-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sự minh định của Địa Lý môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội
Sự minh định của Địa Lý môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐHHN)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ
I. Những luận điểm chính mà cuốn sách đã đề cập
- “Sự minh định của địa lý” trình bày một cái nhìn tương đối
toàn cảnh về bối cảnh chung của nền chính trị toàn cầu cận đại
và tới hiện nay trong mối tương quan với biên giới địa lý.
- Trong phần 1 của cuốn sách: “Những người nhìn xa trông
rộng”, tác giả cho rằng “trong mớ bòng bong của những diễn
biến đảo lộn xã hội và của một thế giới dường như ngày càng
khó quản lý, địa lý cho ta vũ khí để định một hướng đi”.
- Phần thứ 2 của cuốn sách: “Bản đồ thời kỳ đầu thế kỷ 21”,
R.Kaplan tập trung về phân tích địa lý các bộ phận của châu Âu;
về bối cảnh địa lý đã ảnh hưởng tới dân tộc Nga và nước Nga
như thế nào. Qua đó, ông cũng suy ngẫm về việc tại sao nước
Nga lại có những bước đi quân sự và chiến lược như vậy. Các
vấn đề như “Hoàn cảnh địa lý của sức mạnh Trung Hoa” – hay
tại sao Trung Quốc lại luôn luôn là một cường quốc – được tác
giả lý giải dưới góc nhìn vị trí địa lý. Kế ngay bên Trung Quốc là
một cường quốc khác: Ấn Độ - thì lại đối mặt với nhiều vấn đề
khó khăn hơn nhiều. Kaplan đánh giá Ấn Độ là “đất nước bị kẹt giữa hai thế giới”.
- Phần cuối cùng của cuốn sách đề cập tới vai trò của Mỹ trong
một thế giới mới mà các lợi thế về địa lý không còn là lợi thế
hoàn toàn nữa, khi sức mạnh của các loại vũ khí tối tân đã vượt
qua cả tầm cản trở của đại dương. Nước Mỹ sẽ tiếp tục vai trò
của một cường quốc lãnh đạo thế giới như thế nào?
II. Những quan điểm cá nhân về những luận điểm chính
của tác giả đưa ra 1. CHƯƠNG 1-3:
- Trong cuốn sách, đầu tiên, tác giả điểm lại lý thuyết địa chính
trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder và Nicholas J.
Spykman. Tác giả nêu ý kiến: ngày nay người ta không còn có
thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã không còn ý nghĩa, như
có người đã từng khẳng định sau sự kiện Bức tường Berlin sụp
đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ qua, nhưng dường
như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định đề, theo đó việc
cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý kiến mơ hồ.
Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc suy tôn
quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các
sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn
quyết định được chúng. Là giáo sư tại Học viện Hải quân
Annapolis, R. Kaplan cũng là thành viên của Hội đồng Quốc
phòng Hoa Kỳ từ 2009 đến 2011. Sự trải nghiệm và kinh
nghiệm của ông với tư cách một nhà báo trên khắp các nẻo
đường thế giới cùng những hiểu biết trong lĩnh vực Khoa học
Chính trị đã giúp ông trở thành một chuyên gia về địa chính trị.
Ông cho rằng địa lý chính là cơ sở để hoạch định chiến lược
phát triển và bảo vệ Tổ quốc định ra một hướng đi.
- Tác giả phân tích tỉ mỉ vị thế của đất nước đông dân thứ nhì
thế giới này trong bối cảnh của một tiểu lục địa bị kẹt trong tam
giác quyền lực với các nước đầy tham vọng xung quanh. R.
Kaplan nhấn mạnh một nội dung mang tính luận giải độc đáo
những đặc điểm của nước Nga và người Nga. Theo ông, do
không có những đường biên giới biển ấm và ổn định, nên nước
này rơi vào tình thế không yên ổn với các nước láng giềng. Đã
mấy trăm năm nay, nước Nga mơ ước sở hữu những cảng biển
nước ấm, không bị đóng băng về mùa đông…, mà có lẽ quân
cảng Sevastopol cũng nằm trong số những giấc mơ ấy. Một
nhận xét mang tính Quyết định luận khác, nhưng cũng đáng
được suy ngẫm, là ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu lục địa khắc
nghiệt và hình thể của lãnh thổ đối với tính khí người Nga và lịch sử nước Nga.
- “Châu Mỹ đối diện với số phận của mình” theo quan điểm này,
các lực gây tác động của địa lý hợp sức tạo ra những khuynh
hướng lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra suốt nhiều thế kỷ, tác giả
tìm cách giải thích rằng nước Mỹ đang bị đe dọa bởi Mexico và
bởi 111 triệu cư dân của nó, coi hiện tượng ấy như một dạng
xâm lược bằng dân số học, hiện cũng đang là mối lo lớn của
nhiều quốc gia khác trên thế giới. 1.1.
Liên hệ tình hình thực tiễn hiện nay
- Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, thì mọi vấn đề trên thế
giới đều có ảnh hưởng tới chúng ta. Việt Nam nằm trên một vị
trí địa lý đặc biệt: tuy rất thuận lợi nhờ đường biển dài, ngay
cửa ngõ của nhiều chặng giao thương quốc tế - nhưng lại sát
ngay cạnh một người láng giềng khổng lồ đang bành trướng sức
mạnh. Tham vọng và lợi thế địa lý của Trung Quốc được tác giả
đề cập khá rõ trong cuốn sách này.
- Quốc gia nào không có đường biên giới Biển, quốc gia ấy rất
nghèo và lạc hậu vì không phát triển được giao thương và văn hoá.
- Các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề địa chính
trị vì đó chính là vũ khí để định hướng đường đi, giúp cho đất
nước phát triển đi lên.
- Địa chính trị là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý tới những
cuộc đấu tranh của loài người. Hiểu rõ được địa lý của một quốc
gia, là người ta có thể biết được tất cả về chính sách đối ngoại của quốc gia đó.
- Irag, Iran và Afghanistan trong những năm gần đây luôn trở
thành tâm điểm của sự khủng bố, hỗn loạn, chiến tranh một
phần vì dầu mỏ, tôn giáo và đối với tác giả thì ba Quốc gia này
nằm trên Trung tâm vận chuyển từ năng lượng, lương thực,
súng đạn, con người khắp Trung Đông, Châu Á và Bắc Phi.
- Vị trí quan trọng của Việt Nam ở biển Đông sẽ là nơi diễn ra
nhiều tranh chấp, nguy cơ xung đột nhưng đồng thời cũng có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho Việt Nam và nhiều quốc gia khác. 2. CHƯƠNG 4-6 2.1.
CHƯƠNG IV LỤC ĐỊA Á- ÂU
- Tác giả xoay quanh những vấn đề của lục địa Á-Âu đồng thời nhấn mạnh điều
quan trọng chính là địa lý nó tạo thành những yếu tố căn bản của chiến lược và địa chính trị.
- Nắm rõ được địa lý của một quốc gia người ta sẽ biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó.
- Có sự bền bỉ trong mối quan hệ giữa những không gian địa lý khác nhau
- Chúng ta phải đối mặt lần đầu tiên trong lịch sử với một “ hệ thống khép kín”
không lối ra và trong đó “chủ quyền chính trị đối với tất cả các vùng đất nối”
đều đã được cắm mốc 2.2.
