-
Thông tin
-
Quiz
Sự ra đời của Đảng - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Sự ra đời của Đảng - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Sự ra đời của Đảng - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Sự ra đời của Đảng - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Tại sao sự ra đời của Đảng là tất yếu?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? a. Bối cảnh lịch sử
* Hoàn cảnh quốc tế nửa sau thế kỷ XIX
- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
+ Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
+ Ngày 1-8-1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
→ Chủ nghĩa tư bản suy yếu, phong trào đấu tranh mạnh mẽ.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
+ Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi.
→ Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
→ Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
+ Tháng 3-1919, Lênin thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) tại Mátxcơva
→ Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
* Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta
+ 1-9-1858 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ 25-8-1883 Hiệp ước Hắc-măng
+ 6-6-1884 Hiệp ước Pa-tơ-nốt
+ 1884 – 1897, hoàn thành đàn áp
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp
+ Chính sách khai phá thuộc địa • Lần 1 : 1897 - 1913 • Lần 2 : 1919 - 1929 + Nội dung
• Về chính trị: tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn, chia
Việt Nam thành ba xứ, câu kết với địa chủ.
• Về kinh tế: cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên,
xây dựng cơ sở công nghiệp, giao thông, bến cảng.
• Về văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân, dung túng,
duy trì các hủ tục lạc hậu.
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam + Giai cấp :
Là thuộc địa nửa Phong kiến với các giai cấp : tư sản, địa chủ, nông dân,
tiểu tư sản, công nhân, tư sản
+ Mâu thuẫn cơ bản, giữa
Dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp
Giai cấp nông dân và địa chủ
→ Thực tiễn đặt ra hai nhiệm vụ cách mạng:
Một là, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân
Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân
- Phong trào yêu nước trước khi có Đảng + Khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) của Vua Hàm Nghi
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) của Hoàng Hoa Thám
+ Tư tưởng dân chủ tư sản
Xu hướng bạo động - Phan Bội Châu
Xu hướng cải cách - Phan Châu Trinh
Việt Nam Quốc dân Đảng – Nguyễn Thái Học
→ Cách mạng Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiệm
vụ đặt ra cần tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp đủ uy tín và năng lực
lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
b. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
* Quá trình tìm đường cứu nước
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Năm 1917, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga
→ Là cuộc “cách mạng đến nơi”.
- Năm 1919, tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- 6/1919, gửi Bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do.
- 7/1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân đạo)
→ “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
- Tháng 12/1920, tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp tại Tua, bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III, thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản
→ Là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
* Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
• Hoạt động ở Pháp 1921 – 6/1923
• Sang Liên Xô 6-1923 – 11/1924
• Hoạt động ở Trung Quốc 11/1924 - 1927
- Về tư tưởng : 1921, tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)
- Về chính trị: đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc
“Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.” - Về tổ chức
• Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 6-1925
• Bản án chế độ thực dân Pháp 1925
• Đường Kách mệnh 1927
→ Tác phẩm đề cập những vấn đề cơ bản của một Cương lĩnh chính trị.
- Nhà số 13 và 13B đường Văn Minh, Quảng Châu là nơi Nguyễn Ái Quốc phụ trách các
lớp huấn luyện chính trị.
c. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
* Các tổ chức Cộng sản ra đời
- 3/1929, lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.
- 17/6/1929, lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội)
- 9/1929, tại Trung Kỳ, những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng lập
ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
- 11/1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng
được thành lập ở Khánh Hội, Sài Gòn
* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị thành lập Đảng
- Thời gian: từ 6-1 đến 7-2-1930
- Địa điểm: Cửu Long, Hồng Kông
- Đại biểu: Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng),
Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu (An Nam Cộng sản Đảng), Nguyễn Ái Quốc (Quốc tế Cộng sản)
- Nội dung: Năm điểm lớn
1 Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
2 Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược
4 Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước
5 Cử một Ban Trung ương lâm thời
- Văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương
trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tại sao sự ra đời của Đảng là tất yếu? Bởi vì
- Thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng Việt Nam.
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, khẳng định vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân và tư tưởng Mác – Lênin.
- Là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Chứng tỏ
rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo, mở ra con đường
phát triển mới cho đất nước.
- Đảng ra đời là sản phẩm sự kết hợp ba yếu tố: Phong trào công nhân, Phong trào yêu
nước, Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Sự ra đời của Đảng gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc – người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
2. Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939
* Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng - Tình hình thế giới
+ Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện → nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới.
+ Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935 tại Mátxcơva)
• Xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt là chủ nghĩa phát xít.
• Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến
tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
• Lập mặt trận thống nhất. - Tình hình trong nước
+ Mâu thuẫn xã hội tiếp tục sâu sắc.
+ Hệ thống tổ chức Đảng và cơ sở quần chúng được phục hồi.
+ Chính phủ Pháp ban hành một số chính sách dân chủ.
- Chủ trương của Đảng được thể hể hiện ở HN Thượng Hải (7/1936) HNTW 3 (3-1937) HNTW 4 (9-1937) + Nhiệm vụ trước mắt
“Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc
địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.
Lập Mặt trận nhân dân phản đế sau đổi thành Mặt trận dân chủ thống nhất.
+ Hình thức: Đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết
hợp với bí mật, bất hợp pháp.
+ Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936)
* Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình
Cuộc vận động lập “Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội”
“Đón rước” phái viên của chính phủ Pháp sang Đông Dương
Hội nghị TW 5 lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
1939, tác phẩm Tự chỉ trích – Nguyễn Văn Cừ
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
* Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng -Thế giới
+ 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ 6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng.
+ 6/1941, Đức tấn công Liên Xô. -Trong nước
+ Pháp thi hành chính sách thời chiến, thực hiện “kinh tế chỉ huy”.
+ 9/1940, Nhật vào Đông Dương
→ “Một cổ hai tròng”. - Chủ trương HNTW 6 (11-1939) HNTW 8 (5-1941)
• Mâu thuẫn chủ yếu: dân tộc Việt Nam với phát xít Pháp – Nhật.
• Chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.
• Lập mặt trận riêng ở mỗi nước Đông Dương. §Lập Mặt trận Việt Minh để
tập hợp lực lượng dân tộc.
• Sau khi cách mạng thành công sẽ lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
• Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân.
* Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
- Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương
- 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ
chức ra đời ở Cao Bằng.
* Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Đầu năm 1945, thế chiến thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9/3, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại Đình Bảng.
- 12/3/1945, ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Nhận định tình hình Xác định kẻ thù Dự kiến Chủ trương Phương châm đấu tranh
- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15/5/1945, Bắc Giang)
Đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả.
Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (4/6/1945)
Phát động phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
* Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Giữa tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa
- Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào từ ngày 14 đến 15/8/1945 Nhận định tình hình Khẩu hiệu đấu tranh Nguyên tắc chỉ đạo
Quyết định chính sách đối nội, đối ngoại
Cử Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
- Quốc dân Đại hội tại Tân Trào (16/8/1945)
Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa
Thông qua Mười chính sách của Việt Minh
Đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Xác định quốc kỳ, quốc ca
Lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
“Giờ quyết định vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta”. - Cách mạng Tháng Tám
14/8, các tỉnh phía Bắc giành chính quyền
19/8, giành chính quyền ở Hà Nội 23/8, Huế 25/8, Sài Gòn 28/8, cả nước
- 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập