Sự thiết lập trật tự thế giới theo hệ thống Versailles - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Sự thiết lập trật tự thế giới theo hệ thống Versailles - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
----------------***---------------
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN – HIỆN ĐẠI
Đề tài: Sự thiết lập trật tự thế giới theo hệ thống Versailles – Washington và
những tác động của trật tự này tới quan hệ quốc tế
Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thị Hạnh
Sinh viên thực hiện : Hoàng Khánh Linh
Mã sinh viên : TA46C – 074 – 1923 Lớp : TA46C MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3 1.
Hệ thống Hoà ước Versailles (1919 – 1920).................................................................................3 1.1.
Chương trình 14 điểm (Fourteen Points).............................................................................................4 1.2.
Sự thành lập Hội Quốc Liên (League of Nations)...............................................................................6 1.3.
Hoà ước Versailles với Đức...................................................................................................................7 1.4.
Các hoà ước khác...................................................................................................................................9 1.5.
Tác động của Hoà ước Versailles đến trật tự thế giới........................................................................10 2.
Hệ thống Hoà ước Washington (1921 – 1922)...........................................................................10 2.1.
Mâu thuẫn Anh – Mĩ và Mĩ – Nhật.....................................................................................................11 2.2.
Hiệp ước 4 nước...................................................................................................................................12 2.3.
Hiệp ước 9 nước...................................................................................................................................12 2.4.
Hiệp ước 5 nước...................................................................................................................................12 3.
Quan hệ quốc tế sau hệ thống Hoà ước Versailles – Washington............................................13 3.1.
Các hội nghị quốc tế về hoà bình, an ninh tập thể và giải trừ quân bị.............................................13 3.2.
Vấn đề thực hiện Hoà ước Versailles kí với Đức................................................................................15 3.3.
Quan hệ quốc tế của nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười...............................................16
KẾT LUẬN............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18 1 MỞ ĐẦU
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và để lại những tác động mạnh mẽ tới
thế giới, đặc biệt là đối với Châu Âu. Một thời kỳ mới đã mở ra trong quan hệ quốc
tế với chiến trường chính nằm ở Châu Âu trong bối cảnh các cường quốc Châu Âu
đang bị suy yếu mạnh mẽ. Các nước tư bản đã kiệt quệ về kinh tế sau chiến tranh.
Tiêu biểu là Anh và Pháp đã trở thành con nợ của Mĩ, Italia bị xâu xé trong các
cuộc đấu tranh và gây ra khủng hoảng kinh tế nặng nề. Bên cạnh đó, ba đế quốc
rộng lớn ở Châu Âu là Nga, Đức, Áo – Hung lần lượt sụp đổ. Trong khi đó, các
cường quốc như Mĩ và Nhật đã vươn lên nắm thế chủ động trong tương quan lực
lượng của thế giới, bỏ xa các quốc gia Châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong
thế giới chủ nghĩa tư bản trước đó. Đồng thời, sự thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga 1917 cũng xoay chuyển tình hình thế giới khi một hệ thống xã hội chủ
nghĩa được hình thành song song với chủ nghĩa tư bản với nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới đã tác động lớn đến sự phát triển của lịch sử nhân loại
và lịch sự quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh hỗn loạn, xáo trộn và có nhiều thanh đổi đó, một Hội nghị
hoà bình để phân chia lại thế giới sau Chiến tranh lạnh là điều cần thiết nhất lúc
bấy giờ. Để giải quyết những mâu thuẫn do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên,
một Hệ thống Hoà ước Versailles đã được mở ra và sau đó là Hệ thống Hiệp ước
Washington kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh với sự thay đổi đáng kể
về tương quan lực lượng giữa các nước tham chiến. Hội nghị Versailles kéo dài gần
2 năm với những mưu đồ và tham vọng riêng của các cường quốc thắng trận trong
việc phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự thế giới đằng sau những mục tiêu hoà
bình được đặt ra trước đó. Trong khi, mục tiêu là đề cao hoà bình, dân chủ, Mĩ lại
muốn thực hiện mưu đồ xác lập địa vị bá chủ thế giới của mình so với các đối thủ
cạnh tranh như Anh, Pháp, và Nhật Bản. Nói cách khác, hệ thống Versailles – 2
Washington là cơ hội cho các cường quốc thực hiện âm mưu giành quyền làm chủ
thế trận và lợi dụng lỗ hổng gây nên sự bành trướng lãnh thổ trên các khu vực của
thế giới. Qua đó, một trật tự thế giới mới được thiết lập và tác động không nhỏ đến
quan hệ quốc tế với những tàn tích mà hệ thống Versailles – Washington để lại về
kinh tế, chính trị và xã hội. Cùng với đó, Liên Xô cũng từ đây khẳng định được vị
thế và uy tín của mình khi phản đối hoà ước này và góp phần cải thiện sự hoà bình của thế giới năm 1921. NỘI DUNG
Hệ thống Hiệp ước Versailles – Washington được chia làm hai giai đoạn
bắt đầu từ sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và trước khi những mâu
thuẫn bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra với Hiệp ước Versailles và Hiệp
ước Washington. Hệ thống Hoà ước Versailles (1919-1920) đề cập tới vấn đề thành
lập Hội Quốc Liên theo sáng kiến của Tổng thống Mĩ và vấn đề Đức phải chịu
trách nhiệm về “tội ác gây chiến tranh” của mình. Hệ thống Hiệp ước Washington
(1921-1922) là kết quả của những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quan hệ quốc tế ở
khu vực Viễn Đông – Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn phong trào độc lập dân
tộc đang lên cao và củng cố nền thống trị thực dân ở khu vực này. Hoà ước này đề
cập tới các Hiệp ước 4 nước, Hiệp ước 5 nước, và Hiệp ước 9 nước. Đó là trật tự
thế giới mới mà chủ nghĩa đế quốc xác lập, trong đó ba cường quốc Anh, Pháp, Mĩ
giành được ưu thế nhất và “7/10 dân cư thế giới trong tình trạng bị nô dịch”. Từ
đây, các mâu thuẫn trong nội bộ phe đế quốc và các mầm mống xung đột quốc tế
cũng dần được hình thành sau nhiều sự bất ổn của các quan hệ giữa các nước thoả
mãn và các nước bất mãn.
