Sự hình thành, phát triển của trí tuệ và các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ

3.1. Sự hình thành, phát triển trí tuệ.3.1.1. Phân biệt hành động và thao tác trí tuệCó hai cách giải thích cho các khái niệm giữa hành động và thao tác. Đối với các nhà tâm lý học có cùng xu hướng với G. Piaget cho rằng:hành động là các ứng xử của cá nhân đối với sự tác động của các yếutố môi trường bên ngoài, còn thao tác là các hành động đã đượcchuyển vào bên trong và đã được rút gọn.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45470709
3. Sự hình thành, phát triển của trí tuệ và các yếu tố tác động tới
sự phát triển trí tu
3.1. Sự hình thành, phát triển trí tuệ.
3.1.1. Phân biệt hành động và thao tác trí tuệ
Có hai cách giải thích cho các khái niệm giữa hành động và thao tác.
Đối với các nhà tâm lý học có cùng xu hướng với G. Piaget cho rằng:
hành động là các ứng xử của cá nhân đối với sự tác động của các yếu
tố môi trường bên ngoài, còn thao tác là các hành động đã được
chuyển vào bên trong và đã được rút gọn.
Đối với các nhà tâm lý có cùng xu hướng với A.N Leonchev lại giải
thích: hành động trí tuệ là hành động tâm lí trọn vẹn, chịu sự chi phối
bởi một mục đích được ý thức. Còn thao tác là phương tiện, là cơ cấu
kĩ thuật để triển khai đến mục đích đó. Cấu trúc của thao tác được
định hình trong các phương tiện (công cụ) kĩ thuật.
3.1.2. Các quan điểm giải thích sự phát sinh thao tác trí tuệ .
Theo nhóm các nhà tâm lý học theo quan điểm nội sinh:
Trí tuệ chỉ là sự bộc lộ chứ không phải là sự hình thành
Trí tuệ được xác định là những cấu trúc nội tại, đã có của cá nhân, được
bộc lộ dần trong quá trình cá nhân giải quyết nhiệm vụ tư duy.
Cấu trúc trí tuệ có tính hình thức, được tách ra khỏi tri giác thực tại.
Cấu trúc này hình thành thông qua mối liên hệ giữa yếu tố vật lý và
tâm lý
Theo nhóm các nhà tâm lý học theo quan điểm kiến tạo:
Các nhà tâm lý học liên tưởng giải thích rằng: trí tuệ và sự phát triển
của trí tuệ chẳng qua chỉ là sự vận động, hoạt hóa của các mối liên
tưởng mà thôi. Bất kì mối liên tưởng nào cũng có hai khía cạnh: hình
thành và hoạt hóa các mối liên tưởng đã được tạo ra. Do đó, sự khác
lOMoARcPSD| 45470709
biệt về trình độ trí tuệ được quy về sự khác biệt số lượng các mối liên
tưởng và tốc độ hoạt hóa chúng.
Các nhà tâm lý học hành vi thì có cách giải thích khác: hành vi trí tuệ
được giải thích là các phản ứng được tạo ra trong quá trình tương tác
giữa cá thể với môi trường, nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể. -> các
thao tác trí tuệ (bao gồm cả thao tác trí tuệ hình thức, cấp cao) được
hình thành bắt đầu từ những hành động vật chất và là sự kết tinh giữa
kinh nghiệm về thực tế với sự sản xuất riêng của chủ thể.
3.2. Sự phát sinh và phát triển trí tuệ trẻ em theo lý thuyết của G. Piaget
và các giai đoạn phát triển trí tuệ
Theo Piaget, trí tuệ của cá nhân được phát triển từ thấp đến cao được tuân
theo trật tự chặt chẽ, hằng định. Đây không phải là trật tự thời gian mà là
trật tự kế tiếp, mọi cá nhân phát triển bình thường đều tuân theo trật tự đó.