CHƯƠNG V SỰ MÉO MÓ XU
ẤT PHÁT TỪ NAZI (HAY LÀ ĐỊA CHÍNH
TRỊ PHỤC VỤ ĐỨC QUỐC XÃ)
- Lời nguyền địa lý của Đức
- Ý tưởng là quan trọng, cho điều hay và cho cái dở; và những ý tưởng càng lờ
mờ thì càng đặc biệt nguy hiểm
- Những thành phần nguy hiểm cùng hệ tư tưởng vừa điên cuồng vừa mơ hồ
chính trị và cuộc đấu tranh vì không gian là vĩnh cửu, và những quốc gia tiến bộ
không thể để cho chúng trôi trong tay của những nhà tư tưởng nguy hiểm giống
như Karl Haushofer, nhất là mỹ, mỹ phải đứng ra làm trọng tài trong cuộc đấu
tranh mà không rơi vào chủ nghĩa cô lập dẫn đến xa rời địa chính trị 2.3.
CHƯƠNG IV LUẬN ĐỀ V
Ề RIMLAND (SỰ RA ĐỜI CỦA QUYỀN LỰC MỸ)
Spykman cùng tư tưởng "Địa lý là tất cả"
- Mối quan hệ giữa sự an toàn và "cân bằng quyền lực" .
- Phương bắc luôn chiếm ưu thế?
- "Địa trung hải Châu Mĩ", Nam Mĩ vị trí chiến lược và "bài học địa lý"
-Mối quan hệ giữa heartland và rimland cùng tầm quan trọng của biển cả
- "Hệ thống chính trị khép kín" và "chân lý địa lý" 2.4.
NHỮNG QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ LUẬN ĐIỂM TÁC GIẢ Đ ƯA RA
Những quan điểm tác giả đưa ra chính xác cụ thể và dẫn dắt người đọc ra
thực địa để chiêm nghiệm sức ép của hoàn cảnh địa lý đối với con người.
Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, tư liệu phong phú, trích
dẫn đầy đủ, chứa đựng nhiều nhận xét mới mẻ, đôi khi gây ngạc nhiên
cho em về kho tàng kiến thức mà tác giả đưa đến bạn đọc chính những
đúc rút từ bản thân cảm nhận được khiến cho em có cái nhìn rõ hơn về
bàn cờ trên thế giới, để thấy rằng thiên nhiên luôn để lại dấu chân trên
mọi mặt trận của con người.. Và từ đó cũng em cũng nhận ra rằng địa lý ở
đây không phải là một yếu tố quyết định vận mệnh đất nước, nhưng chính
là một phần không thể thiếu để nhận thức được điểm mạnh yếu của một
đất nước, để từ đó có những bước đi khôn ngoan, mà nói theo cách khác
là biết làm cho hợp lòng trời,nó giống như việc ta mua một mảnh đất quê
để rồi 10 năm sau được đô thị hóa, thành nhà mặt đường. Một cái đầu biết
nhìn xa trông rộng, tựa vào địa lý mà phán đoán hướng đi thế giới, cái
đầu đó đáng giá là một thời hiện đại.
2.5. Liên hệ thực tế
-Vị trí quan trọng của Việt Nam ở Biển Đông được Kaplan công nhận là sẽ là
nơi diễn ra nhiều tranh chấp, nguy cư cơ xung đột nhưng đồng thời cũng có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Biển
Đông nằm chính giữa điểm vận chuyển bằng đường thuỷ lên Đông Á, nơi các
nước giàu có và phát triển nhất nằm ở đấy như Nhật, Hàn, Đài Loan và Trung
Quốc. Xuống dưới phía Nam thì Biển Đông là điểm trung chuyển giữa các nước
Đông Nam Á, Úc và Ấn Độ Dương.
Vì thế, Kaplan nhận định từ năm 2012 – thời điểm viết cuốn sách này rằng:
Sớm muộn Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh quân sự xuống Biền Đông khi
bị kiểm toả ở khu vực Đài Loan – Triều Tiên. Và Mỹ cũng đồng thời hỗ trợ cho
các đồng minh của mình bằng cách này hay cách khác để tránh trường hợp
Trung Quốc độc bá Biển Đông.
-Cũng lại do Địa Lý đã sắp xếp số phận giàu có và nghèo khổ của các Quốc gia
trên thế giới ngay từ thời cổ đại. Ví dụ các nơi ôn đới sẽ sớm phát triển thành
các xã hội có tổ chức hơn. Các nước nằm ở vành đai sa mạc sẽ kém phát triển
hơn, lý do chính khiến Châu Phi bị ngăn cách khỏi thế giới văn minh (Trừ vài
nước Bắc Phi tiếp cận Địa Trung Hải) bởi Sahara đã chịu thiệt thòi thế nào. Các
Quốc gia, dân tộc sống ở vùng đất khắc nghiệt, sáng nóng chiều lạnh trên các
hoang mạc như người Hung nô, người Mông Cổ thường có thể chất tốt, hiếu chiến và tàn bạo…
-– Chính vì Địa lý là lý do chính khiến cho một số Quốc gia sẽ được quản lý tốt
hơn dưới 1 chế độ, một độc tài thay vì nền dân chủ. 3.1. CHƯƠNG VII:
SỰ QUYẾN RŨ CỦA S
ỨC MẠNH BIỂN (BIỂN,
ĐỘNG LỰC CHIẾN TRANH)
a) Một số luận điểm chính. -
Tác giả đưa ra những thuộc tính địa lý qua quan điểm học
thuyết của Mahan, khẳng định vai tro sức manh to lớn của nó .
+ Những thuộc tính dễ bị tổn thương và không thể thay đổi của địa lý
+ Học thuyết Mahan cho rằng đặt trọng tâm vào đại
dương ,điều này đảm bảo cho sự an toàn và kinh doanh như
thường lệ của các quốc gia thay vì tập trung quá nhiều vào sức mạnh trên đất liền . -
địa lý cung cấp bối cảnh cho sự lựa chọn của con người
+ Tác giả đưa ra dẫn chứng từ Hoa Kỳ để chứng minh :
là quốc gia có nhiều lợi thế về mặt tự nhiên ,nhưng vẫn còn
nhược điểm khi khoảng cách qua xa tới các cảng chính Á-Âu
làm hạn chế ảnh hưởng ,do vậy Mahan đã dự đoán việc xây
dựng 1 kênh đào Panama nhưng trong hiện tại điều này sẽ
không thể tránh khỏi những rắc rối về quốc tế ,nhưng Địa lý đã
làm cho ý tưởng này khả thi hơn bằng cách gần gũi với Châu Á
và dính líu nhiều với Châu Âu dù cho bất chấp vai trò chỉ đạo đó
mà kết quả cuối cùng thuộc về nhân tố con người . -
Sức ảnh hưởng to lớn của học thuyết Mahan tới các quốc
gia lớn ( TQ,Ấn Độ ) đã khiến động lực học sức mạnh của TG dần thay đổi .
b) Quan điểm cá nhân. -
Những quan điểm nêu trong học thuyết Mahan đều đúng
và rất có sức thuyết phục nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 1 số kẽ hở .
+ Mahan đưa ra những lợi ích về sức mạnh trên biển đại dương
đều thuyết phục .Một quốc gia an toàn và thông minh là khi
quốc gia đó có tầm nhìn xa trông rộng và biết được cách cân
bằng điều đó ,tận dụng hết sức mạnh về vị trí địa lý và nguồn
lực trong nước của mình .Hầu như các quốc gia đều tập trung
vào hệ thống sức mạnh trên đất liền ,trong khi đó biển là 1 điều
kiện tự nhiên tưởng chừng như ít có ích nhưng lại ít tốn kém và
dễ tận dụng hơn nhiều . Không những vậy nếu 1 quốc gia quá
mạnh về hệ thống sức mạnh trên đất liền ,điều đó không đồng
nghĩa với việc chỉ cần an tâm và chủ quan mỗi điều đó mà 1
quốc gia không thể tự duy trì khi đứng yên ,mà ngược lại phải
mở rộng và suy vi thì mới có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tiến bộ.