1. Hệ thống Hoà ước Versailles (1919 – 1920) 3
Ngày 18/1/1919 các nước thắng trận đã họp tại ngoại ô thủ đô Paris, Pháp
với sự tham gia của 27 nước thắng trận dưới sự điều phối của 5 cường quốc là Mỹ,
Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản. Quyền quyết định hội nghị là Tổng thống Mĩ
Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George và Thủ tướng Pháp Clemenceau. Ngoại trừ
Nga không được mời tham dự hội nghị đồng thời các vấn đề của Nga không được
đem ra bàn bạc nhưng vẫn là nỗi ám ảnh với các nước đế quốc. Hội nghị Versailles
kéo dài gần 2 năm và mỗi cường quốc đều mong muốn đạt được những mưu đồ
tham vọng riêng trong việc phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự thế giới sau
chiến tranh. Chính sách “cân bằng lực lượng” ở Châu Âu được bố trí bởi các
cường quốc như Pháp, Anh và Mĩ khi Pháp mong muốn làm suy kiệt hoàn toàn
nước Đức cả về quân sự và kinh tế, nhằm giữ vững được vị thế bá chủ ở lục địa
Châu Âu, trong khi Mĩ lại chủ trương muốn duy trì một nước Đức tương đối mạnh
để đối phó với những cao trào cách mạng đang lên cao ở các nước này. 1.1.
Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)
Ngay từ ban đầu, tổng thống Mĩ Wilson đã đưa ra Chương trình 14 điểm
(Fourteen Points) nhằm tổ chức lại thế giới với tinh thần hoà bình theo góc nhìn
của Mĩ. Chương trình 14 điểm đưa ra các nguyên tắc tiến bộ, cải tổ, trực tiếp đề
cập đến những gì Wilson cho là nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới, kêu gọi
huỷ bỏ các hiệp ước bí mật, giảm lượng vũ khí, điều chỉnh quyền yêu sách cho các
thuộc địa và quyền tự do trên biển, và đề ra những kế hoạch nhằm đảm bảo hoà
bình thế giới trong tương lai. Chương trình 14 điểm bao gồm những nội dung như sau:
1. Hoà ước kí công khai (bãi bỏ thương lượng riêng và kín)
2. Hoàn toàn tự do đi lại trên biển
3. Huỷ bỏ những hàng rào kinh tế 4
4. Giảm vũ khí các nước đến mức tối thiểu
5. Giải quyết công tâm những vấn đề thuộc địa, chiếu cố các dân tộc bản
xứ và các chính phủ
6. Rút quân khỏi Nga, để Nga tự chọn lấy Chính phủ
7. Rút quân khỏi Bỉ, không hạn chế chủ quyền
8. Rút quân khỏi Pháp và hoàn Andat – Loren lại cho Pháp
9. Điều chỉnh biên giới Italia theo nguyên tắc dân tộc
10. Đảm bảo quyền phát triển tự lập cho các dân tộc Áo – Hung
11. Rút quân khỏi Rumani, Môngtênêgôrô. Mở đường cho Xecbi ra biển
12. Đảm bảo quyền phát triển tự lập của các dân tộc Thổ, tự do quốc tế vùng eo biển
13. Phục hưng Ba Lan độc lập, có đường ra biển
14. Thành lập “Tổng hội các dân tộc”
Mục đích của Chương trình 14 điểm là làm suy yếu bước tiến của phe Liên
minh trung tâm Đức, Áo – Hung và cổ vũ chiến thắng cho phe Đồng minh Anh,
Pháp, Nga và Mỹ. Chương trình này được thả sang phần chiến tuyến của Đức để
thuyết phục quân đội và dân chúng Đức rằng các quốc gia đồng minh đang cố gắng
vận động một nền hoà bình công bằng và vĩnh cửu. Tuy nhiên, hầu hết các điểm
này bị Anh và Pháp bác bỏ, cụ thể là Anh phản đối tự do trên biển, Pháp phản đối
bồi thường chiến phí. Mấu chốt là Anh và Pháp chỉ tập trung vào lợi ích của mình
và muốn lấy lại những gì đã mất cũng như trừng phạt Đức. Còn Đức ra sức bác bỏ
kế hoạch này của Mĩ cũng như nội bộ Mĩ cũng có những bất đồng giữa chủ nghĩa
bành trướng và chủ nghĩa biệt lập. Vì vậy, Hiệp ước Versailles đã đi nguọc lại
nhiều nội dung chính trong Chương trình 14 điểm khi đã ra những mức phạt nặng
nề cho Đức cả về kinh tế lẫn lãnh thổ, góp phần tạo nên cơn suy thoái kinh tế cho
Đức vào thập niên 1920 và là mầm mống dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát 5
xít vào những năm 1930. Có thể thấy rằng, Hiệp ước Versailles không hề đi đến
một nền hoà bình chung như cái vốn dĩ từ ban đầu.