Đồng thời quá trình phát triển này tuân theo hai quy luật: tăng trưởng liên
tục, từng tí, từng tí một (theo cơ chế đồng hóa) và phát triển nhảy vọt,
chuyển theo nguyên lý tổng hợp và thống nhất. Chính sự nhảy vọt cho ta
khái niệm giai đoạn. Piaget cho rằng, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về
chất lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoJn
trí tuệ có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, các thành tựu trí khôn giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn
trước
Thứ hai, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một cấu trúc tổng thể, mà
dựa vào đó người ta có thể giải thích được các cư xử điển hình của trẻ
Thứ ba, các cấu trúc tổng thể là sự thống nhất và hợp nhất những cấu
trúc từ giai đoạn trước. Đó là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ
không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau.
Thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu
tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau.
lOMoARcPSD| 45470709
Thứ năm, trong quá trình phát triển có sự xô lệch giữa các giai đoạn,
nghĩa là đang ở giai đoạn sau nhưng trẻ có thể gặp khó khăn do giai
đoạn trước.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, sắp xếp các dữ kiện, Piaget chia quá trình
phát triển trí tuệ của trẻ thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: là trí tuệ ở cấp độ cảm giác vận động, gọi tắt là giai
đoạn giác động, trẻ từ 0 đến 2 tuổi. Về bản chất, giai đoạn này trí tuệ
vận động chưa đạt tới mức biểu tượng và thao tác. Những thành tựu
chủ yếu của giai đọan này là hình thành các cấu trúc; xây dựng cái
hiện thực; phát sinh tri giác và hình thành mầm mống trí khôn suy
ngẫm
Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn tiền thao tác, tương ứng với trẻ từ 2 đến
6 tuổi. Ở giai đoạn này, thao tác trí tuệ được bắt đầu tiến hành trong
óc thay thế cho thao tác tay chân
Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn thao tác cụ thể tương ứng với trẻ từ 7
đến 11 tuổi. Ở giai đoạn này, học sinh có khả năng phân biệt cái bất biến
và cái biến đổi, thuộc tính của đối phương. Nhờ khả năng này, trẻ
hình thành các thao tác trí tuệ như phân loại, phân hạng và hình thành
khái niệm về thuộc tính của đối tượng,… trẻ 12 tuổi ngoài các thành
tựu trên, trẻ đã đạt được các khái niệm về không gian và thời gian
Giai đoạn thứ tư: là giai đoạn phát triển trí tuệ đạt cấp độ thao tác logic
(thao tác hình thức) ứng với trẻ từ 12 tuổi trở lên và theo Piaget đến
14, 15 tuổi, trí khôn của trẻ đã đạt mức độ hoàn chỉnh. Đặc trưng của
giai đoạn này là các thao tác tư duy của trẻ không cần dựa vào vật c
thể. Trẻ có thể suy luận dựa trên các mệnh đề, các giải thuyết. Trí tuệ
của trẻ đạt tới mức trưởng thành.
Theo Piaget, quá trình phát triển trí tuệ qua các giai đoạn trên phụ thuộc
trước hết vào sự trưởng thành và chín muối các chức năng sinh lý thần
lOMoARcPSD| 45470709
kinh của trẻ; phụ thuộc vào sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông
qua hành động với đối tượng; phụ thuộc vào tương tác của các yếu tố xã
hội và vào tính chủ thể và sự phối hợp chung của hành động. Chính yếu
tố chủ thể làm cho các yếu tố trên không tác động riêng rẽ, rời rạc mà kết
hợp với nhau trong thể thống nhất trong quá trình phát triển của trẻ.
3.3. Các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ cá nhân
3.3.1. Yếu tố di truyền
Vào năm 1869, Galton cho xuất bản cuốn “thiên tài di truyền” giải thích
các nhân vật lỗi lạc thường được sinh ra từ những gia đình lỗi lạc. Có
nghĩa là ông cho rằng di truyền sẽ quyết định đến trí thông minh.
