-
Thông tin
-
Quiz
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng Việt trang 71
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng Việt trang 71 được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (CTST) 25 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng Việt trang 71
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng Việt trang 71 được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (CTST) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 lớp 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 71 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng,
quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không
bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu viết lại như vậy, thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như sau:
Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết
Câu văn của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, không bói quả, phụ công sức chăm
quyết không bói quả”
bẵm, chờ mong của ông”
Cây ổi hoạt động bình thường,
Cây ổi được nhân hóa, chủ động
Ý nghĩa không ra trái và được kể lại, được kiên quyết không ra trái. Bản thân
của câu người viết đánh giá là quyết không cây có suy nghĩ, hành động như văn có quả con người
→ Khi viết lại, nội dung câu văn vẫn không thay đổi (kể về việc cây ổi không có
quả) nhưng câu văn đã trở nên sinh động, thú vị và hấp dẫn hơn.
Câu 2 trang 71 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn trích sau:
[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm
quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé
xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
a. Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời:
a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là:
"Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang
xanh nhạt, căng bóng."
b. Tác dụng của việc sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn:
• giúp hành động của nhân vật diễn ra liền mạch hơn
• giúp câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
• giúp hạn chế lặp lại nhiều lần các chủ ngữ giống nhau trong đoạn văn
Câu 3 trang 71 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu: "Tôi sẽ không
bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý viết lại câu văn như sau: "Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên"
Câu 4 trang 71 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả
về một đối tượng nào đó.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
• Chú chó đang ngủ, nghe thấy tiếng sột soạt phía trước cổng liền vội vàng
chồm dậy, lao ra kiểm tra ngay.
• Dì Hòa có mái tóc đen dài óng mượt, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu cùng
đôi mắt đen láy như biết cười.
• Mùa hè đến, cây phượng sung sướng vươn cành, khoe những chùm hoa đỏ
rực như ngọn lửa, đung đưa khoe với lũ trẻ con đang chơi đùa dưới bóng mát của nó.
• Con chim chích bông đã thức dậy, cẩn thận ló cái đầu nhỏ ra ngoài tổ, rồi
mới hớn hở chạy vội ra và cất cánh bay xuống mặt cỏ.
• Chú cá vàng ngẩn ngơ nhìn theo những tấm bèo xanh, khẽ khàng tiến lại
gần, hôn nhẹ lên lá bèo một cái rồi lại ngại ngùng chúi xuống đáy bể.
Câu 5 trang 71 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo Đọc đoạn văn sau:
Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa
một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi
bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.
a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn đó.
Hướng dẫn trả lời:
a. Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa là: vui, nhảy nhót reo vui phần phật
b. Tác dụng: giúp khắc họa ngọn khói với những cung bậc cảm xúc như con người,
giúp hình ảnh trở nên sinh động, thú vị và hấp dẫn hơn, tạo thêm điểm nhấn thú vị cho đoạn văn