Tuy vậy, Chương trình 14 điểm là nền tảng khi ra đời một tổ chức quốc tế
nhằm đảm bảo một hệ thống an ninh và cơ chế giải quyết mâu thuẫn của các quốc
gia thành viên, được gọi là Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc). 1.2.
Sự thành lập Hội Quốc Liên (League of Nations)
Theo tinh thần và nội dung của Điểm 14 trong “Chương trình 14 điểm” của
Wilson, Hội Quốc Liên được thành lập với văn kiện đầu tiên là Công ước thành lập
Hội được kí kết cùng với Hiến chương của Hội. Theo đó, mục đích của Hội Quốc
Liên là “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hoà bình và an ninh thế
giới”, và để thực hiện mục đích đó người ta đề ra một số nguyên tắc như: không
dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan hệ quốc tế phải rành mạch và
dựa trên đạo lí, phải thi hành những cam kết quốc tế… Đó là mục đích được kí kết
bởi 44 nước vào công ước sáng lập thế nhưng đây cũng là một mục đích nhằm che
lấp đi những ý đồ thâu tóm thế giới của các cường quốc mà thôi vì họ không thể
đạt được những nhóm lợi ích riêng của mình nên phải tìm cách tổ chức một hội
nhóm nhằm che đậy những ý đồ đó và thực hiện chúng một cách dễ dàng hơn. Hội
Quốc Liên gồm có 3 tổ chức chính là Đại hội đồng, Hội đồng thường trực và Ban
thư ký thường trực, đóng trụ sở tại Geneve. Các cơ quan chuyên môn của Hội
Quốc Liên gồm có Toà án quốc tế, trụ sở ở La Hay và các tổ chức khác như Tổ
chức lao động quốc tế ILO, Tổ chức sức khoẻ HO, hay Uỷ ban người tị nạn HCR,
… Nội dung hoạt động do Hội Quốc liên đề ra là giám sát việc giải trừ quân bị,
tôn trọng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, giải quyết các tranh
chấp quốc tế, thực hiện “chế độ uỷ trị” đối với một số lãnh thổ “chưa đủ điều kiện
tự quản”... Nước nào vi phạm công ước, gây chiến tranh sẽ bị xem là gây chiến với
toàn thể hội viên và sẽ bị trừng phạt dưới hai hình thức: bằng biện pháp kinh tế và 6
tài chính (do tất cả các nước hội viên bắt buộc phải thi hành) và bằng những biện pháp quân sự.
Hội Quốc Liên là tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên trong lịch sử
phát triển của quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Trên danh nghĩa, Hội Quốc Liên trở
thành một tổ chức giám sát trật tự quốc tế mới, ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ
hoà bình. Trên thực tế, đây là một tổ chức duy trì trật tự thế giới do các nước thắng
trận áp đặt với chế độ uỷ trị. Các biện pháp giải trừ quân bị và sự trừng phạt chỉ
mang ý nghĩa hình thức vì Hội Quốc Liên không có sức mạnh thực tế để thực thi
các quyết định của mình. Những sự kiện sau đó đã cho thấy sự bất lực của Hội
Quốc Liên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Mặc dù đây là sáng kiến của
Tổng thống Mĩ Wilson nhưng Mĩ đã từ chối không tham gia do những tham vọng
của Mĩ đã không được thực hiện trong Hội nghị Versailles. Điều đó cũng là một
nhân tố ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của tổ chức này. 1.3.
Hoà ước Versailles với Đức
Bên cạnh đó, Hoà ước Versailles kí với Đức là văn kiện quan trọng nhất của
hệ thống hoà ước để quyết định số phận của nước Đức. Hoà ước khẳng định Đức
phải bồi thường thiệt hại cho những tội ác mà Đức đã gây nên. Đức phải trả lại cho
Pháp hai tỉnh Alsace – Lorraine; nhường cho Bỉ khu Eupen Malmedy và Moresnet;
cắt cho Đan Mạch vùng Bắc Sleswig; cắt cho Ba Lan vùng Pomerania và một
“hành lang chạy ra biển”… Đồng thời, thành phố cảng Dantzig và đảo Hengôlan sẽ
do Hội Quốc Liên quản trị. Đây là một trong những điều khoảng khiến người dân
Đức tức giận nhất, họ không chỉ bất mãn vì việc tách vùng Đông Phổ ra khỏi nước
Đức bằng một "hành lang" cho Ba Lan thông ra biển, mà còn ghét bỏ người Ba
Lan - người mà họ xem như "người hạ đẳng" - không hơn, không kém. Người Đức
cũng giận dữ không kém khi thấy Hòa ước (điều 231) buộc tội họ là nước duy nhất
phải chịu trách nhiệm chính là người gây ra cuộc chiến này, và đòi họ phải giao 7
Wilhelm II (người phát động cuộc chiến) và khoảng 800 tội phạm chiến tranh khác
cho các nước Hiệp ước để họ xét xử, còn các nước đế quốc khác thì dường như "vô
tội" (!?) Ngoài ra, hạt Sarre của Đức cũng giao cho Hội Quốc liên quản trị trong