Năm 1966, sau một thời gian dài phân tích chỉ số trí tuệ của 53 trẻ cặp
sinh đôi được nuôi riêng và 95 đôi được nuôi chung, C. Burt đã đi đến
kết luận rằng trí tuệ cá nhân 80% được quyết định bởi yếu tố di
truyền, còn 20% là do môi trường.
Jensen (1969) chỉ ra trí tuệ của một đứa trẻ được quyết định bởi 60% di
truyền và 40% môi trường
Jensks (1972) cho rằng, trí tuệ chịu ảnh hưởng bởi 45% di truyền, 35%
môi trường và 20% là do tác động di truyền và môi trường. -> các nghiên
cứu cho thấy sự sai lệch về nhiễm sắc thể, khuyết tật bẩm sinh là nguyên
nhân chậm trí khôn ở trẻ. Hội chứng down, bệnh trì độn là do thiếu I-ốt.
Các nghiên cứu ở trẻ sinh đôi cho thấy di truyền không ảnh hưởng tới sự
phát triển trí tuệ ở trẻ. 3.3.2. Yếu tố tư chất, bẩm sinh và trí tuệ
Tư chất là đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý, hệ thần kinh,
các cơ quan phân tích và chức năng của chúng được biểu hiện trong giai
đoạn đầu tiên hoạt động của con người. Chẳng hạn, cá nhân có tính nhạy
cảm về màu sắc đó là chức năng đặc biệt của đôi mắt có bộ máy phân tích
thị giác tốt.
lOMoARcPSD| 45470709
Tư chất ở một cá nhân vừa bao gồm những đặc điểm bẩm sinh di truyền,
vừa bao gồm những yếu tố tự tạo. Chẳng hạn, đôi tai nghe âm thanh ngôn
ngữ là đặc điểm bẩm sinh di truyền. Còn thính về âm thanh ngôn ngữ là
do cá nhân tự tạo ra bằng cách rèn luyện nghe thường xuyên. Theo các
học giả tư sản đại diện là ganton (1882 - 1991) - nhà nhân chủng học
người anh đã khẳng định tư chất quyết định trí tuệ, trí tuệ và tư chất là
một, trí tuệ chỉ là thuộc tính tự nhiên của di truyền. Quan điểm này sai
lầm. Về lý luận, không phải mọi đặc điểm đều được di truyền và đặc điểm
di truyền không phải đều được thể hiện ở thế hệ sau.
Về mặt thực tiễn, có những người không hoàn thiện về tư chất nhưng
không hạn chế phát triển năng lực.
Quan điểm của các nhà tâm lý học Marxist không phủ nhận vai trò của
chất, không tách tư chất khỏi trí tuệ và khẳng định:
Tư chất là điều kiện vật chất, là tiền đề tự nhiên cần thiết cho sự hình
thành và phát triển năng lực, trí tuệ
Tư chất có ảnh hưởng đến chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực,
trí tuệ và ảnh hưởng đến sự khác biệt về năng lực giữa người này và
người khác
Tư chất là điều kiện hình thành năng lực, trí tuệ nhưng không quy định
trước năng lực
3.3.3. Yếu tố môi trường và trí tuệ
Về phương diện phát triển trí tuệ của loài người, đã có nhiều công trình
nghiên cứu mối quan hệ giữa trí tuệ và môi trường. Có hai hướng
nghiên cứu đó là:
Thứ nhất: nghiên cứu sự tiến hóa trí tuệ của các cộng đồng người
trong mối tương quan với sự tiến hóa về văn hóa của cộng đồng
đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ văn hóa của cộng đồng là
yếu tố quy định trình độ phát triển trí tuệ
lOMoARcPSD| 45470709
Thứ hai, nghiên cứu các phương thức hành động trí tuệ của các
thành viên trong nền văn hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phương
thức hành động trì tuệ của các thành viên sống trong mỗi cộng
đồng phù hợp với đặc trưng văn hóa của cộng đồng đó.
