-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn Văn 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu | Ôn tập trang 29 | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu | Ôn tập trang 29 | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Soạn Văn 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu | Ôn tập trang 29 | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu | Ôn tập trang 29 | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (CTST) 23 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
- Đề giữa HK1 Ngữ Văn 8 (17)
- Đề HK1 Ngữ Văn 8 (27)
- Đề giữa HK2 Ngữ Văn 8 (13)
- Đề HK2 Ngữ Văn 8 (14)
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 (6)
- Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (CTST) (19)
- Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận) (CTST) (17)
- Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (CTST) (19)
- Bài 5: Những tình huống khôi hài (CTST) (20)
- Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường) (CTST) (18)
Preview text:
Soạn Văn 8 Ôn tập trang 29
Câu 1 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ
Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu).
Hướng dẫn trả lời:
Trong lời mẹ hát (Trương Nam
Nhớ đồng (Tố Hữu) Hương) Điểm
- Về nội dung: Cùng viết về tình yêu quê hương da diết, trực trào. Nhắc
giống nhớ đến những kỉ niệm thân thương.
- Về hình thức: Sử dụng thể loại là thơ để sáng tác, ngôn
ngữ thơ nhẹ nhàng trong sáng, hình ảnh mộc mạc, giản dị Điểm
- Đối tượng: nhớ đến mẹ và lời ru của
- Đối tượng: nhớ đến những khác
mẹ. Bài thơ là cảm xúc yêu thương và
người nông dân vất vả lam lũ,
biết ơn trước công ơn và đức hi sinh
cánh đồng quê hương, mái nhà của người mẹ.
tranh. Thể hiện khát vọng tự do,
- Hình thức: Tác giả đã sử dụng biện
tình yêu nhân dân, đất nước,
pháp nhân hoá để nhấn mạnh sự khổ
yêu cuộc sống của chính mình.
cực của mẹ qua thời gian. Sử dụng thể - Hình thức: Sử dụng rất thành
thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, công biện pháp tu từ điệp ngữ,
giản dị. Phương pháp tương phản:
điệp cấu trúc. Giọng thơ da diết,
Lưng mẹ còng xuống con thêm cao
khắc khoải, sâu lắng. Hình ảnh
thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường
Câu 2 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ sau:
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng chảy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca) Hướng dẫn trả lời:
Tác giả đã sử dụng vần “a” để gieo ở cuối các câu, ngắt nhịp 3/4 làm cho nội dung
của văn bản có sự kết nối, mạch lạc, câu thơ được mở rộng, ngân ra tạo ra bức
tranh thiên nhiên hài hào với những gam màu tươi tắn, có âm thanh vui nhộn.
Câu 3 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lựa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được
mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi
một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh
vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua
chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn
trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm) Hướng dẫn trả lời:
a. Từ tượng hình: Xâm xấp
Tác dụng: Nước gần như phủ kín bề mặt lúa, một vùng quê nghèo, suốt mấy tháng
là mưa nên con người nơi đây rất mong nắng, người ta thiết kế những giàn phơi để
hong mọi thứ cho khô. Khi cuộc sống hiện đại, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn thì
những ngày mưa trở thành kỉ niệm để nhắc nhớ.
b. Từ tượng thanh: xào xạc, rì rả, lộp bộp
Âm thanh ban đêm cũng là âm thanh của cuộc sống loài vật, kết hợp với biện pháp
tu từ nhân hóa làm cho đối tượng được nhắc đến thêm sinh động, hấp dẫn. Một
không gian đêm khuya với sương rơi và sự sống vẫn tiếp tục.
Câu 4 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì? Hướng dẫn trả lời:
Điều em cảm thấy thú vị nhất khi làm một bìa thơ sáu chữ là làm sao trong sáu chữ
ấy phải truyền tải được suy nghĩ, đây vừa là khó khăn vừa kích thích sự sáng tạo.
Từ đó, việc lựa chọn ngôn từ, sử dụng hình ảnh cần có chọn lọc, chau chuốt
Câu 5 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó. Hướng dẫn trả lời: Đoạn văn tham khảo NHỮNG CÁNH BUỒM
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch […]
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.” _Hoàng Trung Thông_
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều
cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy
tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến
đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành
cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh
buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện
khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha
cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác
giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ
làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những
cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Câu 6 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Liệt kê một vài kỹ năng mà em có được khi nghe vả tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Hướng dẫn trả lời: ● Kĩ năng thuyết trình
● Kĩ năng làm việc nhóm
● Kĩ năng xử lý tình huống, đặc biệt là những tình huống bất ngờ ● Kĩ năng giao tiếp
Câu 7 (trang 29SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Tinh yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào? Hướng dẫn trả lời:
- Tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh,
truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tình yêu thương tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường
lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Tình yêu thương là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
→ Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia,
đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. ..............................