thời hạn 15 năm, các mỏ than ở đây thuộc về Pháp. Sau thời hạn này sẽ tiến hành
trưng cầu ý dân để quyết định hạt Sarre sẽ thuộc về nước nào (sau cuộc trưng cầu ý
dân năm 1935, hạt Sarre đã thuộc về nước Đức). Đồng thời toàn bộ hệ thống thuộc
địa của Đức đều trở thành đất uỷ trị của Hội Quốc liên và được giao cho các cường
quốc Anh, Pháp, Nhật, Bỉ... quản lí. Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang đến mức
thấp nhất: chỉ được giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường, không có
không quân, không có hạm đội tầu ngầm và thiết giáp hạm. Vùng tả ngạn sông
Ranh (gần biên giới Pháp) và 3 đầu cầu vùng hữu ngạn sẽ do quân đội Đồng minh
đóng trong vòng 15 năm và rút dần quân nếu Đức thi hành hoà ước. Vùng hữu
ngạn sông Ranh với chiều rộng 50 km sẽ trở thành khu phi quân sự. Nước Đức còn
phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận số tiền (do Hội nghị Luân đôn
tháng 4 - 1921 qui định) là 132 tỉ Mác vàng, trong đó trả cho Pháp: 52% Anh 22%,
Italia: 10%, Bỉ: 8%... Với hoà ước này, nước Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số,
1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7
diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng của hoà ước Vécxai đè lên vai nhân dân
Đức. Tuy thế, hoà ước Vécxai không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của
Đức. Sau này, với sự trợ giúp của Mĩ, Anh, chỉ trong vòng một thời gian ngắn,
nước Đức đã khôi phục và trở thành một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu
Âu trong thập niên 30. Sau sự ủng hộ của nhân dân Đức và sự hối thúc đưa ra
quyết định cuối cùng từ Đồng minh, Chính phủ đã họp lại nội các và quân đội, sau
4 ngày, quốc hội Đức mới chính thức ký vào văn kiện Hoà ước Versailles.
Ở Liên Xô, khi nghe tin hòa ước được ký kết, Lenin đã nhận xét: "Đấy là
một thứ hòa ước kỳ quái, một thứ hòa ước ăn cướp, nó đẩy hàng chục triệu con
người, trong đó có những con người văn minh nhất, rơi vào tình cảnh bị nô 8
dịch. Đấy không phải là một hòa ước, đấy là những điều kiện mà bọn ăn cướp
tay cầm dao buộc một nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận". Ở Pháp,
Clemenceau cũng phản ứng kịch liệt và dự báo trước về những thất bại của Hoà
ước. Foch có lời tuyên bố, mà sau này càng trở nên đúng: "Đây không phải là một
Hòa ước. Đây là một Thỏa ước ngừng bắn trong vòng 20 năm". Bất chấp sự nỗ lực
lớn nhất của Clemenceau, Hòa ước này thất bại vì không thể thay đổi sự cân bằng
chiến lược Đức - Pháp: Đức thì đông dân, có tiềm lực quân sự, chính trị mạnh
nhưng trong khi đó quân đội Pháp lại quá yếu, ảnh hưởng rất nhỏ bé trong phe
Hiệp ước nên rất khó đương đầu với Đức. Việc ký kết hoà ước này đã gây nên sự
phản ứng rất mạnh mẽ ở nhiều nơi. 1.4.
Các hoà ước khác
Những hoà ước khác cũng lần lượt kí kết với các nước bại trận trong hai
năm 1919 – 1920. Hoà ước Saint – Germain kí với Áo (10/9/1919) và hoà ước
Trianon kí với Hungary (4/6/1920), đế quốc Áo – Hung bị tách thành 2 nước nhỏ là
Tiệp Khắc và Ba Tư. Một số nước được mở rộng thêm đất đai từ lãnh thổ của Áo –
Hung như Rumani được thêm vùng Bukovine và Transylvanie, Italia được thêm
vùng Trentin – Istrie, Ba Lan được thành lập vùng Galicia thuộc Áo và các vùng
đất khác thuộc Đức và Nga. Hoà ước Neuilly kí với Bungari (27-11-1919), lãnh
thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia do phải cắt một số đất đai ở biên giới
phía Tây cho Nam Tư, cắt vùng Thrace cho Hi Lạp. Ngoài ra, Bungari phải bồi
thường chiến phí là 2,25 tỉ phơ răng, phải nộp cho các nước láng giềng trong phe
chiến thắng (Nam Tư, Hi lạp, Rumani) 37.000 gia súc lớn, 33.000 gia súc nhỏ,
đồng thời phải hạn chế lực lượng vũ trang xuống còn không quá 20.000 người.
Hoà ước Sevres với Thổ Nhĩ Kì (11 - 8 – 1920) đã chính thức xoá bỏ sự tồn tại của
đế quốc Ottoman. Syria, Libăng, Palextin và Irắc tách khỏi thổ Nhĩ Kì và đặt dưới 9
quyền “bảo hộ” của Anh và Pháp. Ai Cập chịu sự “bảo hộ” của Anh, bán đảo Aráp
được coi là thuộc “phạm vi thế lực” của Anh. Phần đất châu Âu của Thổ Nhĩ Kì
phải cắt cho Hi Lạp (trừ Istambul và vùng ngoại ô). Các eo biển của Thổ Nhĩ Kì
được đặt dưới quyền kiểm soát của một uỷ ban gồm các đại biểu của Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản. 1.5.