Về phương diện cá nhân: trong công trình nghiên cứu của Vưgôtxki và
các cộng sự cũng như các nhà tâm lý học phương Tây khác đã chỉ rõ
nội dung xã hội của tư duy cá nhân
Môi trường xã hội (nền văn hóa) là nguồn gốc của sự phát triển trí
tuệ
Môi trường xã hội quy định nội dung và phương thức phát triển trí
tuệ của cá nhân. Và đồng thời là sản phẩm của nó.
Vưgôtxki nghiên cứu về trí tuệ đã chỉ ra rằng:
Về trí tuệ và cấu trúc của trí tuệ: ở con người có hai mức trí tuệ
(thấp và cao). trí tuệ bậc thấp được hình thành theo cơ chế tiến
hóa, cơ chế thích nghi theo con đường tập nhiễm. Trí tuệ bậc
ao có bản chất hoạt động, từ đó hình thành theo cơ chế lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử
Nguồn gốc khách quan của trí tuệ không nằm trong cơ chế sinh
học mà nằm trong thực tiễn đời sống văn hóa - xã hội -> trí
tuệ có nội dung xã hội lịch sử.
Trí tuệ của trẻ được hình thành bằng chính hoạt động của trẻ. Mỗi
giai đoạn phát triển có nhiều hoạt động. Trong đó hoạt động chủ
đạo có vai trò lớn trong phát triển trí tuệ.
Trẻ em không thể tự mình hoạt động để phát triển mà phải
thông qua người lớn và sự hợp tác trẻ - người lớn
Dạy học theo đúng chức năng là dạy học phát triển do đó
dạy học phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển -> thuyết hoạt
động được nghiên cứu vận dụng vào tâm lý học trí tuệ rất lớn. Vì các
lOMoARcPSD| 45470709
nguyên lý, phương pháp luận được ứng dụng vào tổ chức hình thành trí
tuệ cá nhân, phát triển trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, thuyết hoạt động
nhấn mạnh tới lĩnh hội, tái tạo kinh nghiệm xã hội, chuyển thành cái riêng
của cá nhân mà ít chú ý yếu tố sáng tạo
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45470709
3. Sự hình thành, phát triển của trí tuệ và các yếu tố tác động tới
sự phát triển trí tuệ
3.1. Sự hình thành, phát triển trí tuệ.
3.1.1. Phân biệt hành động và thao tác trí tuệ
Có hai cách giải thích cho các khái niệm giữa hành động và thao tác.
Đối với các nhà tâm lý học có cùng xu hướng với G. Piaget cho rằng:
hành động là các ứng xử của cá nhân đối với sự tác động của các yếu
tố môi trường bên ngoài, còn thao tác là các hành động đã được
chuyển vào bên trong và đã được rút gọn.
Đối với các nhà tâm lý có cùng xu hướng với A.N Leonchev lại giải
thích: hành động trí tuệ là hành động tâm lí trọn vẹn, chịu sự chi phối
bởi một mục đích được ý thức. Còn thao tác là phương tiện, là cơ cấu
kĩ thuật để triển khai đến mục đích đó. Cấu trúc của thao tác được
định hình trong các phương tiện (công cụ) kĩ thuật.
3.1.2. Các quan điểm giải thích sự phát sinh thao tác trí tuệ .
Theo nhóm các nhà tâm lý học theo quan điểm nội sinh:
Trí tuệ chỉ là sự bộc lộ chứ không phải là sự hình thành
Trí tuệ được xác định là những cấu trúc nội tại, đã có của cá nhân, được
bộc lộ dần trong quá trình cá nhân giải quyết nhiệm vụ tư duy.
Cấu trúc trí tuệ có tính hình thức, được tách ra khỏi tri giác thực tại.
Cấu trúc này hình thành thông qua mối liên hệ giữa yếu tố vật lý và tâm lý
Theo nhóm các nhà tâm lý học theo quan điểm kiến tạo:
Các nhà tâm lý học liên tưởng giải thích rằng: trí tuệ và sự phát triển
của trí tuệ chẳng qua chỉ là sự vận động, hoạt hóa của các mối liên
tưởng mà thôi. Bất kì mối liên tưởng nào cũng có hai khía cạnh: hình
thành và hoạt hóa các mối liên tưởng đã được tạo ra. Do đó, sự khác lOMoAR cPSD| 45470709
biệt về trình độ trí tuệ được quy về sự khác biệt số lượng các mối liên
tưởng và tốc độ hoạt hóa chúng.
Các nhà tâm lý học hành vi thì có cách giải thích khác: hành vi trí tuệ
được giải thích là các phản ứng được tạo ra trong quá trình tương tác
giữa cá thể với môi trường, nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể. -> các
thao tác trí tuệ (bao gồm cả thao tác trí tuệ hình thức, cấp cao) được
hình thành bắt đầu từ những hành động vật chất và là sự kết tinh giữa
kinh nghiệm về thực tế với sự sản xuất riêng của chủ thể.
3.2. Sự phát sinh và phát triển trí tuệ trẻ em theo lý thuyết của G. Piaget
và các giai đoạn phát triển trí tuệ
Theo Piaget, trí tuệ của cá nhân được phát triển từ thấp đến cao được tuân
theo trật tự chặt chẽ, hằng định. Đây không phải là trật tự thời gian mà là
trật tự kế tiếp, mọi cá nhân phát triển bình thường đều tuân theo trật tự đó.
Đồng thời quá trình phát triển này tuân theo hai quy luật: tăng trưởng liên
tục, từng tí, từng tí một (theo cơ chế đồng hóa) và phát triển nhảy vọt,
chuyển theo nguyên lý tổng hợp và thống nhất. Chính sự nhảy vọt cho ta
khái niệm giai đoạn. Piaget cho rằng, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về
chất lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoJn
trí tuệ có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, các thành tựu trí khôn giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước
Thứ hai, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một cấu trúc tổng thể, mà
dựa vào đó người ta có thể giải thích được các cư xử điển hình của trẻ
Thứ ba, các cấu trúc tổng thể là sự thống nhất và hợp nhất những cấu
trúc từ giai đoạn trước. Đó là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ
không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau.
Thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu
tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. lOMoAR cPSD| 45470709
Thứ năm, trong quá trình phát triển có sự xô lệch giữa các giai đoạn,
nghĩa là đang ở giai đoạn sau nhưng trẻ có thể gặp khó khăn do giai đoạn trước.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, sắp xếp các dữ kiện, Piaget chia quá trình
phát triển trí tuệ của trẻ thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: là trí tuệ ở cấp độ cảm giác vận động, gọi tắt là giai
đoạn giác động, trẻ từ 0 đến 2 tuổi. Về bản chất, giai đoạn này trí tuệ
vận động chưa đạt tới mức biểu tượng và thao tác. Những thành tựu
chủ yếu của giai đọan này là hình thành các cấu trúc; xây dựng cái
hiện thực; phát sinh tri giác và hình thành mầm mống trí khôn suy ngẫm
Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn tiền thao tác, tương ứng với trẻ từ 2 đến
6 tuổi. Ở giai đoạn này, thao tác trí tuệ được bắt đầu tiến hành trong
óc thay thế cho thao tác tay chân
Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn thao tác cụ thể tương ứng với trẻ từ 7
đến 11 tuổi. Ở giai đoạn này, học sinh có khả năng phân biệt cái bất biến
và cái biến đổi, thuộc tính của đối phương. Nhờ khả năng này, trẻ
hình thành các thao tác trí tuệ như phân loại, phân hạng và hình thành
khái niệm về thuộc tính của đối tượng,… trẻ 12 tuổi ngoài các thành
tựu trên, trẻ đã đạt được các khái niệm về không gian và thời gian
Giai đoạn thứ tư: là giai đoạn phát triển trí tuệ đạt cấp độ thao tác logic
(thao tác hình thức) ứng với trẻ từ 12 tuổi trở lên và theo Piaget đến
14, 15 tuổi, trí khôn của trẻ đã đạt mức độ hoàn chỉnh. Đặc trưng của
giai đoạn này là các thao tác tư duy của trẻ không cần dựa vào vật cụ
thể. Trẻ có thể suy luận dựa trên các mệnh đề, các giải thuyết. Trí tuệ
của trẻ đạt tới mức trưởng thành.