+ Học thuyết của Mahan cũng bị rất nhiều những học giả khác
phản đổi với nhiều ý kiến trái chiều bởi nó còn tồn tại nhiều kẽ
hở . Không thể khẳng định rằng 1 quốc gia nên biết tận dụng
hết mọi điều kiện ,mọi nguồn lực sức mạnh , thế nhưng bên
cạnh đó trên thực tế không phải quốc gia nào cũng vậy , trước
tiên phải kể đến những quốc gia có nhiều tài nguyên thiên
nhiên giàu có như Châu Phi nhưng họ vẫn không được sống
cuộc sống đầy đủ , no ấm bởi các chính sách của chính phủ
,nhà nước chưa thực sự có hiệu quả .Bên cạnh đó 1 số quốc gia
họ quan điểm rằng nên đầu tư vào những điều kiện mang lại
nguồn lợi ích to lớn nhất cho họ và lấy đó là thứ duy nhất họ
đầu tư phát triển thay vì đầu tư 1 khoản lớn cho tất cả các điều
kiện mà lại dễ bị tràn lan và bão hòa mà không cho ra 1 kết quả hiện rõ cụ thể .
c) Liên hệ tình hình thực tiễn.
Sức ảnh hưởng to lớn của quan điểm trong học thuyết mahan
đã có sức quyến rũ và sức lôi kéo đồng tình ,ủng hộ với 1 anh
bạn lớn đó là Trung Quốc .
ngày nay, thay vì xâm chiếm sát nhập, Trung Quốc biến các
nước lân cận thành tay sai của mình, bằng cách mở các khu
kinh tế và mở rộng cộng đồng dân cư của mình trên đó. Việc
này không chỉ xảy ra ở khu vực Đông Nam Á mà gần như ở mọi
vùng đất ráp gianh hoặc gần Trung Quốc.
Hơn nữa, Trung Quốc còn nhận ra một nguồn lực còn ban sơ
nhưng hứa hẹn. Đó là biển. Biển chính là một Vạn lý trường
thành thứ hai của Trung Quốc. Biển giống như long mạch của
một đất nước. Có biển là có đường để giao thương rộng ra 5
châu, là có màng bảo vệ, là có cửa để chạy trốn cũng như chống lại quân thù. 3.2. CHƯƠNG VIII:
CUỘC KHỦNG HOẢNG DO CHẬT CHỘI V À TẮC NGHẼN .
a) Một số luận điểm chính.
- khoảng cách địa lý sẽ không còn là một nhân tố địa chính trị
mà sẽ ngày càng xuất hiện nhiều những nhân tố thay thế khác .
- sự tăng trưởng to lớn do hội nhập quá trình toàn cầu hóa của
các thành tựu công nghệ quân sự .
- sự tăng lên 1 cách nhanh chóng của dân số đã gây sức ảnh
hưởng to lớn về địa chính trị .
- một khía cạnh hoàn toàn mới của địa chính trị trong thời đại
thông tin đại chúng với nhiều những hứng thú và mãnh liệt hoàn toàn mới mẻ . b) Bình luân thêm.
- Chiến tranh lạnh kết thúc, dưới tác động của sự phát triển
tăng tốc của khoa học và công nghệ quân sự, vũ khí trang bị
vừa dư thừa, vừa chóng bị lạc hậu, tạo ra một thị trường trang
bị vừa rẻ, vừa đa dạng. Trên thị trường này, tình trạng ứ đọng
vũ khí trang bị trên toàn cầu đã làm tăng thế mạnh của người
mua, thậm chí thúc đẩy các hãng sản xuất chuyển nhượng cả bí
quyết công nghệ khi ngày càng nhiều nước công nghiệp mới
đang tạo dựng nền công nghiệp quốc phòng nội địa. Đây là một
“cơ hội vàng” cho những nước nghèo nhưng có nhu cầu thực tế
xây dựng và hiện đại hóa quân đội. Nhiều nước biết nhanh
chóng nắm bắt cơ hội này và kịp thời có chiến lược mua sắm vũ
khí trang bị với giá rẻ, sau đó nâng cấp, cải tiến bằng cách tích
hợp những thành tựu công nghệ quân sự tiên tiến nhất, tạo ra
những phương tiện hiện đại phù hợp với điều kiện sử dụng
trong quân đội của từng nước, vừa đáp ứng yêu cầu chiến lược
xây dựng một quân đội hiện đại hóa ở mức hợp lý tương xứng
với vị thế của họ trong đầu thế kỷ XXI. Họ không bị cuốn hút
vào dòng xoáy của cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự như Mỹ,
Tây Âu, mà chỉ nhằm hướng tới các yêu cầu và thách thức về
quốc phòng – an ninh của họ.
- Truyền thông đại chúng là hoạt động truyền phát và tiếp nhận
thông tin có quy mô tác động xã hội rộng rãi, đồng loạt và hiệu
quả giao tiếp lớn”. Vì phạm vi tác động của truyền thông đại
chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia, dân tộc, ảnh
hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu. Sự ra đời của những
phương tiện truyền thông hiện đại đã phá bỏ đi “sự im lặng và
thế bị động” của những vấn đề xã hội nói chung và nghệ thuật nói riêng. 3.3. CHƯƠNG IX: 4.1. CHƯƠNG X: NƯỚC NGA VÀ HE ARTLAND
- Alexander Solzhenitsyn mở đầu cuốn tiểu thuyết sử thi của mình về Thế chiến
I, tháng Tám năm 1914, với một khúc thơ ca ngợi về dãy núi Caucasus, mà:
“Các đỉnh núi trắng sáng rực rỡ của nó nổi cao lên dường như thật gần, với
những đường nét phản chiếu màu xanh tối […]. Chúng dựng đứng lên trông thật
cao lớn trong thế giới những vật thể nhỏ bé của con người, thật tự nhiên một
cách kỳ diệu trong thế giới của những gì được chế tác, mà ngay cả khi tất cả
những con người từng sống trong các thiên niên kỷ đã qua dang rộng vòng tay
đến mức tối đa và đem tất cả những thứ họ đã từng tạo ra được trong mọi thời
đại… chất tất cả lên thành những đống lớn, họ cũng không bao giờ có thể cơi
lên được một dãy núi kỳ diệu như Caucasus.” Solzhenitsyn tiếp tục dòng cảm
hứng này bằng cách viết về những “bãi tuyết rộng lớn”, “vách đá trần cheo leo”,
“những rãnh sâu và dẻo sườn đá,” và “những chấn đoạn phủ đầy hơi nước khó
lòng phân biệt được với những đám mây thực thụ.”
- Trong suốt thời gian lịch sử, Caucasus đã gây cho người Nga, đặc biệt là trong
đám những người dân tộc chủ nghĩa cuồng nhiệt kiểu Solzhenitsyn, nỗi kinh hãi và sự tôn thờ.
- Nga là cường quốc lục địa nổi trội của thế giới, trải ra trên 170 độ kinh độ, gần
như nửa vòng trái đất. Lối ra biển chính của nước Nga nằm ở phía bắc, nhưng
nó bị chặn bởi băng Bắc Cực suốt nhiều tháng trong năm. Những cường quốc
lục địa luôn luôn ở trạng thái không được an toàn, như Mahan đã phân tích.
- Một đặc điểm địa lý khác của nước Nga là khí hậu lạnh rất khắc nghiệt của nó.
Phần phía bắc xa nhất của Hoa Kỳ nằm ở vĩ tuyến 490 vĩ bắc, nơi bắt đầu biên giới với Canada.