Tác động của Hoà ước Versailles đến trật tự thế giới
Tất cả những hoà ước này thuộc vào hệ thống Hoà ước Versailles – văn bản
chính thức đầu tiên xác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Đây là
một trật tự đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận, nhất là Anh khi vừa mở
rộng được thuộc địa mà vẫn giành quyền bá chủ mặt biển. Pháp và Nhật cũng
giành được khá nhiều quyền lợi. Song các nước bại trận lại bị đối xử bất công hơn,
tiêu biểu là Đức khi phải bồi thường và giao trả hầu hết các phần lãnh thổ mà Đức
chiếm được. Điều này cũng làm tăng thêm tâm lý phục thù của Đức đối với các
cường quốc khác. Đó chính là mầm mống mâu thuẫn nảy sinh từ khi hệ thống này
mới hình thành. Đồng thời, Mĩ vẫn chưa thực hiện được tham vọng của mình là
lãnh đạo thế giới. Đây là lý do khiến cho các nước đế quốc phải tiếp tục mở ra
thêm một hội nghị tiếp theo ở Washington nhằm giải quyết những bất đồng về
quyền lợi của các cường quốc thắng trận.
2. Hệ thống Hoà ước Washington (1921 – 1922)
Hoà ước Washington là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn còn tồn đọng từ
Hoà ước Versailles, đặc biệt là mâu thuẫn trong quan hệ Anh – Mĩ và Mĩ – Nhật.
Mỹ rất bất bình khi Anh vẫn là một nước đế quốc và Pháp làm cho Đức quá suy
yếu. Những cường quốc này chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng quốc gia đó mà không
làm đúng với những ý đồ của Mĩ vạch ra ngay từ ban đầu. Chính giới Mĩ cũng bất 10
bình khi Hiệp ước Versailles quyết định trao Sơn Đông cho Nhật, là đối thủ cạnh
tranh nguy hiểm của Mĩ ở Viễn Đông. Đây là một thất bại của Wilson bởi mâu
thuẫn trong nội bộ Mĩ từ sự phản đối của Đảng Cộng Hoà vì họ cho rằng Anh và
Pháp đang là kẻ chi phối chính trong tổ chức này, chứ không phải Mĩ. 2.1.
Mâu thuẫn Anh – Mĩ và Mĩ – Nhật
Từ lâu, Mĩ đã muốn đưa các vấn đề liên quan đến biển vào các chủ đề đàm
phán của Hoà ước này thế nhưng những mâu thuẫn giữa Anh và Mĩ về nguyên tắc
sức mạnh gấp đôi “Two Power Standard” đã khiến cho mưu đồ của Mĩ không được
thực hiện. Anh có ưu thế trên Viễn Đông, nơi mà Mỹ luôn muốn xâm nhập vào
nhưng đã bị Anh chặn lại. Anh đã khẳng định được vị thế của mình ở Viễn Đông
bằng Hoà ước 1919, khiến Mĩ cảm thấy bất bình hơn bao giờ hết. Để gây sức ép
với Anh, Mĩ đã buộc Anh phải trả khoảng nợ 850 tỉ bảng cho mình, vấn đề Ireland
và đe doạ mối quan hệ Nhật – Anh. Mĩ muốn xoá bỏ cái gọi là “nguyên tắc sức mạnh gấp đôi” này.
Vấn đề Viễn Đông cũng là một mâu thuẫn giữa Mĩ – Nhật. Nhật đã xây
dựng kênh đào Panama, căn cứ hải quân ở Đài Loan, quần đảo Lưu Cầu, đảo
Sakhalin, các quần đảo Kuril, Mariana, Marshall,… để thuận lợi cho việc tự do di
chuyển và phòng ngừa các cuộc tấn công xảy ra bên ngoài Nhật Bản. Tại khu vực
Thái Bình Dương, Mĩ cũng cân nhắc tăng cường hải quân vào khu vực này nhưng
lo ngại chiến tranh xảy ra vì sức mạnh hải quân của Nhật quá mạnh thế nên Mỹ
đem quân xây dựng các căn cứ ở Guam và Philippines. Cùng với đó, Nhật muốn
bóp chết chính quyền Viễn Đông để nắm quyền tự do ở khu vực này nhưng Mĩ lại
ngăn chặn vì ở đây có các công ty của Mĩ về khai khoáng, khiến Nhật kiên quyết phản đối. 11
Do vậy, ngày 12/11/1921, Hội nghị Washington được khai mạc với sự tham
gia của 9 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Trung
Quốc. Nước Nga – Xô viết mặc dù là một nước lớn nhưng không được mời tham
gia hội nghị này. Quyền lãnh đạo nằm trong tay bốn nước là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật
nhưng quyền quyết định thuộc về Mĩ. Những nghị quyết quan trọng nhất của Hội
nghị Washington được thể hiện trong ba hiệp ước: Hiệp ước 4 nước (Anh, Pháp,
Mĩ, Nhật), Hiệp ước 9 nước (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Trung Quốc) và Hiệp ước 5 nước (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia). 2.2.
Hiệp ước 4 nước
Hiệp ước “không xâm lược ở Thái Bình Dương” kí ngày 13/12/1921 và có
giá trị trong 10 năm. Bản chất của việc thoả thuận “tôn trọng quyền của nhau về
các đảo ở vùng Thái Bình Dương” thực ra là cùng nhau bảo vệ các thuộc địa ở khu
vực rộng lớn này. Với Hiệp ước này, Mĩ không chỉ thủ tiêu được liên minh Anh –
Nhật mà còn trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong bốn cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương. 2.3.