Theo Piaget, quá trình phát triển trí tuệ qua các giai đoạn trên phụ thuộc
trước hết vào sự trưởng thành và chín muối các chức năng sinh lý thần lOMoAR cPSD| 45470709
kinh của trẻ; phụ thuộc vào sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông
qua hành động với đối tượng; phụ thuộc vào tương tác của các yếu tố xã
hội và vào tính chủ thể và sự phối hợp chung của hành động. Chính yếu
tố chủ thể làm cho các yếu tố trên không tác động riêng rẽ, rời rạc mà kết
hợp với nhau trong thể thống nhất trong quá trình phát triển của trẻ.
3.3. Các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ cá nhân 3.3.1. Yếu tố di truyền
Vào năm 1869, Galton cho xuất bản cuốn “thiên tài di truyền” giải thích
các nhân vật lỗi lạc thường được sinh ra từ những gia đình lỗi lạc. Có
nghĩa là ông cho rằng di truyền sẽ quyết định đến trí thông minh.
Năm 1966, sau một thời gian dài phân tích chỉ số trí tuệ của 53 trẻ cặp
sinh đôi được nuôi riêng và 95 đôi được nuôi chung, C. Burt đã đi đến
kết luận rằng trí tuệ cá nhân 80% được quyết định bởi yếu tố di
truyền, còn 20% là do môi trường.
Jensen (1969) chỉ ra trí tuệ của một đứa trẻ được quyết định bởi 60% di
truyền và 40% môi trường
Jensks (1972) cho rằng, trí tuệ chịu ảnh hưởng bởi 45% di truyền, 35%
môi trường và 20% là do tác động di truyền và môi trường. -> các nghiên
cứu cho thấy sự sai lệch về nhiễm sắc thể, khuyết tật bẩm sinh là nguyên
nhân chậm trí khôn ở trẻ. Hội chứng down, bệnh trì độn là do thiếu I-ốt.
Các nghiên cứu ở trẻ sinh đôi cho thấy di truyền không ảnh hưởng tới sự
phát triển trí tuệ ở trẻ. 3.3.2. Yếu tố tư chất, bẩm sinh và trí tuệ
Tư chất là đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý, hệ thần kinh,
các cơ quan phân tích và chức năng của chúng được biểu hiện trong giai
đoạn đầu tiên hoạt động của con người. Chẳng hạn, cá nhân có tính nhạy
cảm về màu sắc đó là chức năng đặc biệt của đôi mắt có bộ máy phân tích thị giác tốt. lOMoAR cPSD| 45470709
Tư chất ở một cá nhân vừa bao gồm những đặc điểm bẩm sinh di truyền,
vừa bao gồm những yếu tố tự tạo. Chẳng hạn, đôi tai nghe âm thanh ngôn
ngữ là đặc điểm bẩm sinh di truyền. Còn thính về âm thanh ngôn ngữ là
do cá nhân tự tạo ra bằng cách rèn luyện nghe thường xuyên. Theo các
học giả tư sản đại diện là ganton (1882 - 1991) - nhà nhân chủng học
người anh đã khẳng định tư chất quyết định trí tuệ, trí tuệ và tư chất là
một, trí tuệ chỉ là thuộc tính tự nhiên của di truyền. Quan điểm này sai
lầm. Về lý luận, không phải mọi đặc điểm đều được di truyền và đặc điểm
di truyền không phải đều được thể hiện ở thế hệ sau.
