Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi. Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Thứ nhất, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh từ năm 1927, đã nói rõ vai trò của lý luận (chủ nghĩa): “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi vì:
Thnhất, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh từ năm
1927, đã nói rõ vai trò của lý luận (chủ nghĩa): “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng
ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Tnhững ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Nguyễn
Ái Quốc đã chú trọng trang bị lý luận Mác-Lênin và những quan điểm, tư tưởng của Người cho cán
bộ. Thực tế, Đảng đã không ngừng nâng cao trình độ lý luận trong Đảng, trước hết là những cán bộ
lãnh đạo chủ chốt.
Thứ hai, Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng bổ sung, phát triển, bảo
đảm tính hiện thực của đường lối . Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn. Trong lịch sử lãnh đạo cách
mạng, Đảng đã có những cương lĩnh: Cương lĩnh chính trị đầu tiên tại Hội nghị thành lập Đảng
(21930); Luận cương chính trị (10-1930); Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951);
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và bổ sung, phát
triển (2011). Cương lĩnh đề ra những vấn đề chiến lược của cách mạng và chỉ đạo một chng
đường dài, thậm chí xuyên suốt quá trình cách mạng, như Cương lĩnh đầu tiên khi thành lập Đảng
(1930). Căn cứ vào Cương lĩnh, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ th, Đảng đề ra những đường lối, chính
sách chủ trương lớn để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Để bảo đảm tính đúng đắn trong hiện thực
của cương lĩnh, đường lối, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, nắm vững quy luật
khách quan; luôn luôn xuất phát từ thực tế, vì lợi ích của nhân dân; học tập kinh nghiệm của bên
ngoài có chọn lọc và phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược, nâng cao năng lực dự báo.
Thứ ba, có hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực tchức thực
hiện đường lối, Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn coi trọng xây dựng hệ
thống tổ chức đảng từ cấp Trung ương đến các địa phương, cơ sở. Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Thường vụ Trung ương đã chỉ đạo các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, các tổ chức đảng
các cấp phát triển phong trào cách mạng đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo hệ thống tổ chức đảng các cấp tổ chức thắng
lợi các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới. Đảng
hot động theo những nguyên tắc được quy định: Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Trong các
nguyên tắc “Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản”. Nguyên tắc đó đòi hỏi tập trung,
thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng. Cá nhân phải phục tùng tổ chức, Thực tế cho thấy, tổ
chức thực hiện vẫn là khâu yếu trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, cần rất chú trọng việc tổ chức, thực
hiện nhằm hiện thực hóa cương lĩnh, đường lối của Đảng. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối
của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường công tác vận động quần chúng
(dân vận), động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật. Có như vậy
mới nâng cao chất lượng
hứ tư, Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán b, đảng
viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức. Cương lĩnh của Đảng đã nêu rõ: “Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc”. Như vậy có nghĩa là, Đảng phải tiên phong về lý luận, về trí tuệ, vđường lối
chính trị và về hành động. Lãnh đạo là dn đường, Đảng luôn luôn đi đầu trong sự nghiệp cách
mạng ở mọi thời kỳ, cán b, đảng viên đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy
sinh, kể cả tính mạng vì lý tưởng cách mạng, vì nước vì dân. Trong công cuộc đổi mới, Đảng nêu
cao trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, nêu thành quy định trong Nghị quyết Trung ương 8
khóa XII và nhiều văn kiện quan trọng khác. Người có vai trò, chức vụ càng cao càng phải đề cao
trách nhiệm nêu gương. Nêu gương trong thực hiện trách nhiệm được giao, nêu gương về sự phn
đấu hy sinh vì nước, vì dân, nêu gương về không ngừng học tập, nâng cao trình độ, nêu gương về
đạo đức lối sống.
| 1/2

Preview text:


Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi vì:
Thứ nhất, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh từ năm
1927, đã nói rõ vai trò của lý luận (chủ nghĩa): “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng
ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Nguyễn
Ái Quốc đã chú trọng trang bị lý luận Mác-Lênin và những quan điểm, tư tưởng của Người cho cán
bộ. Thực tế, Đảng đã không ngừng nâng cao trình độ lý luận trong Đảng, trước hết là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Thứ hai, Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng bổ sung, phát triển, bảo
đảm tính hiện thực của đường lối . Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn. Trong lịch sử lãnh đạo cách
mạng, Đảng đã có những cương lĩnh: Cương lĩnh chính trị đầu tiên tại Hội nghị thành lập Đảng
(21930); Luận cương chính trị (10-1930); Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951);
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và bổ sung, phát
triển (2011). Cương lĩnh đề ra những vấn đề chiến lược của cách mạng và chỉ đạo một chặng
đường dài, thậm chí xuyên suốt quá trình cách mạng, như Cương lĩnh đầu tiên khi thành lập Đảng
(1930). Căn cứ vào Cương lĩnh, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể, Đảng đề ra những đường lối, chính
sách chủ trương lớn để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Để bảo đảm tính đúng đắn trong hiện thực
của cương lĩnh, đường lối, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, nắm vững quy luật
khách quan; luôn luôn xuất phát từ thực tế, vì lợi ích của nhân dân; học tập kinh nghiệm của bên
ngoài có chọn lọc và phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược, nâng cao năng lực dự báo.
Thứ ba, có hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực tổ chức thực
hiện đường lối, Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn coi trọng xây dựng hệ
thống tổ chức đảng từ cấp Trung ương đến các địa phương, cơ sở. Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Thường vụ Trung ương đã chỉ đạo các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, các tổ chức đảng
các cấp phát triển phong trào cách mạng đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo hệ thống tổ chức đảng các cấp tổ chức thắng
lợi các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới. Đảng
hoạt động theo những nguyên tắc được quy định: Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Trong các
nguyên tắc “Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản”. Nguyên tắc đó đòi hỏi tập trung,
thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng. Cá nhân phải phục tùng tổ chức, Thực tế cho thấy, tổ
chức thực hiện vẫn là khâu yếu trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, cần rất chú trọng việc tổ chức, thực
hiện nhằm hiện thực hóa cương lĩnh, đường lối của Đảng. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối
của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường công tác vận động quần chúng
(dân vận), động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật. Có như vậy
mới nâng cao chất lượng
hứ tư, Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức. Cương lĩnh của Đảng đã nêu rõ: “Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc”. Như vậy có nghĩa là, Đảng phải tiên phong về lý luận, về trí tuệ, về đường lối
chính trị và về hành động. Lãnh đạo là dẫn đường, Đảng luôn luôn đi đầu trong sự nghiệp cách
mạng ở mọi thời kỳ, cán bộ, đảng viên đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy
sinh, kể cả tính mạng vì lý tưởng cách mạng, vì nước vì dân. Trong công cuộc đổi mới, Đảng nêu
cao trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, nêu thành quy định trong Nghị quyết Trung ương 8
khóa XII và nhiều văn kiện quan trọng khác. Người có vai trò, chức vụ càng cao càng phải đề cao
trách nhiệm nêu gương. Nêu gương trong thực hiện trách nhiệm được giao, nêu gương về sự phấn
đấu hy sinh vì nước, vì dân, nêu gương về không ngừng học tập, nâng cao trình độ, nêu gương về đạo đức lối sống.