Hiệp ước 9 nước
Hiệp ước 9 nước kí ngày 6/2/1922, gồm 9 điều, công nhận nguyên tắc “hoàn
chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc” đồng thời mở cửa cho
các nước hoạt động thương mại và công nghiệp trên toàn lãnh thổ Trung Quốc với
sự thống nhất về thuế hải quan của Trung Quốc với tỉ lệ bằng 5% giá trị hàng hoá,
và không được tăng thuế lên mức 12,5%. Do đó, Trung Quốc đã trở thành một thị
trường chung của các cường quốc phương Tây và Nhật Bản. Đặc biệt là Mĩ đã hợp
pháp hoá sự bành trướng của mình vào Trung Quốc. 12 2.4.
Hiệp ước 5 nước
Hiệp ước 5 nước kí kết cùng ngày 6/2/1922, được gọi là “Hiệp ước hạn chế vũ
trang và hải quân” nhằm qui định trọng tải tàu chiến của các nước ở khu vực Thái
Bình Dương theo tỉ lệ: 5 – 5 – 3 – 1,75 – 1,75. Với Hiệp ước này, Mĩ giành được
quyền bình đẳng hải quân với Anh với nguyên tắc “sức mạnh gấp đôi” bị phá vỡ.
Nhật cũng giành được thắng lợi quan trọng khi 5 nước tuyên bố không xây dựng
các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, giúp nó nắm ưu thế trên vùng biển rộng lớn này.
Có thể thấy rằng, Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ, khiến Anh
phải nhượng bộ, theo đó hải quân Anh phải có hạm đội bằng hai hạm đội mạnh
nhất thế giới cộng lại, đồng thời phải huỷ bỏ liên minh Anh – Nhật. Hải quân Mĩ
đã ngang hàng với Anh và vượt qua Nhật. Mĩ tự tin xâm nhập vào thị trường Viễn
Đông và Trung Quốc thông qua chính sách “mở cửa”. Với hệ thống Hiệp ước
Washington, Mĩ đã giải quyết quyền lợi của mình bằng cách thiết lập một khuôn
khổ trật tự mới ở Châu Á – Thái Bình Dương do Mĩ chi phối. Mặc dù, sau chiến
tranh thế giới kéo dài bốn năm (1914 – 1918) với những tổn thất nặng nề cho toàn
nhân loại, hoà bình đã được lập lại trong một thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn.
3. Quan hệ quốc tế sau hệ thống Hoà ước Versailles – Washington 3.1.
Các hội nghị quốc tế về hoà bình, an ninh tập thể và giải trừ quân bị
Giai đoạn này, các nước tư bản nhìn chung đều ổn định và đạt được sự phát
triển nhanh chóng về kinh tế, tác động lớn đến chiều hướng phát triển của quan hệ
quốc tế. Sau hội nghị Versailles – Washington, hàng loạt các hội nghị quốc tế về
các vấn đề hoà bình, an ninh tập thể, giải trừ quân bị,… đã diễn ra trong khuôn khổ 13
hệ thống Versailles – Washington. Nước Nga Xô viết lần đầu tiên chính thức được
mời tham dự. Hội nghị bàn về những vấn đề kinh tế - tài chính của tất cả các nước
Châu Âu sau chiến tranh, trong đó “vấn đề Nga” là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất.
Hội nghị Genova này hầu như không đạt được kết quả đáng kể nào do
những sự bồi thường chiến tranh cho nước Nga Xô viết đều bị các cường quốc bác
bỏ. Trong khi đó, bên lề hội nghị Genova, hai nước Đức và Nga đã kí kết Hiệp ước
Rapallo (16/4/1922) nhằm khôi phục lại các quan hệ ngoại giao, cam kết từ bỏ các
khoản nợ và bồi thường chiến tranh, quốc hữu hoá các tài sản sở hữu nhà nước,
đồng thời áp dụng chính sách tối huệ quốc cho các quan hệ kinh tế - thương mại
giữa hai nước. Các quan sát viên Mĩ đã đánh giá Hiệp ước Rapallo “đã làm rung
chuyển toàn thế giới và giáng một đòn chí mạng vào Hội nghị Genova”. Mặc dù bị
đồng minh phản đối kịch liệt, nhưng Đức vẫn quyết tâm thực hiện vì chỉ có nó mới
giúp Đức tồn tại, đứng vững và tạo đà phát triển mạnh về sau này.
