Sự vận dụng trong nhận thức và thực tiễn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đang bướctrên con đường hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa, chuyển giao côngnghệ - khoa học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................3
1. QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 3
1.1......................................................Vị trí và vai trò của quy luật 3
1.2..........................................Khái niệm lượng và khái niệm chất 3
1.2.1. Khái niệm chất..........................................................................3
1.2.2. Khái niệm lượng........................................................................4
1.3...........................Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 5
1.3.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất........................5
1.3.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết
cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự
vật.......................................................................................................8
1.4.........................................................Ý nghĩa phương pháp luận 9
2. VẬN DỤNG TRONG NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
CỦA BẢN THÂN...............................................................................10
2.1. Trong nhận thức....................................................................10
2.2. Trong thực tiễn......................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................19 PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đang bước
trên con đường hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa, chuyển giao công
nghệ - khoa học. Đòi hỏi chúng ta phải tiến bộ hơn từng ngày để
không phải bị lạc hậu, bị bỏ lại phía sau. Lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên
cũng như thế, chúng ta cần trau dồi thêm nhiều điều mới mẻ, nhiều
kiến thức mà trước nay chưa từng biết để góp phần vào sự phát triển
chung của xã hội. Trong thực tiễn cũng như trong học tập, lớp sinh
viên luôn không ngừng nổ lực để cải thiện bản thân mình. Một quy
luật nằm trong ba quy luật cơ bản nhất, đồng˗ thời chỉ ra cách thức
chung nhất cũng như tính chất của sự vận động và phát triển là quy
luật lượng – chất. Cho thấy sự thay đổi về chất chỉ có thể xảy ra khi
sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến một
ngưỡng nhất định; về mặt tính chất, nó chỉ ra rằng sự thay đổi về
lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi
nhảy vọt về chất khiến sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa
có những bước đột phá vượt bậc1. Nhận thức được tính cấp thiết và
tầm quan trọng của cặp quy luật lượng – chất trong đời sống ngày
nay, tổ 5 chúng em sẽ nghiên cứu về đề tài: “Quy luật từ những sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Sự vận
dụng trong nhận thức và thực tiễn của bản thân”.
2.Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu hơn về quy luật lượng và
chất, vận dụng quy luật vào thực tiễn đời sống để làm rõ hơn các
khái niệm và mối quan hệ của chúng. Từ đó rút ra được ý nghĩa, chỉ
ra những tác động quy luật đến thực tế của bản thân. Thông qua
1 GS.TS. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.108 1
việc nghiên cứu đề tài, bản thân mỗi sinh viên cũng có thêm được
nhiều kiến thức củng cố thêm vào đời sống và chuyên ngành học.
Đối tượng nghiên cứu: Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; sự vận dụng
của sinh viên trong nhận thức và thực tiễn.
3.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn trong quy luật lượng và chất, từ
đó đưa ra những vận dụng của bản thân sinh viên trong nhận thức và
thực tiễn xã hội ngày nay, cụ thể là nhóm sinh viên thực hiện đề tài
trường Đại học Tôn Đức Thắng.
4.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng cơ bản là phương pháp lập luận
quy nạp kết hợp với các phương pháp phân tích, chứng minh, khái
quát tổng hợp các tài liệu liên quan tới Triết học Mác – Lênin về quy
luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại. 2 PHẦN NỘI DUNG
1.QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.1. Vị trí và vai trò của quy luật
Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ
ra cách thức, phương thức hay còn gọi là con đường vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ
xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy đầy đủ những thay đổi về
lượng. Đồng thời còn biểu hiện tính chất của sự vận động và phát
triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn
ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện
tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vượt bậc.2
1.2. Khái niệm lượng và khái niệm chất
1.2.1. Khái niệm chất
Trong thế giời này có hàng vạn sự vật và hiện tượng. Mỗi sự vật,
hiện tượng đó đều có các chất đặc trưng tạo ra chúng, nhờ vậy mà
chúng ta có thể phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
“Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác”.3
Ví dụ: Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt
độ nóng chảy là 1083 oC, nhiệt độ sôi là 2880oC … Các thuộc tính
(tính chất) này nói lên chất riêng của đồng sẽ phân biệt nó với các kim loại khác.
2 GS.TS. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.108
3 Wikipedia, Quy luật lượng − chất, https://vi.wikipedia.org/wiki, truy cập ngày 5/12/2021 3
Chất của các sự vật hiện tượng là thuộc tính khách quan vốn có
của sự vật hiện tượng nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc
tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều sẽ có những thuộc tính cơ bản và
không cơ bản. Chỉ các thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự
vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản có sự thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
1.2.2. Khái niệm lượng
“Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của
sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con
số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan,
vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không
phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị
kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ,
trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm …”.4
“Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn
nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại” Friedrich Engels
Ví dụ: Đối với mỗi phân tử nước (H2O) thì lượng là số nguyên tử tạo
thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi; tòa nhà có 70
tầng, cao 80m; diện tích tòa nhà là 8000 m2.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.3.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa hai mặt: chất và
lượng, và chúng tương tác qua lại với nhau. Trong sự vật, nếu như
4 Wikipedia, Quy luật lượng − chất, https://vi.wikipedia.org/wiki, truy cập ngày 5/12/2021 4
không có quy định về chất thì quy định về lượng sẽ không bao giờ
tồn tại, và ngược lại.
