Sự ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa mác lenin
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều nằm trên lưu vực các con sông lớn. Điều này giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp từ rất sớm dù công cụ lao động còn thô sơ. Tuy nhiên việc sống gần các con sống khiến họ gặp nhiều khó khăn như lũ lụt, sạt lỡ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 45650917
A. CỔ ĐẠI I. NHÀ NƯỚC Sự ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa mác lenin
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì nhà nước là một hiện tượng xã hội
mà nó được hình thành dựa trên các yếu tố, điều kiện nhất định. Nhà nước chỉ xuất
hiện khi con người phát triển một giai đoạn nhất định với các tiền đề về kinh tế , các
tiền đề về xã hội khi mà mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt đến
mức không thể điều hoà thì lúc đó nhà nước mới ra đời. Nhưng đối với nhà nước cổ
đại phương Đông, mâu thuẫn chưa đến mức gay gắt đến mức không thể điều hoà
được mà là do hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi và chiến tranh đòi hỏi nhà nước phải ra
đời ngay cả trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển, sự phân hoá xã hội chưa thật sự sâu sắc.
Những yếu tố làm cơ sở hình thành nhà nước Phương Đông Điều kiện tự nhiên:
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều nằm trên lưu vực các con sông lớn. Điều này
giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp từ rất sớm dù công cụ lao động còn thô sơ. Tuy
nhiên việc sống gần các con sống khiến họ gặp nhiều khó khăn như lũ lụt, sạt lỡ:
Ai Cập từ tháng 6 đến tháng 12 hằng nước sông Nin dâng lên ngập các thung lũng và cánh đồng
Ở Lưỡng Hà vào mùa xuân nước ở hai con sông Tigro và Ơphra dâng
cao gây nên những trận lụt khủng khiếp -
Khí hậu: Nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao.
- Địa hình phức tạp khép kín (riêng chỉ có Lưỡng Hà địa hình tương đối mở). Điều kiện kinh tế: Chuyển biến kinh tế:
Các quốc gia cổ đại phương Đông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy canh tác trên
những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nhưng do công cụ lao động còn thô sơ chủ yếu
đuọc chế tạo từ đá và cành cây giòn và dễ gãy nên năng suất lao động thấp.
Sự thay đổi căn bản xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN khi công cụ bằng đồng xuất
hiện, so với các công cụ thô sơ như đá, xương, cành cây thì công cụ lao động bằng lOMoARcPSD| 45650917
kim loại đồng dễ đẽo, ghè, đập từ đó cuộc sống của người nông dân có phần ổn
định, canh tác mở rộng, năng xuất tăng. Sự xuất hiện của công cụ mới cũng đã mở ra
nhiều hoạt động mới như săn bắt, đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi... Điều kiện xã hội:
Do công cụ lao động kim loại Đồng ra đời người đàn ông dần trở thành lao động
chính trong gia đình nên dần chuyển từ chế độ mãu hệ sang chế độ phụ hệ. Đồng
thời của cải dư thừa hình thành nên giai cấp tư hữu (giai cấp thống trị). Các tầng lớp
khác trở nên phụ thuộc vào giai cấp tư hữu và hình thành nên giai cấp bị trị ( gồm nông ong xã và nô lệ).
Yếu tố hình thành nên nhà nước Văn Lang: Kinh tế
Từ khi công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
trở thành nghề chủ đạo. Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên rất phù hợp để
phát triển của nghề trồng lúa nước lúc bấy giờ.
Săn bắt, hái lượm vẫn được duy trì tuy nhiên đã bị đẩy xuống vai trò thứ yếu bởi
năng suất lao động thấp.
Trồng trọt và chăn nuôi cũng ngày càng phát triển gắn liền với ngành nông nghiệp
Một số ngành nghề thủ công nghiệp bắt đầu có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đặc
biệt nghề luyện kim như đúc đồng, luyện sắt góp phần chuyển biến tích cực cho nền kinh tế.