Về mặt thực tiễn, có những người không hoàn thiện về tư chất nhưng
không hạn chế phát triển năng lực.
Quan điểm của các nhà tâm lý học Marxist không phủ nhận vai trò của tư
chất, không tách tư chất khỏi trí tuệ và khẳng định:
Tư chất là điều kiện vật chất, là tiền đề tự nhiên cần thiết cho sự hình
thành và phát triển năng lực, trí tuệ
Tư chất có ảnh hưởng đến chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực,
trí tuệ và ảnh hưởng đến sự khác biệt về năng lực giữa người này và người khác
Tư chất là điều kiện hình thành năng lực, trí tuệ nhưng không quy định trước năng lực
3.3.3. Yếu tố môi trường và trí tuệ
Về phương diện phát triển trí tuệ của loài người, đã có nhiều công trình
nghiên cứu mối quan hệ giữa trí tuệ và môi trường. Có hai hướng nghiên cứu đó là:
Thứ nhất: nghiên cứu sự tiến hóa trí tuệ của các cộng đồng người
trong mối tương quan với sự tiến hóa về văn hóa của cộng đồng
đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ văn hóa của cộng đồng là
yếu tố quy định trình độ phát triển trí tuệ lOMoAR cPSD| 45470709
Thứ hai, nghiên cứu các phương thức hành động trí tuệ của các
thành viên trong nền văn hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phương
thức hành động trì tuệ của các thành viên sống trong mỗi cộng
đồng phù hợp với đặc trưng văn hóa của cộng đồng đó.
Về phương diện cá nhân: trong công trình nghiên cứu của Vưgôtxki và
các cộng sự cũng như các nhà tâm lý học phương Tây khác đã chỉ rõ
nội dung xã hội của tư duy cá nhân
Môi trường xã hội (nền văn hóa) là nguồn gốc của sự phát triển trí tuệ
Môi trường xã hội quy định nội dung và phương thức phát triển trí
tuệ của cá nhân. Và đồng thời là sản phẩm của nó.
Vưgôtxki nghiên cứu về trí tuệ đã chỉ ra rằng:
Về trí tuệ và cấu trúc của trí tuệ: ở con người có hai mức trí tuệ
(thấp và cao). trí tuệ bậc thấp được hình thành theo cơ chế tiến
hóa, cơ chế thích nghi theo con đường tập nhiễm. Trí tuệ bậc
ao có bản chất hoạt động, từ đó hình thành theo cơ chế lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử
Nguồn gốc khách quan của trí tuệ không nằm trong cơ chế sinh
học mà nằm trong thực tiễn đời sống văn hóa - xã hội -> trí
tuệ có nội dung xã hội lịch sử.
Trí tuệ của trẻ được hình thành bằng chính hoạt động của trẻ. Mỗi
giai đoạn phát triển có nhiều hoạt động. Trong đó hoạt động chủ
đạo có vai trò lớn trong phát triển trí tuệ.
Trẻ em không thể tự mình hoạt động để phát triển mà phải
thông qua người lớn và sự hợp tác trẻ - người lớn
Dạy học theo đúng chức năng là dạy học phát triển do đó
dạy học phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển -> thuyết hoạt
động được nghiên cứu vận dụng vào tâm lý học trí tuệ rất lớn. Vì các lOMoAR cPSD| 45470709
nguyên lý, phương pháp luận được ứng dụng vào tổ chức hình thành trí
tuệ cá nhân, phát triển trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, thuyết hoạt động
nhấn mạnh tới lĩnh hội, tái tạo kinh nghiệm xã hội, chuyển thành cái riêng
của cá nhân mà ít chú ý yếu tố sáng tạo