-
Thông tin
-
Quiz
Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định sự kiện bất ngờ theo luật hình sự
Sự kiện bất ngờ là sự kiện nảy sinh (xuất hiện) ngoài dự kiến của chủ thể pháp luật và chủ thể không thể thấy trước hậu quả của nó. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm, cách hiểu về sự kiện bất ngờ đồng thời phân tích khái niệm này dưới góc nhìn của luật hình sự hiện nay:
Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu
Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định sự kiện bất ngờ theo luật hình sự
Sự kiện bất ngờ là sự kiện nảy sinh (xuất hiện) ngoài dự kiến của chủ thể pháp luật và chủ thể không thể thấy trước hậu quả của nó. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm, cách hiểu về sự kiện bất ngờ đồng thời phân tích khái niệm này dưới góc nhìn của luật hình sự hiện nay:
Môn: Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Sự kiện bất ngờ là gì? Quy định sự kiện bất ngờ theo luật hình sự
Sự kiện bất ngờ là sự kiện nảy sinh (xuất hiện) ngoài dự kiến của chủ thể pháp luật và chủ thể không thể
thấy trước hậu quả của nó. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm, cách hiểu về sự kiện bất ngờ đồng thời
phân tích khái niệm này dưới góc nhìn của luật hình sự hiện nay:
Chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vỉ nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Trong quan hệ dân sự, nếu do sự kiện bất ngờ mà có sự thiệt hại thì sự thiệt hại phải chia
đều cho các bên tham gia pháp luật.
1. Quy định về sự kiện bất ngờ trong luật hình sự
Điều 20 quy định trường hợp sự kiện bất ngờ như sau:
"Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường họp không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thay trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại nhưng người có hành vi gây thiệt hại không phải
chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả thiệt hại của
hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.
Trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau là chủ thể thực hiện
đều không thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình đã gây ra. Do có sự giống nhau dễ dẫn đến
nhầm lẫn nên các BLHS năm 1985 và 1999 đều xếp các điều luật quy đinh về hai trường hợp này kế tiếp
nhau. Nhưng ở trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả, người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều
kiện để thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả
thiệt hại của hành vi của mình là vì cẩu thả. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ, chủ thể không có nghĩa
vụ phải thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình hoặctuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không
có điều kiện để thấy trước hậu quả đó. Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể không thấy
trước hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình đã gây ra là do khách quan.
Cần phân biệt sự kiện bất ngờ với trường hợp bất khả kháng hay còn được gọi là tình trạng không thể khắc
phục được. Đó là trường hợp chủ thể không có cách nào ngăn ngừa được hậu quả thiệt hại mà họ đã thấy trước.
2. Những dấu hiệu của sự kiện pháp lý
1. Chủ thể thực hiện hành vi phải là chủ thể đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu không đáp ứng điều kiện này thì họ "vô tội" không phải vi yếu tố Sự kiện bất ngờ mà vì họ không có
năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
2. Hành vi phải xâm hại đến lợi ích mà Luật Hình sự bảo vệ, tức là trong giới hạn "nguy hiểm" mà Luật hình
sự quy định. Mà thực tế là nó phải gây hại cho xã hội.
Lưu ý rằng đây là hành vi gây hậu quả nguy hại chứ không phải là hành vi nguy hiểm như trong mặt khách
quan của cấu thành tội phạm. Bản chất của hành vi nguy hại và hành vi nguy hiểm là khác nhau và hậu quả
pháp lý cũng vậy. Hành vi gây hậu quả nguy hại, tức nhà làm luật chú trọng và tập trung vào cái hậu quả
nguy hại chứ không phải là hành vi. Hành vi gây nguy hại có thể là những hành vi hợp pháp hoặc hành vi bất hợp pháp.
Ví dụ: A đang lưu thông trên đường đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ (làn đường, tốc độ di
chuyển và các biện pháp an toàn khác…) (hành vi hợp pháp), bỗng nhiên có 1 người xuất hiện đột ngột
trước đầu xe với khoảng cách gần đến mức không thể xử lý việc dừng xe, do đó đã tông người này và
người này tử vong ngay lập tức (hậu quả nguy hại). Như vậy chúng ta có thể thấy rất rõ người điều khiển
phương tiện đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội.
3. Về ý chí (mong muốn) của người thực hiện hành vi:
Người thực hiện hành vi thực tế không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra. Điều này trong Điều
20 không mô tả, nhưng đây là một điều kiện để chứng minh rằng mặc dù người thực hiện hành vi nguy
hiểm nhưng được miễn trừ trách nhiệm hình sự.