Tổng kết lại, nền kinh tế phát triển liên tục từ thấp đến cao, công cụ lao động phong
phú lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo. Quá trình khai phá làm thay đổi
cục diện lãnh thổ và sự dư thừa sản phẩm do công cụ lao động kim loại ra đời, nhu
cầu tư hữu bắt đầu xuất hiến. Đó là yếu tổ quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước Văn Lang. Xã hội Về hôn nhân- gia đình.
Do nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi vai trò ngày càng nhiều của người đàn
ông, chính vì thế mà vị thế của người đàn ông ngày càng cao. Do vậy, chế độ mẫu hệ lOMoARcPSD| 45650917
dần chuyển sang chế độ phụ hệ, tuy chế
độ phụ hệ vẫn chưa chiếm độc quyền hoàn toàn.
Do nhu cầu về sự di chuyển thường xuyên nên một bộ phận dân cư dân tách
ra trở thành đơn vị kinh tế độc lập từ đó các gia đình nhỏ xuất hiện và chế độ tư hữu nảy sinh. Tổ chức xã hội
Khi chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất không còn phù hợp cùng với nhu
câu di chuyển không ngừng của bộ phận dân cư. Họ liên kết với nhau sống chung
trong 1 khu vực địa lí. Hình thành nên công xã nông thôn
Sự xuất hiện của công xã nông thôn và thừa nhận quyền tư hữu đối với nhà
là sản phẩm lao động đã đẩy nhanh qua trình phân hoá xã hội.
Về sự phân hoá xã hội Xã hội gồm 3 giai cấp:
Tầng lớp quý tộc: Xuất thân từ tù trưởng, thủ lĩnh, thủ lĩnh liên minh bộ lạc.
Tầng lớp nông dân tự do: Chiếm số đông trong xã hội và là lực lượng sản xuất chính.
Tầng lớp nô tì: Thân phận thấp kém, số lượng không nhiều. Xuất thân chủ yếu
từ tù bình, nợ nần không trả được, mua bán hoặc trao đổi...
Trị thuỷ- thuỷ lợi và chống chiến tranh
Trị thuỷ- Thuỷ lợi: Có nền kinh tế nông nghiệp trồng lua nước làm chủ đạo nên
đòi hỏi phải có công trình thuỷ lợi. Ban đầu chức năng xuất phát từ lợi ích cộng
đồng, dần dần trở thành chức năng của nhà nước đối với xã hội. Điều đó đã trở
thành yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhà nước Văn Lang. Chiến tranh:
Do có vị trí địa lý thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hoá nên luôn bị dòm
ngó bởi các thế lực bên ngoài. Vì vậy nhu cầu tự vệ trở thành cấp bách và cần thiết.
Chiến tranh trở thành hiện tượng khá phổ biến trong cộng đồng. lOMoARcPSD| 45650917
Nhu cầu trị thuỷ- thuỷ lợi và chống chiến tranh không thể chỉ dùng sức mạnh cá
nhân, mà cần có sự góp sức của tập thể tạo ra bởi nhiều gia đình nhỏ của công xã
nông thôn cũng như sự hợp nhất của nhiều công xã nông thôn lại, hình thành một tổ
chức mới. Và cần có sự chỉ huy của những người có uy tín, địa vị, sự tín nhiêmh và
được bầu lên từ người dân. II.
PHÁP LUẬTBộ luật hồng đức
- Vô luật bất thành hình (được quy định tại ĐIỀU 642, 683, 685,
708, 722): Các điều khoản này quy định chỉ được khép tội trong khi Bộ luật này có
quy định, không được phép thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã được quy
định trong luật (Điều khoản này tương tự như các nguyên tắc được quy định trong
Bộ luật hình sự thời hiện đại).
