-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sông Hương ở Ngoại Vi Thành Phố - Văn học
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ-Ngụy ở thời kỳ trước năm 1975. Ông chuyên viết về bút kí và tản văn.Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
Ai đã đặt tên cho dòng sông
(Sông Hương ở ngoại vi tp Huế) Bài làm
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại,
ông là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ-Ngụy
ở thời kỳ trước năm 1975. Ông chuyên viết về bút kí và tản văn. Ông sinh ra ở Quảng Trị
nhưng lại gắn bó sâu sắc với cố đô Huế nên những sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê
hương, đất nước, con người đặc biệt là văn hóa Huế như: “Ngồi trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Ai
đã đặt tên cho dòng sông”......Trong đó tùy bút “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thực sự là một
trong những trang viết hay nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông mang một huyền
thoại đẹp – sông Hương. Với sự hiểu biết sâu sắc về Huế, về thuỷ trình của sông Hương kết
hợp văn phong khoa học, chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa
chiều – Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực đã mang đến những xúc cảm nồng nàn về Hương
giang – dòng sông của thơ ca. Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đã được nhà văn tập trung sâu
sắc qua đoạn trích: (trích dẫn)
Là nhà văn gốc Quảng Trị nhưng trưởng thành ở Huế, gắn bó với Huế và đã hơn nửa
cuộc đời sống bên cạnh dòng sông Hương trước khi viết tuỳ bút này. Nên hơn ai hết, Hoàng
Phủ Ngọc Tường rất am hiểu Hương giang. Sông Hương với ông cũng như một người tình mà
suốt cả cuộc đời ông trăn trở đi tìm và lý giải cội nguồn tên gọi. Tuỳ bút này được nhà văn
viết tại Huế năm 1981, in trong tập cùng tên. Đoạn trích trên là đoạn nằm ở phần đầu của bút
ký –sau khi tác giả miêu tả sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn .
Điểm nhìn của tác giả đối với sông Hương kéo dài theo suốt cuộc hành trình của con
sông. Sau cái khởi nguồn ở vùng thượng lưu, sông Hương tiếp tục hành trình cam go, vất vả
của mình để đến với Huế. Trước khi chảy vào lòng thành phố thân thương, nó cũng đã kịp để
lại những dấu ấn riêng của mình. Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của tác giả, toàn bộ cuộc
hành trình của dòng sông từ thượng nguồn về tới Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức
người tình nhân đích thực của một cô gái đẹp trong câu chuyện cổ tích lãng mạn về tình yêu.
Trong tình yêu với Huế, người tình sông Hương hiện lên với những vẻ đẹp như thế nào?
Khi chảy qua miền địa hình đồng bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả Sông
Hương ở điểm nhìn vừa xa vừa gần, vừa thi ca vừa hội hoạ. Ở những điểm nhìn xa, sông
Hương hiện lên đẹp ở những đường cong quyến rũ. Liên tưởng tới cổ tích “Nàng công chúa
ngủ trong rừng” – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm toát lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của
dòng sông, để từ đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút người đọc vào thuỷ trình đầy mê hoặc của
dòng sống. Tác giả viết “phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức
người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. Nhưng đánh thức rồi
người tình không biết đã đi đâu? Hương giang đã thức dậy ngơ ngác đi tìm. Chính điều này
tạo nên điểm nhìn hội hoạ đầy mê hoặc. Rời xa vùng núi, sông Hương chuyển dòng một cách
liên tục. Sự chuyển dòng này tạo nên “những khúc quanh đột ngột” mà nhà văn gọi đó là “một
cuộc tìm kiếm có ý thức” về người tình tương lai. Ths Phan Danh Hiếu -Vô tình cuộc tìm
kiếm đã tạo nên cho dòng sông một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Sông Hương thật gợi cảm biết
bao dưới ngòi bút của nhà văn, đó là dòng sông uốn khúc như “những đường cong thật mềm”,
có lúc “mềm như tấm lụa”. Đẹp nhất của đường cong mềm mại, thướt tha ấy của cô gái
Hương Giang chính là đoạn “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn
Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều,
Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên
Mụ, xuôi dần về Huế”. Đoạn văn sử dụng phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt
Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… mang đến cho người đọc hình dung về vẻ đẹp của những
danh thắng Huế đô đã đi vào dư địa chí. Ngoài ra cách dùng từ ngữ của nhà văn cũng gợi hình
dung về dòng chảy trữ tình của con sông: “vấp – chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình
cung – ôm lấy – xuôi dần…”. Hệ thống động từ đặc tả dòng chảy ấy làm sông Hương hiện lên
chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và giàu sức sống.
Nhà văn quan sát ở điểm nhìn gần hơn và cảm nhận được “từ Tuần về đây, sông Hương
vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để
sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của
đại ngàn Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh
mẽ khó kiềm toả. Nhưng khi về đến những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, dòng sông đã
phần nào được kiềm chế sức mạnh. Ths Phan Danh Hiếu. Từ đây chỉ còn sắc nước xanh thẳm,
hiền hoà. Sắc xanh thẳm của nước hoà vào bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như
thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” tạo nên vẻ
đẹp như bức đồ hoạ mà ca dao người Huế từng ngợi ca “Đường vô xứ Huế quanh quanh –
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc đồi và ánh chiếu lên
bầu trời Tây Nam thành phố cái sắc màu chỉ riêng Huế mới có: “sớm xanh, trưa vàng, chiều
tím”. Cái sắc màu không trộn lẫn ấy có lần cũng đã thổn thức trong thơ của Đoàn Thạch Biền: Đã bốn lần đến Huế Vẫn lạ như lần đầu
Sông Hương lơ đãng chảy
Nắng tím vướng chân cầu
Không chỉ vậy, Hương Giang còn đẹp bởi “vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như cổ thi”.
Giữa đám quần sơn lô xô, sông Hương như trầm mặc hẳn đi. Bởi nàng đang đi qua một “giấc
ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và
niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề
núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Dường như sông Hương khi
qua vùng địa lý này đã cúi đầu tưởng niệm những anh linh đã khuất, như tưởng niệm cả một
thời dĩ vãng vàng son. Sự trầm mặc của dòng sông như nét đẹp văn hoá của người Huế vốn
coi trọng yếu tố tâm linh và nhất là sự thành kính với các bậc tiền nhân. Có lẽ vì vậy mà mặt
nước Hương giang bỗng trở nên phẳng lặng và kéo dài mênh mang cho đến khi hoà vào “tiếng
chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đó là vẻ
đẹp cổ thi trầm mặc, cổ kính mà hiện đại đã đi vào thi ca, văn học của bao thi sĩ, văn nhân bao đời.
Đoạn văn với lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh, giàu cảm
xúc và liên tưởng, tác giả đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn, in đậm dấu ấn của thiên
nhiên và chiều sâu văn hóa kinh thành Huế của dòng chảy sông Hương.
Đoạn văn miêu tả hành trình của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế phần nào tái
hiện vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với thiên nhiên Huế. Điều đặc biệt là nhà văn
đã nhất quán trong sự hình dung nó như một người con gái đẹp, dịu dàng, đằm thắm trong
hành trình có ý thức tìm đến với người yêu – thành phố Huế. Đoạn văn còn khiến người đọc
yêu mến hơn một Hoàng Phủ Ngọc Tường với tấm lòng thiết tha với quê hương xứ sở, một
Hoàng Phủ Ngọc Tường với cái tôi tài hoa, uyên bác thể hiện ở trí tưởng tượng phong phú,
những am hiểu thấu đáo về dòng sông, để tạo nên văn phẩm tuyệt vời "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"