Hội nghị quốc tế ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) được tổ chức vào cuối năm 1922,
để bàn về việc kí kết một hiệp ước hoà bình mới với Thổ Nhĩ Kì và những vấn đề
khác liên quan đến các eo biển ở vùng biển Hắc Hải. Hội nghị bàn bạc về vấn đề kí
hoà ước mới với Thổ Nhĩ Kì có sự tham gia của các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật,
Rumani, Hi Lạp, Nam Tư và Thổ Nhĩ Kì. Nước Nga Xô viết là một cường quốc ở
vùng biển Hắc Hải, chủ trương đảm bảo an ninh chung, cấm tất cả các tàu thuyền
các nước không được qua lại thường xuyên ở hai eo biển Dandanelles và Bosporus
trong thời chiến lẫn thời bình nhưng vẫn được tự do buôn bán ở đây. Hiệp ước này
đã ảnh hưởng đến an ninh của các nước vùng biển Hắc Hải nói chung và nước Nga
Xô viết nói riêng. Vào cuối năm 1923, cuối cùng các hiệp ước về Thổ Nhĩ Kì được
ký kết, và các hoà ước đó đã xác định lãnh thổ của nước này bao gồm vùng Tiểu Á
và vùng Đông Thessaly ở phần Châu Âu, nhưng Liên Xô đã phủ quyết hoà ước
này. Hoà ước hoàn toàn mất hiệu lực. 14
Hiệp ước Locarno (143 điều) được triệu tập ở Locarno (Thuỵ Sĩ) từ ngày 5
đến ngày 16/10/1925, để xây dựng một nền an ninh tập thể ở Châu Âu trong khuôn
khổ hệ thống Versailles – Washington. Hội nghị đã đến kí kết hệ thống hiệp ước
này bao gồm: Hiệp ước đảm bảo chung (Hiệp ước đảm bảo Rhenanie) giữa Anh,
Pháp, Đức, Italia và Bỉ; các hiệp ước Pháp – Đức, Đức – Bỉ, Đức – Tiệp, Đức – Ba
Lan về trọng tài và các hiệp ước đảm bảo Pháp – Ba Lan và Pháp – Tiệp, nhằm
cam kết đảm bảo đường biên giới giữa các nước có liên quan; phi quân sự hoá
vùng Rhenanie theo những điều khoản của Hệ thống Versailles. Đồng thời, Đức
tham gia Hội Quốc Liên và tất cả các hiệp ước trong hệ thống Hiệp ước Locarno
được tổ chức kí kết chính thức ở London vào ngày 1/12/1925. Hiệp ước đã giáng
một đòn mạnh cho các liên minh của Pháp những thất bại nặng nề và Pháp cũng
mất hết hy vọng làm suy yếu Đức sau hiệp ước Versailles. Từ đó, Đức đã thoát dần
ra khỏi vị trí là nước bại trận, vươn lên bình đẳng về chính trị - kinh tế với các
nước và “hợp pháp hoá” địa vị trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp ước Xô –
Đức là một thắng lợi lớn của nền ngoại giao Nga Xô cho việc khẳng định và củng cố vị thế lúc đó.
Hiệp ước Briand – Kellogg, hay được gọi là Hiệp ước từ bỏ chiến tranh nói
chung được kí kết vào ngày 27/8/1928 tại Paris sau nhiều cuộc đàm phán liên tục.
Hiệp ước này đã được nhiều nước trên thế giới hưởng ứng và có tới 57 quốc gia kí
kết tham gia, trong đó có Liên Xô. Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên
phê chuẩn Hiệp ước này và mong muốn Hiệp ước này sớm có hiệu lực. Theo đó, 8
nước (Liên Xô, Rumania, Latvia,…) đã cùng nhau ký “Nghị định thư Litvinov”
(9/2/1929) kêu gọi hiện thực hoá hiệp ước Briand – Kellogg vào thực tiễn mà
không cần các nước khác phê chuẩn. Mặc dù, Hiệp ước này mang nhiều hy vọng
về một làn sóng hoà bình trong thập niên 20 nhưng ngay sau đó, Anh và Pháp đã
tiến hành kí kết ngay một thoả hiệp riêng rẽ về vấn đề Vũ khí hoà bình và an ninh
tập thể trong khuôn khổ trật tự Versailles – Washington. 15 3.2.
Vấn đề thực hiện Hoà ước Versailles kí với Đức
Do rơi vào khủng hoảng kinh tế, Đức không có khả năng bồi thường chiến
phí theo qui định tại Hội nghị Luân Đôn ngày 30/4/1921 là 132 tỉ mác vàng. Hội
nghị Luân Đôn diễn ra từ ngày 16/7/1924 với sự tham gia của các đại diện Anh
(MacDonald), Pháp (Herriot), Italia (Stefani), Nhật (Hayashi), Bỉ (Teinic), Bồ Đào
Nha, Hy Lạp, Rumani, và Mĩ (Kellogg), thông qua kế hoạch Dawes có giá trị trong
vòng 5 năm với nội dung chủ yếu là Mĩ và Anh sẽ giúp đỡ Đức trong việc phục hồi
và phát triển kinh tế - tài chính để nước này có khả năng trả được các khoản bồi
thường chiến tranh theo lịch trình được Uỷ bản 5 nước Anh, Pháp, Mĩ và Italia quy
định. Kế hoạch Dawes góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế
Đức khi Mĩ và Anh mở rộng ảnh hưởng về kinh tế - tài chính vào nước Đức. Từ
năm 1929, Đức đã nhận việc trợ của Mĩ, Anh để vay, tín dụng và đầu tư vào công
nghiệp khoảng 20 – 25 tỉ mác vàng. Nhờ sự hỗ trợ của Anh và Mĩ với ý đồ sử dụng
Đức như một con đập ngăn làn sóng cách mạng có khả năng tràn sang phía Tây từ
Liên Xô, nước Đức đã phục hồi nhanh chống và tăng cường tiềm lực kinh tế - quân
sự của mình chỉ trong một thời gian ngắn. 3.3.