- Nhà sử học Nga Philip Longworth đã viết rằng cái lạnh cực đoan dường như
đã rèn cho người Nga “một kháng lực lớn đối với những nỗi khổ cực, một thái
độ chia sẻ ở mức độ nào đó, và thậm chí một sự sẵn sàng hy sinh cá nhân cho lợi ích chung”,
Nói cách khác, chính sự bằng phẳng của lãnh thổ Nga, trải rộng từ châu Âu
đến Viễn Đông, với ít đường biên giới tự nhiên, và xu hướng tụ cư rải rác, tức là
trái ngược với tập trung đô thị, trong suốt thời gian dài đã tạo ra một quang cảnh
hỗn độn, vô chính phủ, trong đó bất kỳ nhóm nào cũng thường xuyên không được an toàn.
- Chính triều đại Romanov đã xuất hiện để đưa nước Nga bước vào con đường
hiện đại, thực hiện việc cơ giới hóa và tổ chức hành chính nhằm vươn tới tầm
một đế quốc Nga, một bước tiến rõ ràng so với những cuộc chinh phục sấm sét,
nhưng thất thường của Muscovy thời Trung cổ dưới triều đại Ivan IV.
- Hơn nữa, giữa năm 1879 và 1886, các kỹ sư Nga đã xây dựng một tuyến
đường sắt từ Krasnovodsk, trên bờ đông của biển Caspi, đến Merv, cách hơn
500 dặm về phía đông, gần biên giới Ba Tư và Afghanistan;
- Còn hơn cả cuộc chiến tranh Nga-Nhật, trong đó Nga mất nửa phía nam của
đảo Sakhalin và một số bộ phận của miền Nam Mãn Châu (mà theo logic địa lý,
dù thế nào chăng nữa, có lẽ phải thuộc về Trung Quốc!), đó là cuộc Cách mạng
Nga năm 1917 và hậu quả hỗn loạn của nó là những gì đã thực sự làm lung lay
sự kiểm soát lỏng lẻo của Nga đối với vùng Viễn Đông.
- Tuy nhiên, Dmitri Trenin của Trung tâm Carnegie Moskva cũng có thể đã
đúng: niềm hy vọng thật sự tốt nhất của Nga về lâu dài là tự do hóa nền kinh tế
và chính trị của mình, để Nga trở nên hấp dẫn đối với người Kazakh và những
cư dân Trung Á khác trước kia từng phụ thuộc vào họ. Bởi vì, Heartland, với sự
sụp đổ của Liên Xô và sự khởi đầu của toàn cầu hóa, đã trở thành một thế lực
đứng riêng trong tổng thể. 4.2. CHƯƠNG XI: HOÀN CẢNH ĐỊA
LÝ CỦA SỨC MẠNH TRUNG HOA
(GIẤC MỘNG TRUNG HOA)
- Ở cuối bài báo nổi tiếng của mình “Trục xoay địa lý của lịch sử”, Mackinder
đã bày tỏ những điều gây lo lắng về Trung Quốc. Sau khi làm sáng tỏ lý do tại
sao phần nội địa của đại lục Á-Âu tạo thành điểm tựa của quyền lực địa chiến
lược thế giới, ông thừa nhận rằng “mối nguy màu vàng còn có thể gây nguy
hiểm cho tự do của thế giới hơn cả nước Nga, kẻ đang nắm giữ vùng trục xoay,
bởi vì bên cạnh một lãnh thổ lục địa rộng lớn, Trung Quốc còn có một vùng
duyên hải rất dài”. Hãy gác qua một bên tình cảm phân biệt chủng tộc vốn có
của thời đại, cũng như những kích động xuất hiện khi sự trỗi dậy của bất cứ sức
mạnh nào không thuộc phương Tây mà được chào đón, ta nên tập trung vào sự
phân tích của Mackinder: trong khi Nga là một cường quốc lục địa với mặt tiền
đại dương duy nhất lại bị chặn bởi lớp băng của Bắc Băng Dương, Trung Quốc
cũng là một sức mạnh có tầm cỡ đại lục, nhưng nó thực sự có thể với tới vùng
lõi Trung Á chiến lược của Liên Xô cũ, với tất cả những khoáng sản và tài
nguyên dầu khí giàu có ở đó, lại còn vươn tới được những tuyến đường biển
chính trên Thái Bình Dương cách nơi này tới 5.200 km, nơi Trung Quốc được
trời phú cho một đường bờ dài 15.000 km với nhiều hải cảng tự nhiên tốt, phần
nhiều không bị đóng băng. Mackinder sợ rằng một ngày kia Trung Quốc có thể
sẽ chinh phục nước Nga. Năm 1919, ông đã viết trong Những lý tưởng dân chủ
và thực tế rằng, nếu Đại lục Á-Âu cùng với châu Phi hợp thành Hòn đảo-Thế
giới - trái tim của không gian đất nổi, lớn hơn Bắc Mỹ bốn lần về diện tích và
tám lần về dân số - thì Trung Quốc, một dân tộc lục địa lớn nhất của đại lục Á-
Âu với đường bờ nằm ở cả ôn đới lẫn nhiệt đới, sẽ chiếm vị trí lợi thế nhất trên
thế giới. Trong đoạn kết cuốn sách của mình, Mackinder dự đoán rằng Trung
Quốc, cùng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, có thể sẽ thống trị thế giới bằng cách
“tạo ra cho 1/4 nhân loại nền văn minh mới, không thực sự phương Tây và cũng
không thực sự phương Đông.” Là một người yêu nước nhiệt thành mang tư
tưởng đế quốc, Mackinder đương nhiên đã xếp cả Vương quốc Anh vào hàng
những quốc gia cao quý này. Tuy nhiên, do chỉ sử dụng những tiêu chí địa lý và
dân số học, nên điều dự đoán này của ông về Trung Quốc còn xa mới được xem là xác đáng.
- Trung Quốc được tự nhiên che chắn ít hơn đôi chút so với Hoa Kỳ, bởi vì Hoa
Kỳ được bao bọc bởi hai đại dương ấm và Bắc Băng Dương thuộc Canada, chỉ
bị đe dọa bởi bóng ma dân số Mexico từ hướng nam.
- Trong khi ở Hoa Kỳ, cảnh quan được xếp thành bộ theo trình tự từ đông sang
tây, chỉ bị phá vỡ bởi các dòng sông Mississippi và Missouri chảy từ bắc xuống
nam, thì ở Trung Quốc, thứ tự ấy lại chuyển theo hướng từ bắc xuống nam theo
dạng cung đồng tâm, từ vùng bờ biển đến các vùng đất khô cằn trong nội địa
của đại lục ÁÂu, và bị cắt ngang theo chiều tây-đông bởi những dòng sông lớn
(Vị, Hán, Hoàng Hà và Dương Tử) trên đường chảy từ những miền đất cao khô
hạn trong nội địa Á-Âu tới những vùng đất nông nghiệp ẩm ướt gần biển rồi đổ
ra Thái Bình Dương. Những vùng đất nông nghiệp này, đến lượt mình, lại được
chia thành vùng đất lúa mì-kê tương đối khô ở khu vực phía bắc Trung Quốc,
với mùa sinh trưởng ngắn, na ná như phía bắc vùng Trung Tây Hoa Kỳ, và vùng
đất ẩm ướt, trồng lúa hai vụ của miền Nam Trung Quốc phì nhiêu.