- Trách nhiệm hình sự (quy định tại ĐIỀU 16, 35, 38, 411, 412): Các điều này quy
định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác. lOMoARcPSD| 45650917 lOMoARcPSD| 45650917 lOMoARcPSD| 45650917 lOMoARcPSD| 45650917
Vai trò của người phụ nữ trong bộ luật Hamurabi (Giáo trình trang 109) và manu (giáo trình 114) lOMoARcPSD| 45650917
B. TRUNG ĐẠI Nguyên nhân chính hình thành nhà nước Phrăng (Giáo trình/197)
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến ở tây âu:
Sự xuất hiện quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã.
Sự tấn công vào lãnh thổ La Mã của tộc người Giec Manh
Đến thế kỷ V, sự tan rã của tây Lã Mã , một số vương quốc của người giéc Manh đã
được thành lập: Phrăng, Alama, Lôngba, …
Các vương quốc chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, duy chỉ vương quốc Phrăng là tồn
tại lầu dài và có ảnh hưởng quan trong đến toàn bộ lịch sử Tây Âu trong suốt giai
đoạn sơ kì của phong kiến. Tổ chức bộ máy nhà nước Thời Lê Sơ
Thời kỳ đầu Lê sơ (1428-1460) * Trung ương
Vua: theo quan điểm của Nho giáo, cũng như trọng về chính thể quân chủ
chuyên nên vua vẫn nắm trong tay vương quyền và thần quyền. Tuy nhiên Quan đại thần: Tả, hữu tướng quốc
Tam tư: Tư đồ, tư mã, tư không
Tam thái: thái sư, thái phó, thái bảo
Tam thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, thiếu Ngạch quan văn Đại hành khiển Thượng thư, Hành khiển Thị lang (tả, hữu) Lang trung Viên ngoại lang Tư vụ, chủ sự Ngạch quan võ Đại đốc đô Đô Tổng quản Thái uý Thiếu uý lOMoARcPSD| 45650917 Tả, hữu Bộc xạ
Đại tướng, Thượng tướng, Tướng quân các vệ... lOMoARcPSD| 45650917
Sau cải cách của vua Lê Thánh Tông lOMoARcPSD| 45650917 lOMoARcPSD| 45650917
Tuyển chọn quan lại thời Lê sơ (Giáo trình 202- 208) C. CẬN ĐẠI
Hai hệ thống chính của pháp luật tư sản: -
Do ảnh hưởng của cách mạng tư sản ở Anh và Pháp nên pháp luật tư sản thời
kỳ này được chia thành 2 hệ thống chính:
+ Hệ thống pháp luật lục địa: bao gồm pháp luật của Pháp, các nước tư bản ở lục
địa châu Âu và nhiều nước là thuộc địa của Pháp. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục
địa có đặc điểm là: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều được hình thành dựa
trên nền tảng là Luật La Mã và được các nước tiếp thu một cách có chọn lọc. VD: Bộ
luật Dân sự Pháp 1804, Bộ luật Dân sự Đức 1896 đều được hình thành trên cơ sở
kết hợp luật tập quán địa phương với luật La Mã. + Hệ thống pháp luật Anh Mỹ:
bao gồm pháp luật Anh - Mỹ và các nước là thuộc địa của hai đế quốc này như
Australia, Canada…Đặc điểm cơ bản: có nguồn gốc từ luật Anh cổ; Án lệ là nguồn
chính thống và quan trọng nhất, không có sự phân chia thành luật công và luật tư;
Thẩm phán vừa có chức năng xét xử vừa có chức năng lập pháp. -
Sự phân biệt thành hai hệ thống chỉ mang tính tương đối và hình thức. -
Trong từng hệ thống tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, pháp luật ởtừng nước
cũng có nhiều điểm khác nhau. -
Càng về sau, sự khác nhau giữa hai hệ thống của pháp luật tư sản được xóa bỏ
dần theo sự phát triển của xã hội tư sản.
Hệ thống pháp luật XHCN (giáo trình 604-606) Hệ thống pháp luật Hồi giáo
Hệ thống pháp luật hồi giáo là hệ thống pháp luật gắn liền với đạo Hồi, có nguồn chính
là kinh Coran - kinh thánh của người theo Hồi giáo.
Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi buộc phải
làm; hành vị nên làm; hành vi làm cũng được, không làm cũng được (không đáng kể,
không cần lưu ý); hành vị đáng bị chê trách; hành vi bị cấm.
theo quan niệm của luật Hồi giáo thì tội phạm nặng nhất là tội chống lại chúa
Các tội phạm giết người (cố ý và vô ý), cưỡng dâm, gây thương tích (cố ý và vô ý)
được gọi là tội Quesas - tội chống lại cá nhân chứ không phải chống lại chúa nên lOMoARcPSD| 45650917
được coi là ít nghiêm trọng hơn. tội giết người không phải là tội chống lại chúa nên
có thể chuộc bằng tiền
pháp luật Hồi giáo lại cho phép người đàn ông có bốn vợ
Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu
Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu là hệ thống pháp luật thành văn hoàn thiện nhất,
có trình độ pháp điển hoá cao trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Khác với hệ
thống pháp luật Anglo - Saxon, hệ thống pháp luật này không coi trọng pháp luật án
lệ, không coi nó là hình thức thông dụng và chỉ sử dụng một cách hạn chế. Đối với tập
quán pháp cũng có thái độ tương tự.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1/ Một trong những nội dung của cải cách Clixten là phân chia cư dân theo khu vực hành chính. Nhận định đúng
Vì cải cách quan trọng nhất, triệt để nhất của Clixten là việc phân chia cư dân
Athens theo những khu vực hành chính.
2/ Phương thức tuyển bổ quan lại phổ biến nhất trong thời kỳ Hậu Lê ( Lê Sơ ) là khoa cử. Nhận định đúng
Vì thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ
phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075.
3/ Đường luật sớ nghị là bộ luật nổi tiếng được ban hành dưới thời nhà Tống. Nhận định sai
Vì Đường luật sớ nghị được ban hành dưới thời nhà Đường.
4/ “Trọng hình, khinh dân” là một trong những đặc trưng cơ bản của Pháp luật
phương Đông thời kỳ cổ đại. Nhận định đúng
Vì có mục đích thiết lập ra một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp chủ nô. Vì thế
nó công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp xã hội,
bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô và những người thuộc giai cấp trên lOMoARcPSD| 45650917
của xã hội nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô. 5/ Nhà nước
thời Lý – Trần có tổ chức bộ máy đơn giản, nặng tính hành chính – quân sự. Nhận định sai
Vì nhà nước được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế, tổ chức bộ máy
nhà nước dưới thời Lý-Trần đã có sự hoàn thiện hơn trước, nếu như ở thế kỷ X
tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản mang nặng tính quân sự với đội ngũ
quan lại còn ít ỏi, bước đầu đã có sự phân nhiệm nhưng chưa rõ ràng thì đến
dưới thời Lý - Trần bộ máy Nhà nước đã được mở rộng về quy mô và bắt đầu
xây dựng theo lối chính quy.
6/ Pháp Luật Phong kiến Tây Âu luôn mang tính thống nhất và tiến bộ. Nhận định sai
Vì ở các nước phong kiến trong thời kì phân quyền cát cứ, mỗi lãnh địa có một
hệ thống pháp luật riêng, nhiều khi chúng còn có hiệu lực cao hơn pháp luật của nhà vua trung ương.
‘Câu 13. Hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới chỉ bao gồm hệ thống pháp luật
châu âu lục địa và hệ thống pháp luật anh mỹ Nhận định này Sai.
Hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới bao gồm 4 hệ thống: Hệ thống luật Châu
Âu Lục Địa, Hệ thống luật chung Anh- Mỹ, hệ thống luật Hồi giáo và hệ thống pháp luật chủ nghĩa xã hội
8, Hệ thống PL hiện nay trên thể giới chỉ bao gồm hệ thống PL C.Âu lục địa và hệ thống PL Anh - Mỹ
Sai vì còn có pl Hồi giáo, pl CNXH lOMoARcPSD| 45650917