Soạn Văn 8 Bài 7: Yêu thương và hi vọng | Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác | Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 8 Bài 7: Yêu thương và hi vọng | Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Bài 7: Yêu thương hi vọng | Nghe tóm tắt nội dung thuyết
trình của người khác | Chân trời sáng tạo
Đề bài (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nghe tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày
trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
- Xác định mục đích nghe để hiểu thêm về tác phẩm văn học đã đọc hoặc thu nhận
thông tin về những tác phẩm chưa đọc.
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sẽ được thuyết trình.
Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang...) để ghi chép đánh dấu hoặc gạch
chân những thông tin quan trọng.
Bước 2: Nghe ghi chép
Lắng nghe các thông tin về tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ
đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật...
Theo dõi ghi tóm tắt các luận điểm, lẽ, bằng chứng người nói sử dụng
trong bài thuyết trình.
Ghi những câu hỏi em muốn trao đổi với người thuyết trình.
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa chia sẻ
Đọc lại trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác chỉnh sửa (nếu cần).
Nêu câu hỏi về những điểm em chưa hoặc không đồng tình với người thuyết
trình.
Trao đổi với các bạn về ba vấn đề sau:
- Cách lắng nghe nắm bắt nội dung thuyết trình.
- Cách ghi tóm tắt nội dung đã nghe.
- Cách nêu câu hỏi cho người thuyết trình.
Bài tham khảo
Mở bài:
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông cả kiếp người
Nhắc đến Bác ta nhắc đến Vị lãnh tụ đại, người cha già kính yêu của dân tộc,
nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người bao câu chuyện
cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc
đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động,
thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam dịp ra thăm lăng Bác.
Thân bài:
1.1. Tác giả Viễn Phương
- gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1976
+ Sau giải phóng, cũng khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương dịp ra thăm
lăng.
-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ
nói riêng mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
3. Phân tích:
3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian cảnh vật ngoài lăng.
*Câu thơ đầu
Con miền Nam ra thăm lăng Bác
- Cách xưng hô: Con Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương
dành cho Bác. Bác không còn Vị lãnh tụ đại, cao xa nữa đã trở thành một
người cha của nhân dân Việt Nam.
- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn
đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.
- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng
khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa.
Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.
*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:
+ Xuất hiện nhiều trong văn học
+ hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp CON
NGƯỜI VIỆT NAM.
- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:
+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó
khăn, trở ngại, thách thức. chặng đường đầy đau thương lịch sử dân tộc đã
đi qua.
+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng
những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây
tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.
+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh
những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công
dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng
thành kính trước anh linh của Bác.
- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức
sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre của nhân dân, đất nước.
*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên
cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung
thành với tưởng vị lãnh tụ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua
đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng dân tộc nói chung với
Người.
3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
*2 câu đầu: Bác vầng mặt trời đại của dân tộc.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt
trời thứ nhất, mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì
vầng mặt trời thứ 2 hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng
tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người
đã mang luận cương Mác nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước.
Bác sự sống diệu kì, sự hồi sinh sau đêm trường lệ dưới ách phong kiến
thực dân.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:
+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng
tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử,
nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.
+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ.
Đó niềm tiếc thương hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.
+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên
tưởng đến dòng nước mắt sự hiện hữu của nỗi đau mất mát.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như ai đó hình
dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy
mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ đại.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Bảy chín mùa xuân: Vừa số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn
dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp đại của người mùa xuân của
dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời mang về mùa xuân cho
đất nước.
+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng
lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng
những bông hoa chiến công nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để
mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ giây phút thành kính, thiêng liêng dâng
lên trước anh linh của Người.
3.3. Khổ 3 NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.
*3 câu thơ đầu hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh mãi mãi
-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương đất nước, nhân dân ta đã
mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang
chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm”
đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân
VN, Bác chưa một giây phút đi xa.
*Câu thơ cuối:
sao nghe nhói trong tim.
- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật:
Nét nghĩa giữa 3 câu đầu câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.
+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân
hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm
chiếm trọn trái tim đau nhói trong tim.
+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do
cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã thì con người ấy mãi mãi ra đi.
=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói trong tim. Trái tim, vốn biểu
tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang
nghe muôn vàn nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi
đau, sự mất mát.
3.4. Khổ 4 CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.
*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước
mắt.
+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ nói thương đã dốc cạn
lòng, chạm đáy của tình cảm, mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.
+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm
xúc của mình. Đến giờ lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.
*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt
của nhà thơ.
- Dấu ba chấm câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ.
Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời
+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.
=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời
-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.
=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác không muốn
rời xa, muốn được mãi bên người.
=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình
cảm đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:
+ Đầu bài thơ hình ảnh “hàng tre” biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân
dân VN
+ Cuối bài thơ hình ảnh “cây tre” biểu tượng cho nhân tác giả, với sự đóng
góp nhỏ của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất
nước.
ð Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng
định tinh thần yêu nước.
4. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.
- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ
cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.
- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng,
trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn
dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương phản đối lập…
.....................
.
| 1/5

Preview text:

Bài 7: Yêu thương và hi vọng | Nghe và tóm tắt nội dung thuyết
trình của người khác | Chân trời sáng tạo
Đề bài (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày
trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
- Xác định mục đích nghe để hiểu thêm về tác phẩm văn học đã đọc hoặc thu nhận
thông tin về những tác phẩm chưa đọc.
• Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sẽ được thuyết trình.
• Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang...) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch
chân những thông tin quan trọng.
Bước 2: Nghe và ghi chép
• Lắng nghe các thông tin về tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ
đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật...
• Theo dõi và ghi tóm tắt các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng trong bài thuyết trình.
• Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ
• Đọc lại và trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu cần).
• Nêu câu hỏi về những điểm em chưa rõ hoặc không đồng tình với người thuyết trình.
• Trao đổi với các bạn về ba vấn đề sau:
- Cách lắng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình.
- Cách ghi tóm tắt nội dung đã nghe.
- Cách nêu câu hỏi cho người thuyết trình. Bài tham khảo Mở bài: VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông cả kiếp người
Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc,
nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện
cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc
đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động,
thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác. Thân bài:
1.1. Tác giả Viễn Phương
- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác” - Hoàn cảnh sáng tác: + 1976
+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.
-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ
nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác. 3. Phân tích:
3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng. *Câu thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương
dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một
người cha của nhân dân Việt Nam.
- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn
đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.
- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng
khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa.
Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.
*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:
+ Xuất hiện nhiều trong văn học
+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.
- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:
+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó
khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.
+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng
những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây
tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.
+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh
những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công
dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng
thành kính trước anh linh của Bác.
- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức
sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.
*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên
cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung
thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua
đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.
3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt
trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì
vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng
tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người
đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước.
Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:
+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng
tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và
nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.
+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ.
Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.
+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên
tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình
dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy
mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn
dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của
dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.
+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng
lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là
những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để
mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng
lên trước anh linh của Người.
3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.
*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã
mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang
chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và
đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân
VN, Bác chưa một giây phút đi xa. *Câu thơ cuối:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật:
Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.
+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân
hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm
chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.
+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do
cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.
=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu
tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang
nghe muôn vàn nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.
3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.
*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.
+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ nói thương là đã dốc cạn
lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.
+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm
xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.
*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.
- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ.
Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời
+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.
=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời
-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.
=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn
rời xa, muốn được ở mãi bên người.
=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình
cảm đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:
+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN
+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng
góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.
ð Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng
định tinh thần yêu nước. 4. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.
- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ
cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.
- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng,
trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn
dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương phản đối lập… ..................... .