Tạm thời, Trung Quốc đang ở đỉnh cao của quyền lực lục địa của mình, ngay
cả khi những vết thương cưỡng đoạt lãnh thổ bởi các quốc gia châu Âu, Nga và
Nhật Bản, theo những tiêu chuẩn lịch sử của Trung Quốc, vẫn còn như rất mới
đây. Vì trong thế kỷ XIX, khi triều đại nhà Thanh trở thành kẻ ốm yếu ở Đông
Á, Trung Quốc bị mất nhiều bộ phận [mà Trung Quốc coi là] lãnh thổ của mình:
những lãnh thổ phải triều cống phía nam như Nepal và Miến Điện rơi vào tay
Vương quốc Anh, Đông Dương - vào tay Pháp; Đài Loan và các lãnh thổ phải
triều cống như Triều Tiên và Sakhalin - vào tay Nhật Bản; Mông Cổ, Amuria, và Ussuria - vào tay Nga.
- Ở Trung Á, cũng như ở miền Đông Sibir, Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt với Nga.
- Tình hình hiện nay của châu Á đã bị phức tạp hóa một cách căn bản và do vậy
có nhiều biến động hơn so với những thập kỷ sau Thế chiến II. Trong khi thế
đơn cực của Mỹ suy giảm, cùng với sự giảm thiểu tương đối về số lượng của
Hải quân Mỹ, và với sự gia tăng đồng thời của kinh tế và quân sự của Trung
Quốc (ngay cả với tốc độ chậm hơn so với trước đây), tính đa cực đang trở
thành một nét đặc trưng ngày càng tăng trong các mối quan hệ quyền lực ở châu
Á. Trong khi Trung Quốc xây dựng bến neo đậu trong lòng đất cho tàu ngầm ở
đảo Hải Nam và phát triển các tên lửa chống tàu, Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan
114 tên lửa phòng không Patriot và nhiều hệ thống thông tin liên lạc quân sự tiên tiến.
-Tuy nhiên, sự trỗi dậy của sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc sẽ tạo ra
những căng thẳng đáng kể trong những năm tới, nên điều có ý nghĩa quan trọng
là tháo ngòi cho chúng một cách thông minh. Mượn lời Mackinder, ta có thể nói
rằng Hoa Kỳ với vị thế bá quyền trong thế giới phương Tây sẽ làm hết sức mình
để ngăn cản Trung Quốc chiếm vị trí tương tự trong thế giới phương Đông.
Không nghi ngờ gì nữa, đó sẽ là bức tranh của thế giới trong những năm tới,
một bức tranh sẽ không làm bất ngờ cả Mackinder cũng như Spykman. 4.3.CHƯƠNG XII:
HOÀN CẢNH ĐỊA LÝ LƯỠN
G NAN CỦA ẤN ĐỘ (ẤN ĐỘ
KẸT GIỮA HAI THẾ GIỚI)
- Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành những đối thủ lớn về quyền lực, thì
hướng đi mà Ấn Độ lựa chọn có thể sẽ quyết định diễn biến địa chính trị tại đại
lục Á-Âu trong thế kỷ XXI. Nói cách khác, Ấn Độ đang lờ mờ hiện ra như một
quốc gia trục xoay then chốt. Theo Spykman, Ấn Độ là một sức mạnh hiển
nhiên trên miền Rimland. Mahan thì nhận xét rằng Ấn Độ chiếm giữ vị trí trung
tâm của duyên hải Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa quyết định đối với mục tiêu
tiến ra biển cả của Trung Đông lẫn Trung Quốc. Nhưng trong khi chính giới Ấn
Độ hiểu rất rõ hoàn cảnh địa lý và lịch sử của nước Mỹ, thì giới chính trị Mỹ lại
không có được sự hiểu biết tương tự về Ấn Độ. Mặt khác, nếu người Mỹ không
nắm được thấu đáo tình thế địa chính trị bất ổn của Ấn Độ, đặc biệt là liên quan
đến Pakistan, Afghanistan, và Trung Quốc, họ sẽ xử lý sai mối quan hệ này.
-Trong khi nước Nga rộng lớn với dân cư thưa thớt chiếm vị trí trung tâm của
Đại lục Á-Âu, cả bốn trung tâm dân số lớn của siêu lục địa này (châu Âu, Ấn
Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc) đều nằm trên ngoại vi của nó. Các nền văn
minh châu Âu và Trung Quốc, như nhà địa lý James Fairgrieve viết năm 1917,
đã lan tỏa một cách có tổ chức từ những cái nôi trong thung lũng sông Vị và Địa Trung Hải.
- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, Fairgrieve viết, các dân tộc theo Hồi giáo nối
tiếp nhau vào Ấn Độ. “Người Arab, như là một lẽ tự nhiên, đã đến đầu tiên, bắt
đầu từ đường bộ dọc theo bờ biển, sau đó bằng đường biển ven bờ, nhưng họ
không ở lại lâu dài; tiếp theo là người Turk, một chút trước cuối thiên niên kỷ I,
đến theo đường trên cao nguyên Iran và Afghanistan.
- Tình hình của Aurangzeb đã tái hiện lại tình trạng mà nhiều
nhà lãnh đạo Ấn Độ từ thời cổ đại đã phải trải qua. Khu vực
rộng lớn, mà thời nay bao phủ miền Bắc Ấn Độ, Pakistan và
phần lớn Afghanistan, thường được gộp nhóm trong cùng một
thực thể chính trị chung, trong khi chủ quyền đối với miền Nam
Ấn Độ lại là điều còn nghi ngờ. Đó là lý do vì sao giới thượng lưu
Ấn Độ coi Pakistan và cả Afghanistan như những bộ phận không
tách rời thuộc sân nhà của nước mình, điều tỏ ra hợp lý về mặt lịch sử và địa lý.
- Lịch sử phong phú của khu vực này thường ít được người
phương Tây biết đến, trong khi giới thượng lưu Ấn Độ hiểu biết
nó đến tận xương cốt. Khi xem xét bản đồ, họ thấy Afghanistan
và Pakistan ở tây bắc, cũng như Nepal, Bhutan và Bangladesh ở
đông bắc như những nước trong tầm ảnh hưởng gần kề của Ấn
Độ, còn với Iran, vịnh Ba Tư, các nước cộng hòa Trung Á thuộc
Liên Xô cũ và Miến Điện thì như những vùng phủ bóng tới hạn.
Một Afghanistan ổn định và ôn hòa hợp lý sẽ trở thành một
động cơ mạnh mẽ không chỉ đối với phía nam của Trung Á, mà
cho cả đại lục Á-Âu nói chung. Heartland trong sơ đồ của
Mackinder tồn tại dưới dạng “hội tụ” lợi ích của Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ và Iran theo chiều hướng ủng hộ cho những hành
lang giao thông vận tải xuyên Trung Á. Và những động cơ mạnh
mẽ nhất của những tuyến đường thương mại Á-Âu này là các
nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Người ta ước tính rằng xuất
khẩu của Ấn Độ bằng đường bộ đến các thị trường châu Âu và
Trung Đông trong tương lai sẽ tăng hàng năm trên 100 tỷ đô la Mỹ.
- Trong khi các triều đại Trung Quốc thời cổ gần như hoàn toàn
nằm trong biên giới hiện tại của nước này, thì điều đó lại không
đúng với Ấn Độ. Thật vậy, Ấn Độ nhìn Afghanistan và những
khu vực che chở của nó theo cách kém thanh thản hơn so với
Trung Quốc nhìn những vùng tương tự của mình. Ấn Độ hiện
mới chỉ là một cường quốc khu vực, chừng nào nó còn bị kẹt bởi
hoàn cảnh địa lý của mình; nhưng nó cũng là một sức mạnh vĩ
đại tiềm năng đang hình thành, khi mà nó có đủ mọi con bài
trong tay để vượt lên trên hoàn cảnh ấy.
