Sự kết hợp các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng thế giới vật chất tồn tại kháchquan các sự vật và hiện tượng luôn luôn vận đổi và biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau, cái cũ mấtđi, cái mới ra đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phạm Băng Băng MSSV 31221021732 Lớp LKC02 Khoá K48
1.Hãy giải thích lý luận kết hợp các mặt đối lập theo tinh thần của phép biện chứng duy vật.
2.Lê nin và Đảng ta đã vận dụng lý luận này như thế nào. Câu 1:
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách
quan các sự vật và hiện tượng luôn luôn vận đổi và biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau, cái cũ mất
đi, cái mới ra đời. Theo V.I.Lênin, phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Các mặt đối lập là chỉ các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh hướng biến đổi
trái ngược nhau, nhưng cũng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng như sự thiện ác
bên trong mỗi con người, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử.
Bên trong các sự vật hiện tượng nào cũng có những mặt đối lập, và nó vừa thống nhất vừa
đấu tranh với nhau tạo ra những mâu thuẫn nhờ đó sự vật hiện tượng luôn vận động và phát
triển. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập còn gọi là quy luật mâu thuẫn là
hạt nhân của phép biện chứng, là nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và phát triển.
Ví dụ trong một cái cây, sẽ tồn tại 2 quá trình là quang hợp và hô hấp, là 2 mặt đối lập trong
cây này. Quang hợp hiểu đơn giản là quá trình hấp thụ nước, khí CO2 và ánh sáng mặt trời
tạo ra các hợp chất hữu cơ và thải ra oxi. Còn quá trình hô hấp là quá trình hấp thụ oxi,
chuyển đổi các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng và thải ra khí CO2. Hai quá trình này
tồn tại khách quan bên trong cây thống nhất tồn tại đấu tranh vs nhau nhờ đó tạo ra sự sinh
trưởng phát triển của cây.
Bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt
ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận
thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Việc
kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hoạt động được tiến hành với bất
cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc kết hợp này
là một hoạt động mang tính chủ quan thuần tuý, thậm chí là tuỳ tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hoạt động.
Kết hợp các mặt đối lập là một phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xuất phát từ thực tế là
các mặt đối lập đang tồn tại một cách tất yếu khách quan, mâu thuẫn chưa phát triển đến
đỉnh điểm để có thể bị xóa bỏ. Khi mâu thuẫn phát triển đến độ chín mùi và được giải quyết
một cách hợp quy luật thì cả hai mặt đều mất đi hoặc chuyển sang một hình thức mâu thuẫn
mới. Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ
có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ thể cho phép.
Thứ nhất, về mặt khách quan
_ Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của
nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hoà, thoả hiệp trong một
giới hạn nhất định, thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập chấp nhận một sự thoả hiệp nào
đó, nhằm hướng sự giải quyết mẫu thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể. Trong
trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn
xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì kết hợp không thể thực hiện được một cách
đúng đắn và đem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể.
_ Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội thuận
lợi, là những điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo
mong muốn. Những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sự phát triển như vũ bãi của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay.
Thứ hai, về mặt chủ quan:
_ Thực hiện được và đạt kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính
trị cần thiết đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể phải có khả năng
nắm bắt yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi cho việc kết hợp từ đó tiến hành
tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữa hai mặt
đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể.
Nếu chia theo hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm 3 loại:
+ Sự kết hợp khoa học, biện chứng đúng đắn, là sự kết hợp có nguyên tắc và đảm bảo
nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Nó phản ánh ánh đúng đắn tính biện chứng
trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh.
+ Sự kết hợp mang tính chiết trung, được thực hiên một cách tuỳ tiện, vô nguyên tắc,
dựa vào ý chí chủ quan, kết hợp bất cứ cái gì trong bất cứ hoàn cảnh nào.
+ Sự kết hợp mang tính cải lương, là sự kết hợp không đảm bảo nguyên tắc đấu tranh
giữa chúng với nhau, thể hiện sự nhượng bộ thoả hiệp vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của
chủ thể để có thể dưa tới kết quả mong muốn, kết quả là sự thất bại của chủ thể. Nó cũng
là một nguyên nhân quan trọng đưa Liên Xô tới sự sụp đổ.
Như vậy, kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn
trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Câu 2:
Năm 1921, sau 4 năm thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động sức người,
sức của phục vụ cho chiến tranh, V.I.Lênin đã nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm của
Đảng Cộng sản Liên Xô là tư tưởng tả khuynh, nóng vội khi cho rằng có thể tiến ngay lên
chủ nghĩa cộng sản nên ông đã kịp thời đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP). Chính sách
NEP của Đảng Cộng sản Liên Xô thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng trong giải quyết
những mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới
phương thức quản lý kinh tế, cơ cấu lại các thành phần và loại hình kinh tế trong các ngành
nghề để phát triển sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội…
Sau 3 năm thực hiện NEP đã giúp cho nền kinh tế Liên Xô phục hồi nhanh chóng và tạo đà phát triển mạnh mẽ.
Những chính sách mà Đảng và Nhà nước Xô Viết, đứng đầu là V.I.Lênin, đã thi hành trong
quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu cách mạng tháng Mười, chính là biểu
hiện của việc vận dụng phép biện chứng về sự kết hợp các mặt đối lặp. Như khi cách mạng
tháng Mười mới thành công, để có điều kiện và thời gian củng cố chính quyền cách mạng
non trẻ, Đảng và Nhà nước Xô Viết đã không ngần ngại tiến hành sự thoả hiệp với giai cấp
tư sản Pháp để chống lại sự xâm lược của đế quốc Đức, và cho rằng sự thoả hiệp này có lợi
cho chủ nghĩa xã hội nên cần được ủng hộ.
Nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn để lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên Nhà
nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á (năm 1945); sau đó qua 9 năm trường kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp, bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lập lại hòa bình ở
miền Bắc, Đảng ta đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (năm
1954), đồng thời lãnh đạo đấu tranh chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Trong hệ thông tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề kết hợp biện chứng, kết hợp các nguyên tắc
đối lập đã được Người đặt ra như một phương thức cách mạng hết sức quan trọng để đạt
được mục đích đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với cương vị cao nhất của Đảng và Nhà
nước ta, Bác đã thể hiện khả năng kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn trên
nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hoá, xã hội,… Trong những năm gần đầy khó khăn, thử thách
đối với cách mạng Việt Nam, phải tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí
Minh đã nhiều lần sử dụng phương pháp này để khai thác những điểm tương đồng giữa lực
lượng cách mạng, nhân dân và các giai cấp bốc lột trong nước và ngoài nước, hạn chế chừng
mực có thể những điều dị biệt có thời gian củng cố lực lượng, nhằm đem lại thắng lại cho cách mạng.
Lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập được các nhà khoa học ở Liên Xô trước
đây và ở nước ta coi là một trong những phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong thời kỳ
quá độ và trong công cuộc xây dựng CNXH. Không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội... Hồ Chí Minh chủ trương kết hợp các mặt đối lập, mà trong quan hệ xã hội giữa người
và người, kể cả những kẻ lầm đường lạc lối.