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Bài làm
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó
đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong
những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham
gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ
chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm
nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng
hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn
tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một
cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng
năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm
gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành
chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã
yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng,
cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ.
Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ
của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí
của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất,
còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn
của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo,
cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân
trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình
trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.
Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở
thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó
giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó
cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn. ----------------------------