5.1. CHƯƠNG XIII: SỰ XOAY TRỤC CỦA IRAN
- Sự tách biệt rõ rệt của Trung Đông với 3 nền văn mình lớn: Ấn Độ, Trung
Quốc, Hy Lạp nhưng lại có sự tác động qua lại lẫn nhau.
- Nếp sống, văn hóa của Trung Đông dẫn đến sự phân hóa của địa hình
- Khoáng sản, tài nguyên đa dạng là miếng bánh khoái khẩu mà bao ông lớn tranh dành và dòm ngó
- Sự hỗn tạp trong các thành phần xã hội của Trung Đông là căn nguyên khiến
Trung Đông trở thành điểm nóng trên bản đồ thế giới
- Miền đất Trung Đông dưới cái nhìn bao quát đầy xuất sắc của Hodgson về
các bằng chứng thực tiễn vừa cốt yếu lại vừa mâu thuẫn, đã được xác định dễ
dàng tọa lạc giữa 3 nền văn minh lớn trong thế giới văn minh cổ: Hy Lạp,
Trung Quốc và Ấn Độ, biệt lập rõ ràng song lại có tác động căn bản đến
chúng, đến mức các mối quan hệ đều là cơ hữu.
- Nếp sống du mục với ngựa và lạc đà cùng Hồi giáo đã hình thành nên sự đối
lập với lối sống nông nghiệp, canh tác của Trung Quốc và Ấn Độ-điều làm
nên sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ bởi các dòng sông, ốc đảo và những
cao nguyên, bởi sự phân nhánh, phân ngành cao độ trong sự tổ chức chính trị
ngày nay trên chính mảnh đất này. Khu vực này chứa đựng 70% trữ lượng
dầu hỏa và 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới tính tới thời điểm hiện
tại. Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng về nhân khẩu học: 65% dân số dưới
tuổi 30 cũng là một trong những đặc trưng trong khu vực.
- Nét đặc trưng của Trung Đông được thể hiện nhiều hơn bởi sự phát triển lộn
xộn và hỗn độn giữa các thành phần tư thục: vương quốc, tiểu vương quốc
và của giới thần học, nền quân chủ-dân chủ bị quân sự hóa, với những đường
biên giới dường như được cắt bằng một lưỡi dao trong tư thế có thể bị trượt
đi. Những nhân tố này là căn cốt, cội nguồn cho sự phát sinh đầy phức tạp
các ‘căn bệnh’, u nhọt nhức nhối qua liệt kê của Paul Bracken: các thành
phần cực đoan, đám đông không thể kiểm soát, tính thiên vị của thông tin
truyền thông và sự đe dọa hạt nhân… khiến Trung Đông tịnh tiến lên điểm
nóng hàng đầu trên thế giới từ 3000 năm trước đến đương thời, và nghiễm
nhiên Iraq, Iran và Afghanistan là những tâm điểm ‘ngoạn mục’ của sự
khủng bố, hỗn loạn và chiến tranh do dầu mỏ, tôn giáo và 1 phần vì chúng
còn nằm trên trung tâm vận chuyển năng lượng, lượng thực, vũ khí, nhân lực
khắp vùng Trung Đông, Châu Á và Bắc Phi khi đứng trên quan điểm từ tác
giả đề cập trải dài cuốn sách.
- Bán đảo Arab chủ yếu do Arab Saudi chiếm giữ, ở bên trong bán đảo Arab,
vẫn còn lại phần phía tây nam rất đông dân cư, là nơi Arab Saudi thực sự dễ
bị tổn thương: vì từ nơi đó, vũ khí, chất nổ và các chất gây nghiện chảy vào
nước này qua đường biên giới của Yemen. Tương lai của đất nước Yemen
đông dân đang sục sôi và phân chia sâu sắc thành những bộ lạc sẽ còn kéo
dài mãi để quyết định tương lai của Arab Saudi, và có lẽ địa lý sẽ có tiếng
nói nhiều hơn so với những tư tưởng và ý tưởng.
- Về những thành phần kích động khủng bố, chiến tranh như đã trình bày ở
trên, Trung Đông thực sự là một lãnh địa mỏng manh để các cường quốc lao
vào cắn xé. Tuy nhiên, việc quá sa đà vào chiến trường nơi Trung Đông mà
không nhận lại gì đáng kể đã tạo cơ hội lớn cho anh chàng Trung Quốc.
Thay vì mang quân tới Trung Đông, Trung Quốc lõi đời hơn, lại rót tiền đầu
tư vào nó. Trung Quốc đang đẩy mạnh mở các tuyến đường quốc lộ, nối
mình với Afghanistan hòng làm chủ các mỏ dầu, khí đốt và quặng ở đó.
Theo quan điểm của tôi, điều đó không hẳn là đê tiện hoặc bỉ ổi hay thậm chỉ
là bất nhân, mà tôi gọi đó là đầu óc kinh doanh, có chiến lược và đầu óc rất
thực tế. Ở thời đại mà lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu như tôn chỉ tối
thượng, Trung Quốc liên tục bành trướng thế lực bằng cách lan tỏa khắp nơi
dựa trên sức nặng về dân số, mở các doanh nghiệp, công ty để truộc lợi nhất
có thể từ việc tận dụng các ổ dịch chiến tranh lạc hậu từ Châu Phi và Trung
Đông làm nguồn tài nguyên màu mỡ và vô cùng phong phú, tiềm năng. Qua
đó dễ dàng nhận thấy được từ góc nhìn của các quốc gia lân cận ông lớn này,
nếu không may chọn nhầm phe hay làm phật lòng ông anh cả ấy thì dễ chết
hơn cả con ruồi con muỗi.
- Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Đông tiếp tục bị giằng co giữa hai thái cực
hùng mạnh-Nga. Nga cũng tìm tới Trung Đông, đặc biệt là Afghanistan, để
tìm đường về với biển, mở rộng xuống vùng biển ấm Ấn Độ Dương. Con cá
Afghanistan bé nhỏ mà bao thằng lao vào xâu xé, mỗi tội dai nhách nên đầu
tư mãi chưa hoàn vốn. Afghanistan chính là cái lỗ để chui vào Trung Đông,
nắm được nó có nghĩa là giàu có, quyền lực. Với mối thâm thù dài đằng
đẵng giữa Ấn Độ và Pakistan, kẻ nào nắm được gáy Afghanistan thì nằm
trên cơ. Tôi nhớ ai đó đã nói rằng:
- Then chốt, xâu chuỗi lại, ta thấy được sự quan trọng trong địa chính trị của
Iran, Iran là bản lề của Trung Đông, như thể là trục xoay theo ý tưởng của
Mackinder đã trượt từ những thảo nguyên Trung Á đến cao nguyên Iran,
ngay ở phía nam, chìa khóa địa lý của Trung Đông (về các mặt vị trí, về tính
đại diện dân tộc và tôn giáo, và các nguồn lực năng lượng), những yếu tố có
vai trò quan trọng căn bản trong địa chính trị toàn cầu. Tại sao lại nói như
vậy? Chính vì lợi thế địa lý thực sự của nó: nằm ngay phía nam Heartland
trong sơ đồ của Mackinder và Rimland trong sơ đồ Spykman, nó nằm ngay
giữa 2 khu vực sản xuất chủ lực dầu mỏ và khí đốt, trải rộng từ biển Caspi
tới vịnh Ba Tư-nơi nắm giữ 55% trữ lượng dầu thô của thế giới. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc Iran đã từng phải chịu đựng nhiều hơn những cuộc
xâm lược của Mông Cổ, kẻ đã phá hủy những kết cấu phục vụ cho tưới tiêu
và khiến hàng trăm ngàn người vong tử. Sự cận kề này ngày nay cho phép
Iran ngầm tạo được ảnh hưởng của mình tại vùng đất Trái tim của Trung Á
chỉ bằng việc đặt nó trên tiền tuyến hơn bất cứ nước nào khác.