4. Về lý trí (ý thức) của người thực hiện hành vi:
Họ không nhận thức rằng khi thực hiện hành vi thì sẽ có hậu quả, hay là không thấy được hậu quả và họ
cũng không có nghĩa vụ phải biết điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết điều đó và có điều kiện để biết điều
đó thì họ có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
- Không thể thấy trước hậu quả của hành vi
Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức
được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người
thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu
quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu
quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó cho rằng mình
không thể thấy trước được hậu quả, còn người bị thiệt hại thì lại cho rằng người có hành vi có thể thấy
trước được hậu quả nhưng vẫn hành động.
Vì vậy, khi đánh giá một người có hành vi gây ra hậu quả có thể thấy trước được hậu quả của hành vi hay
không phải căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan khi xảy ra sự việc. Về khách quan, trong hoàn
cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm, còn
về chủ quan phải xem xét các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu quả như: tuổi, trình
độ hiểu biết, bệnh tật và những đặc điểm về nhân thân khác có ảnh hưởng dến nhận thức của họ.
b) Không buộc phải thấy trước
Không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy
ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.
3. Trách nhiệm pháp lý của người gây thiệt hại trong trường hợp
có sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi đó lại không
phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.Ví dụ: Một người lái xe đang đi
đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, thì có hai người đột nhiên từ trong nhà đuổi nhau ra đường và bị xe đụng bị thương.
Sự kiện bất ngờ xảy ra có thể là do hoàn cảnh cụ thể: (Ví dụ: A và B đang đi chơi với nhau trên vỉa hè, họ
cười đùa với nhau; A nghịch, xô nhẹ B xuống đường, không ngờ B khi bị xô lại dẫm phải dầu nhớt nên ngã,
thái dương của B đập vào một viên đá ở lòng đường, B bị trọng thương).
Sự kiện bất ngờ do đặc điểm chủ quan của người thực hiện hành vi: (Ví dụ: Một công nhân mới vào học
việc ở nhà máy, được giao đứng coi máy cho người phụ trách máy đi ra ngoài có việc cần; anh thấy có tia
lửa ở một bộ phận của máy đó nên hoảng hốt vội vàng hãm máy, do không theo đúng trình tự hãm máy, bộ
phận đáng lẽ hãm sau lại hãm trước, bộ phận đáng hãm trước lại hãm sau, anh công nhân đó đã làm hỏng máy).
- Lưu ý: Trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau là chủ thể
thực hiện đều không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra. Nhưng ở
trường hợp vô ý vì cẩu thả, người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình là do cẩu thả. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ, chủ thể không
có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hoặc tuy có nghĩa vụ
phải thấy trước nhưng không có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả đó. Như vậy, trong trường hợp sự kiện
bất ngờ, việc chủ thể đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra là do khách quan.
4. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ:
Vì đều có điểm chung là người phạm tội không thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra nguy
hại cho xã hội nên mọi người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm lỗi vô ý cẩu thả và sự kiện bất
ngờ. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau hoàn toàn và cụ thể khác nhau ở những điểm sau: Về mặt lỗi:
Lỗi vô ý do cẩu thả: sự việc xảy ra do lỗi vô ý của người thực hiện
Sự kiện bất ngờ: sự việc xảy ra không phải do lỗi của người thực hiện Về mặt hậu quả:
Lỗi vô ý do cẩu thả: người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả hoặc có đủ điều kiện để pháp
luật buộc phải thấy trước hậu quả
Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi không thể thấy trước hoặc pháp luật không buộc phải thấy trước hậu quả
Nguyên nhân gây ra hậu quả:
Lỗi vô ý do cẩu thả: do sự cẩu thả của người thực hiện hành vi
Sự kiện bất ngờ: do hoàn cảnh khách quan tác động đến người thực hiện hành vi Trách nhiệm pháp lý:
Lỗi vô ý do cẩu thả: người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình
Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi được loại trừ trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
5. Những lưu ý khi phân biệt sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả
Lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ là hai vấn đề pháp lý khó phân biệt vì vậy, khi phân biệt thì cần phải
lưu ý một số vấn đề sau:
- Sự kiện bất ngờ chính là sự kiện để loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu
thả, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc
trường hợp do sự kiện bất ngờ. Khi nghiên cứu về sự kiện bất ngờ thì luôn luôn phải xem xét đó có phải là
lỗi vô ý do quá cẩu thả không. Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một người phải thấy trước và có
thể thấy hậu quả ở lỗi vố ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy
ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể
đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một
cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại để phân biệt hai vấn đề này.