Quan hệ quốc tế của nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười
Nhà nước Nga Xô viết với Sắc lệnh hoà bình, tuyên bố “Chiến tranh đế quốc
là tội ác lớn nhất chống lại loài người” và “đề nghị nhân dân tất cả các nước tham
chiến và các chính phủ của họ tiến hành ngay những cuộc đàm phán về một hoà
ước dân chủ và công bằng mà tuyệt đại đa số quần chúng công nhân, các giai cấp
cần lao bị chiến tranh làm cho kiệt quệ, khốn đốn và vô vùng đau khổ trong các
nước tham chiến, đang khao khát”. Chính phủ Xô viết đã kêu gọi các đồng minh và
Mĩ ngừng bắn tạo cơ hội cho các nước đồng minh tham gia các cuộc đàm phán tiếp 16
tục và do đó tránh được mọi hậu quả của một hoà ước riêng rẽ giữa nước Nga với
các nước đối địch. Một hoà ước mới được kí kết đó là Hoà ước Brest – Litopsk với
những điều kiện hết sức nặng nề đối với Nga. Theo đó, nước Nga phải cắt đi một
bộ phận lãnh thổ rộng lớn (diện tích 750.000 km2 với hơn 50 triệu dân, bao gồm
Ba Lan, Latvia, Litva, Estonia, Belarus, Ucraina, Phần Lan) và phải trả khoản tiền
bồi thường 6 tỉ mác cho Đức. Sau này do kết quả của cuộc Cách mạng tháng
11/1918 và sự sụp đổ của chính quyền quân chủ ở Đức, “Hoà ước bất hạnh” được
xoá bỏ theo đúng những dự đoán của Lênin.
Thế nhưng, các nước đế quốc đã tập hợp lực lượng, hối hợp hành động với
mưu đồ bóp chết nước Nga Xô viết. Mĩ, Anh, Pháp và Nhật đã họp tại Paris đề bàn
bạc về biện pháp thực hiện mưu đồ đó. Theo đó, Anh sẽ nắm quyền kiểm soát vùng
Kavkaz, Armenia, Gruzia và vùng sông Đông; Pháp chiếm Bessarabia, Crưm và
Ucraina; Mĩ và Nhật nắm khu vực Xibia và Viễn Đông... Trong quan hệ quốc tế,
Chính phủ Xô viết đã phản đối gay gắt tính chất nô dịch của các hoà ước, nhất là
Hoà ước Versailles. Lênin cho rằng: “Đấy không phải là hoà ước, đấy là những
điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn nhân không có gì tự vệ phải
chấp nhận”. Những năm sau đó, Đức trở thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao với nước Nga. Sau Đức, Anh là nước tư bản thứ hai ở Châu Âu
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô ngày 2/2/1924. Tháng
10/1924, chính phủ Pháp chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô. Cũng trong năm 1924, nhiều nước khác cũng công nhận và thiết lập quan
hệ ngoại giao với Liên Xô: Nauy (13/2), Áo (25/2), Hy Lạp (8/3), Đan Mạch
(18/6), Anbani (6/7), Hungari (5/9),… Ở Châu Á, Hiệp ước Xô – Trung được kí kết
vào ngày 31/5/1924. Sau đó, ngày 25/1/1925, Nhật Bản – một cường quốc ở Châu
Á, đã chính thức bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Do đó, Liên Xô
đã khẳng định được vị thế của mình khi được hơn 20 quốc gia trên thế giới thiết
lập quan hệ ngoại giao. Mặc dù còn nhiều khó khăn, căng thẳng nhưng thực tế đã 17
khẳng định vai trò, uy tín ngày càng cao của Liên Xô và những thắng lợi to lớn của
nền ngoại giao Xô viết non trẻ. KẾT LUẬN
Hệ thống Hoà ước Versailles – Washington là giải pháp tức thì giúp các
cường quốc thắng trận và các quốc gia bại trận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và
đòi sự bồi thường bởi những tàn tích do chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên. Mặc
dù vậy, dù là quốc gia nào thì họ vẫn không dừng lại ở mục tiêu hoà bình – an ninh
– phát triển mà mỗi cường quốc đều mang trong đó một mưu đồ riêng phục vụ lợi
ích của quốc gia mình. Trong lúc các quốc gia đang mệt mỏi vì một hành trình
chiến đấu gian khổ, Mĩ đã lợi dụng cơ hội đó xoa dịu và thực hiện ý đồ vươn lên
làm bá chủ thế giới. Thế nhưng, Anh, Pháp, Nhật lại muốn khống chế mưu đồ của
Mĩ nhằm cân bằng quyền lực đối với các quốc gia Châu Âu và Mĩ. Hoà ước
Versailles – Washington chỉ là bước đầu trong công cuộc tìm lại trật tự hoà bình thế
giới dựa trên cơ sở đàm phán, thương lượng và thoả thuận giữa các cường quốc.
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã bùng nổ báo hiệu sự chấm
dứt thời kì ôn định của chủ nghĩa tư bản với sự sụp đổ của Mĩ và sự vươn lên của
Nga – đại diện cho một chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa mới. Với sự hình thành
của hai khối độc lập – một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh,
Pháp; hệ thống thoả hiệp tạm thời Versailles – Washington đã bị phá bỏ về mặt
chính yếu dẫn tới sự hình thành các lò lửa chiến tranh và báo hiều một cuộc chiến tranh thế giới mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử quan hệ quốc tế cận hiện đại (Học viện Ngoại Giao) 18
2. Duroselle J.B. , Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến nay). Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2004.
3. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1995). Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000. 4. Lê Văn Quang,
. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
Lịch sử quan hệ quốc tế 1917-1945 5. Phạm Giảng,
. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
Lịch sử quan hệ quốc tế 1939-1952
6. Nenarokov, A.P. , Lịch sử cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại, Nxb Tiến bộ, M, 1987. 19