Sự ra đời của hồi giáo - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Sự ra đời của hồi giáo - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư
tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên
thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận
Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập
thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn
giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước.
Đạo hồi tiếng Ả Rập gọi là Islam, nghĩa là “ phục tùng “. Về sau
dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo đạo này nên ta quen gọi là đạo
hồi. (LSVM tg – Vũ Dương Ninh ).
Thực chất mỗi hệ tư tưởng, mọi tôn giáo khi ra đời đều có một
mục đích, ý nghĩa riêng. Tuỳ thuộc vào lợi ích mà nó có thể đem
lại cho giai cấp thống trị của một nhà nước mà nó có thể được
cân nhắc làm quốc giáo hoặc là không. Điều này ta dễ dàng
nhìn nhận được thông qua sự tôn sùng Thiên Chúa giáo của đế
chế La Mã hay sự lên ngôi của Nho giáo ở Trung Quốc. Sở dĩ nó
được coi là quốc giáo vì nó đáp ứng được nhu cầu lịch sử của
các nhà nước ấy về mặt tư tưởng, văn hoá, kinh tế, chính trị từ
đó bảo vệ được lợi ích của giới thống trị. Đạo hồi cũng vậy.
Về mặt địa lý, đa số diện tích bán đảo Ả Rập là sa mạc khô cằn,
gần một phần hai dân số sống ở vùng bờ biển phía Tây giáp
Hồng Hải, còn ở trong nội địa chỉ những nơi nằm trên tuyến
đường thương mại cổ (Con đường tơ lụa).
Về mặt kinh tế, nông nghiệp của Ả Rập không phát triển mạnh,
các nông sản của họ bao gồm chà là, đào, hạnh, lựu, chanh,
cam, chuối, vải,… Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương
nghiệp nhờ vị trí địa lí đắc địa : nằm trên cả tuyến đường tơ lụa
trên đất liền và biển từ Trung Hoa tới Rome.
Tương truyền từ năm 2743 trước công nguyên, Ả Rập đã buôn
bán với Ai Cập, những thông thương hàng năm với Ấn Độ diễn ra từ ấy.
Về mặt chính trị, trên bán đảo Ả Rập vốn đã tồn tại 1 vài tiểu
quốc ở Yemen và vùng Hedjaz với 2 thị trấn Mecca và Yatorip.
Tuy nhiên ngoài các tiểu quốc ở 2 vùng có kinh tế phát triển
này thì hình thức chính trị chủ yếu của người Ả rập ở khu vực
khác là một tổ chức bao gồm thi tộc và bộ lạc. Mỗi bộ lạc mang
tên một ông tổ chung nào đó. Chính vì vậy chính trị của bán
đảo Ả Rập không thống nhất.
Tuy nhiên, sự ổn định của mô hình kinh tế-chính trị theo kiểu thị
tộc, bộ lạc chú trọng giao thương đã bị đe doạ mạnh mẽ vào thế kỉ VI.
Bối cảnh thế giới lúc này, đế chế Đông La Mã, hay còn được gọi
là đế chế Byzantine trở nên vô cùng hùng mạnh ở phía Tây
cùng với đế chế Ba tư ở phía Đông và Ethiopia ở phía Tây Nam.
Năm 525, Yemen bị Ethiopia xâm lược. Năm 572, Ethiopia bị
người Ba Tư đuổi ra khỏi Yemen và đặt Yemen dưới ách thống trị
của họ. Người Ba Tư đã huỷ tuyến đường thương mại trên biển
thay vì đi qua Yemen rồi tiến vào Hồng Hải rồi tới Byzantine bởi
vì thời điểm này họ đối đầu gay gắt với đế quốc Đông La Mã.
Thay vào đó, họ chuyển sang đi qua vịnh Ba Tư và đi vào vùng
Lưỡng Hà. Do vậy cơ sở kinh tế của bán đảo Ả Rập trở nên tiêu
điều, hoang tàn. Về mặt xã hội, mâu thuẫn giữa địa chủ và
người lao động tăng cao, tạo điều kiện cho một hệ tư tưởng mới
chiếm lĩnh lòng tin của dân chúng. Chưa kể tới các lãnh chúa,
quý tộc muốn cùng cố quyền lực của mình theo cách bền vững
thì muốn có một thứ có thể thống nhất toàn bộ người dân trên
bán đảo lại chống lại thế lực ngoại xâm, từ đó khôi phục lại con
đường thương mại vốn đã làm cho họ trở nên giàu có. Khi ấy
một con người đã ra đời, truyền bá một tôn giáo đáp ứng được
nhu cầu lịch sử của bán đảo Ả Rập. Đó chính là Mohammad và đạo Islam.
Footnote : LSVM TG – Nguyễn Văn Ánh NXB GD VN LSVM Ả Rập – Will Durant