5.2. CHƯƠNG XIV: ĐẾ CHẾ OTTOMAN XƯA (PHƯƠNG ĐÔNG TRONG
THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA)
- Cầu lục địa Anatolia, hay Tiểu Á và đặc điểm tài nguyên kinh tế
- Vị trí địa lý và sức ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ
- Các tổ chức chính trị - Toàn cầu hóa
- Nếu nói Iran là nguyên tử bậc nhất ở Đại Trung Đông, thì hạt nhân sẽ là cầu
lục địa Anatolia hay còn được gọi là Tiếu Á (tức mặt trời mọc), xét về tầm quan
trọng của nó xếp sau nhân tố địa lý then chốt. Cũng giống như cao nguyên Iran
hoàn toàn thuộc về một quốc gia duy nhất là Iran, cầu lục địa Anatolia hoàn
toàn thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là hai bộ phận trọng yếu trong
vành đai hoang dã của Mackinder và Rimland của Spykman, những dấu tích
trên cao nguyên Anatolia có thể đi ngược dòng đến 7.500 năm trước khi
Istanbul từng là thủ đô của đế quốc Byzantine và đế quốc Ottoman, hai nền văn
minh lớn này ảnh hưởng sâu đậm đối với văn hoá châu Âu.
- Cao nguyên Anatolia không chỉ là trung điểm giao thông của văn minh phương
đông và phương tây, sự giao lưu của nhân chủng bốn phương tại chỗ này là đặc
điểm quý báu nhất của nó, người Hitti, người Phơ-ni-xi và người Hi Lạp ùn ùn
di dân đến đây, tư tưởng về lưu vực Lưỡng Hà, quan điểm về Mesopotamia và
tín ngưỡng về biển Aegea vì vậy mà loé sáng. Ngoài ra kinh tế nông nghiệp còn
là 1 sự trù phú thuộc loại giàu có bậc nhất ở Trung Đông, ở đây họ cũng có tỷ lệ
công nghiệp hóa cao nhất và tay nghề công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực.
Anatolia thuộc khí hậu lục địa ôn đới, khí hậu lục địa rõ rệt, múa đông rét lạnh,
đồi núi phía đông có lúc xuất hiện nhiệt độ thấp; mùa hè nóng nực khô hạn,
lượng giáng thủy hằng năm từ 200 - 600 milimét, cũng thuộc kiểu mưa mùa
đông, mùa hè khô hạn, có cảnh quan thảo nguyên, giáng thủy ở đồi núi khá
nhiều, nhiều rừng lá kim. Với món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, tài
nguyên khoáng sản ở đây phong phú, đa dạng xếp vào mức dẫn đầu: các trữ
lượng như crôm, thủy ngân, antimon, bor và barit đứng đầu thế giới. Trữ lượng
quặng crôm hơn 60 triệu tấn, chỉ xếp sau Liên Xô, đứng thứ hai thế giới. Ngoài
ra, còn có than đá, sắt, đồng, chì và mangan. Diện tích rừng khoảng 20 triệu ha,
chiếm 26% diện tích lãnh thổ. Các hồ sản sinh nhiều cá và muối…
- Anatolia giống một cây cầu lục địa nối liền châu Á và châu Âu, là một bán đảo
của châu Á mà ngày nay thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp với Biển Đen,
nam giáp Địa Trung Hải, ngăn cách với châu Âu bởi biển Aegea và biển
Marmara (đều thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây và giáp với phần đất đai rộng
lớn còn lại của châu Á ở phía đông, gần kề cao nguyên Armenia ngăn cách bởi
dãy núi Taurus. Cũng như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ là một khu vực riêng mình nó cũng
gây được ảnh hưởng đối với vùng Balkan, Biển Đen, Ukraina, miền Nam Nga,
vùng Caucasus và Arab Trung Đông “Là một vùng nền ổn định trong lòng của
xứ hỗn mang.” Tuy nhiên, vị trí địa lý nằm kẹp giữa Địa Trung Hải và Biển
Đen làm cho quốc gia này có chút bị cô lập. Duy chỉ có ở vùng Caucasus, đặc
biệt là ở Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng ngoại giao đủ để tác động lên
đời sống chính trị hàng ngày. Thổ Nhĩ Kỳ nắm quyền kiểm soát lưu vực nguồn
của các sông Tigris và Euphrates, và đó là một lợi thế địa lý đặc biệt, cho nó
khả năng dừng việc cung cấp nước vào Syria và Iraq, gần đây bắt đầu tự khẳng
định mình nhiều hơn trên vũ đài địa chính trị.
- Mặc dù tạo hóa đặc cách cho sự phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, song
hoàn cảnh địa lý là bức tường cản trở sự phát triển thuận lợi về xã hội và kinh tế
như vậy đã cho phép các triều đại Seljuk và Ottoman, được tổ chức tốt, cai trị
suốt nhiều thế kỷ từ những căn cứ của mình đặt ở phía tây đất nước, mà không
phải lo lắng về tình hình tại phần phía đông. Vào những năm đầu thế kỷ XX,
Herbert A. Gibbons- một nhà báo người Mỹ viết về chính trị quốc tế và chủ
nghĩa thực dân châu Âu đã nhận xét như sau:
- Nhà Seljuk là một nhánh của người Thổ Oghuz Kinik, những người cư trú tại
ngoại vi của thế giới Hồi giáo. Nửa cuối của thế kỷ XI, người Seljuk bắt đầu
thâm nhập các khu vực miền đông của Anatolia. Năm 1071, người Thổ Seljuk
đánh bại người Đông La Mã trong trận Manzikert, khởi đầu Thổ hóa khu vực:
tiến hành chuyển đổi chậm Anatolia từ khu vực chủ yếu Cơ Đốc giáo và Hy
Lạp ngữ sang chủ yếu Hồi giáo và Thổ ngữ. Năm 1243, quân đội Seljuk bị
người Mông Cổ đánh bại, khiến quyền lực của Đế quốc Seljuk từ từ tan rã.
Cũng trong bối cảnh đó, một trong các thân vương quốc Thổ do Osman I cai trị
tiến triển thành Đế quốc Ottoman. Năm 1453, người Ottoman hoàn thành chinh
phục Đế quốc Đông La Mã khi chiếm lĩnh Constantinopolis. Quyền lực và
thanh thế của Ottoman đạt đỉnh trong thế kỷ XVI và XVII, đặc biệt là trong
triều đại của Suleiman I. Ottoman thường xung đột với Đế quốc La Mã Thần
thánh, Trung Âu, Balkan, phần phía nam của Liên bang Ba Lan và Lietuva.
Trên hải dương, Hải quân Ottoman đấu tranh với vài liên minh Công giáo để
kiểm soát Địa Trung Hải. Tại phía đông, người Ottoman thỉnh thoảng có chiến
tranh với Safavid Ba Tư từ thế kỷ XVI đến XVIII do tranh chấp lãnh thổ và khác biệt tôn giáo.
- Toàn cầu hóa là một quá trình liên kết, nhưng trong một số trường hợp, nó làm
gia tăng sự căng thẳng giữa các nền văn minh, vì nó làm nảy sinh những sự liên
đới có thể vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia, dân tộc. Thổ Nhĩ Kỳ đã không rút
khỏi NATO và nó cũng đã không cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Nhưng
từ khi người Thổ đã đứng về phía Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tìm lại được
uy tín ở Trung Đông mà nó đã mất kể từ thời Ottoman.
- Cuộc điều quân của Mỹ năm 2003 đã làm rung chuyển Iraq bằng một sự thay
đổi quy mô lớn, nhưng lại không thể tác động lên toàn bộ thế giới Arab. Trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh và những năm đầu của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh,
chủ nghĩa liên Arab cuồng nhiệt của Syria đã giúp nó che đậy những điểm yếu
trong nền chính trị của mình. Các nhà lãnh đạo Syria đã buồn nhớ về thời kỳ
Ottoman, trong đó Đại Syria, ngoài Syria ngày nay, còn bao gồm Lebanon,
Jordan, Israel và các vùng lãnh thổ Palestine. Trong tiến trình thế kỷ XX, Syria
vẫn nằm trong thế suy vi, và trong những thập niên gần đây nó đã là một bóng
ma của di sản địa lý và lịch sử vĩ đại nói trên. Và người Syria nhận thức một
cách cay đắng về điều đó.
- Tương lai của Trung Đông càng bị treo lơ lửng chờ thiện chí của con người,
nhất là bởi địa lý của thế giới hiện nay là khép kín, chật chội và đông đúc. Địa
lý đã không bị biến mất bởi cuộc cách mạng của những phương tiện giao thông
liên lạc và sự tiến bộ trong lĩnh vực vũ khí. Trái lại, nó đã trở nên càng quan
trọng hơn đối với số phận của các dân tộc.
5.3. CHƯƠNG XV: BRAUDEL, MEXICO VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
- Ở phần III: “Châu Mỹ đối mặt với vận mệnh của chính mình”,
cuốn sách trình bày một vấn đề nóng hổi của thời đại, được
nhìn từ cách tiếp cận theo dài hạn, dồn nén trong một chương
duy nhất dài 36 trang: “Braudel, Mexico và tầm nhìn chiến
lược”. Theo quan điểm này, các lực gây tác động của địa lý hợp
sức tạo ra những khuynh hướng lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra
suốt nhiều thế kỷ. Vận dụng luận thuyết với khái niệm dài hạn,
tác giả tìm cách giải thích rằng Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi
Mexico và 111 triệu cư dân của nó. Theo quan điểm này, các
lực gây tác động của địa lý hợp sức tạo ra những khuynh hướng
lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra suốt nhiều thế kỷ.
- Phần cuối cùng của cuốn sách này đề cập đến vai trò của Mỹ,
trong một thế giới mới nơi mà các lợi thế về địa lý không còn là
lợi thế hoàn toàn nữa khi sức mạnh của các loại vũ khí tối tân
đã vượt qua tầm cản trở của đại dương. Nhà khảo cổ học Barry
Cunliff thuộc Đại học Oxford, khẳng định rằng sự đóng góp
quan trọng nhất của Braudel là quan niệm mới của ông về tính
thời gian của lịch sử, được khớp nối theo ba trục:
- Thứ nhất là khoảng thời gian dài, tức là thời gian địa lý, trong
đó có những biến động khó nhận thấy nhưng tạo ra những
khung cảnh tự nhiên thích hợp hoặc cản trở đối với con người
- Tiếp đến là lịch sử có tính chu kỳ bậc trung hạn mà Braudel
gọi là trạng huống, tức là những biến đổi trong hệ thống của
các lĩnh vực nhân khẩu học, kinh tế, nông nghiệp, xã hội và chính trị.
- Cuối cùng, Braudel nói về chu kỳ ngắn hơn của lịch sử mang
tính sự kiện, những sự thăng trầm hàng ngày của chính trị và
ngoại giao, tức là những gì đang cung cấp tư liệu cho truyền thông.
Mexico hiện đang ở ngã ba đường: hoặc là nó trừ khử được các
cartel ma túy, hoặc là nó vẫn tiếp tục chìm đắm trong bạo lực
và sự hỗn loạn, hoặc là cả hai.
- Khác với những cuộc can thiệp ở Trung Đông, các chiến dịch
quân sự của Mỹ trên biên giới Mexico đã từng luôn tỏ ra tương
đối có lợi. Nếu Hoa Kỳ không xích lại gần với Mexico như họ đã
làm với Canada, điều đó sẽ ảnh hưởng đến những mối quan hệ
của họ với phần còn lại của thế giới. Mexico và Trung Mỹ sẽ
cung cấp lao động trẻ cho Mỹ, nơi dân số đang già hóa. Những
xu hướng này đang trở thành hiện thực, và điều cần làm là
khuyến khích và tạo điều kiện cho chúng. “Chiến tranh toàn
cầu, cũng như hòa bình toàn cầu”, Nicholas Spykman viết, “có
nghĩa là tất cả các mặt trận và tất cả các khu vực của thế giới
đều phụ thuộc lẫn nhau. Không quan trọng là chúng nằm cách
xa nhau bao nhiêu, những thành tựu hay thất bại trong khu vực
này sẽ có tác động tức thì và quyết định đến những khu vực khác”.
- Cách chắc chắn nhất để tránh tình thế đó là ngay từ bây giờ
chúng ta phải làm theo hướng hợp nhất Bắc Mỹ. Hoa Kỳ phải trở
thành một sức mạnh cân bằng ở đại lục Á-Âu và một sức mạnh
đưa đến hợp nhất ở Bắc Mỹ, và làm đồng thời cả hai sẽ dễ hơn
là chỉ làm một trong hai. Việc duy trì lâu dài sự cân bằng quyền
lực, tất nhiên, phải được thực hiện cho một mục đích cụ thể,
còn sâu xa hơn cả việc bảo vệ về mặt vật lý và kinh tế của Hoa Kỳ.
- “Cuốn sách này đã tạo cớ để mở ra một cánh cửa cho sự phê
phán. Phần cuối công trình có nội dung gây tranh cãi nhiều
nhất, rất điển hình cho một dạng suy lý về địa chính trị. Nó
được đón nhận rất khác nhau: Henry Kissinger thì coi đây là
“một cuốn sách kỳ diệu”, trong khi các tác giả trường phái Pháp
thì có khuynh hướng phê phán, chê bai, thậm chí có người
không ngần ngại cho rằng đây là một mớ những điều mâu thuẫn!”
- “Đây là một cuốn sách khó đọc đối với tôi. Bởi quả thực, nó là
cuốn đầu tiên mang tôi tới với bản chất thực sự của địa lý, để
nhìn thấy lớp nghĩa vĩ mô ẩn phía sau một địa hình là gì và để
nhận ra, niềm yêu thích địa lý một cách vô tình hóa ra không
phải là cái gì vô bổ. Có lẽ, tôi sẽ phải đọc lại nó thêm nhiều lần
nữa để hiểu hết từng câu chữ tác giả viết. Và có lẽ là, kể cả khi
tôi đọc lại, tôi vẫn sẽ nổi da gà trước những phân tích cặn kẽ,
tinh tế của ông. Tôi vật vã khi đọc nó, nhưng điều đó chính ra là xứng đáng.” -Chanhndh- Các nguồn tham khảo:
https://spiderum.com/bai-dang/Su-minh-dinh-cua-dia-ly-Robert- Kaplan-REVIEW-fwu
https://nuhado.co/su-minh-dinh-cua-dia-ly-robert-kaplan/
https://defzone.net/wiki/Cao_nguy%C3%AAn_Anatolia
https://hanhtrinhlapchividai.com/mat-ma-thanh-cong/de-che-
nen-van-minh/de-che-ottoman-tu-khong-chon-dung-than-den- ba-chu-the-gioi-p836.html
https://www.sggp.org.vn/iran-xoay-truc-745867.html
https://tintuc.vn/trat-tu-moi-o-trung-dong-tho-nhi-ky-xoay-truc- ve-phia-nga-va-iran-post166755