Sự thay đổi về lượng và chất của sự vật cùng diễn ra với sự vận
động và phát triển của sự vật. Những thay đổi này có quan hệ mật
thiết với nhau, nhưng không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của
sự vật ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất và ngược lại, sự thay đổi
về chất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó. Sự
thay đổi về lượng có thể chưa lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật. Trong một giới hạn nhất định, lượng của sự vật có sự thay
đổi, nhưng về cơ bản thì chất của sự vật chưa thay đổi. Ví dụ như là
nung nóng một thỏi thép trong lò, nhiệt độ của lò có thể lên đến
hàng trăm độ hoặc thậm chỉ là hàng nghìn độ nhưng thỏi thép vẫn ở
trạng thái rắn chứ không phải là chất lỏng.
Tóm lại, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất
và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, từ đó sự vật, hiện tượng mới ra đời.5
Ví dụ: Khi tình cảm của hai người yêu nhau đủ nhiều (lượng thay
đổi), thì từ người yêu sẽ thành vợ chồng (chất thay đổi). “Độ”
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy
định lẫn nhau giữa chất và lượng. Là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện
tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
về chất, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.6
Ví dụ: Độ của chất sinh viên là 4 năm đại học.
5 PGS. TS. Vũ Tình, PGS. TS. Trần Văn Thụy, GS. TS. Nguyễn Hữu Vui, …, TS Phạm Văn Sinh, Th.S. Vũ
Thanh Bình, CN. Nguyễn Đăng Quang (Tái bản lần thứ ba). Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, tr.123
6 GS.TS. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.107 5 “Điểm nút”
Điểm nút là phạm trù triết học chỉ điểm giới hạn mà tại đó lượng
thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật hiện tượng
thay đổi. Hay nói cách điểm nút chính là thời điểm diễn ra sự chuyển
hóa về chất của sự vật.
Ví dụ: Thời điểm sinh viên làm xong báo cáo tốt nghiệp, tích lũy đủ số lượng tín chỉ. “Bước nhảy”
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất
của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây ra, là quá
trình trực tiếp chuyển từ chất này sang chất khác một cách căn bản.
Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Bước nhảy từ chất học sinh sang chất sinh viên.
Bước nhảy diễn ra hết sức đa dạng và phong phú về hình thức tùy
theo mâu thuẫn, tính chất, điều kiện của mỗi sự vật. Có những bước nhảy phổ biến như là:
Bước nhảy đột biến: Bước nhảy được thực hiện trong một thời
gian rất ngắn làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi một cách
nhanh chóng ở tất cả các bộ phận của nó.
Ví dụ: Phản ứng hóa học làm thay đổi từ chất này thành chất khác
nhanh chóng, chỉ trong một thời gian ngắn.
Vụ nổ hạt nhân làm cho các chất bị phá hủy và thay đổi chỉ trong tích tắc.
Bước nhảy dần dần: Bước nhảy từ từ, từng bước trong quá trình
chất sẽ thay đổi bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới
và loại bỏ dần yếu tố của chất cũ. 6
Ví dụ: Trong tự nhiên, sự chuyển biến, tiến hóa từ vượn thành
người là cả một quá trình hết sức lâu dài, nó có thể lên đến hàng vạn năm.
Bước nhảy toàn bộ: Làm thay đổi tất cả các mặt, các bộ phận,
các yếu tố … của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Trong đời sống xã hội có sự chuyển hóa từ chế độ xã hội này
sang chế độ xã hội khác vì nó làm thay đổi mọi mặt trong xã hội.
Bước nhảy cục bộ: Bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt,
từng bộ phận, những yếu tố riêng lẻ cấu thành sự vật.
Ví dụ: Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp, quan liêu
tham nhũng sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lưu ý: “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy” không phải là bất biến, nó
có thể thay đổi tùy theo từng sự vật, hiện tượng, từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
1.3.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi
kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật
Sự vật, hiện tượng hay chất mới chỉ xuất hiện khi bước nhảy được
thực hiện nghĩa là khi lượng biến đổi đạt đến điểm nút và xảy ra
bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động ngược lại lượng đã thay đổi
của sự vật, nó có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ nhịp điệu
của sự vận động và phát triển của sự vật.
Ví dụ: Việc sản xuất và sử dụng Vắc ˗ xin ngừa COVID - 19 là cả
một quá trình gồm: nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nhiều
lần, phê duyệt và sản xuất.7 Lượng (quy trình nghiên cứu, nghiên cứu
lâm sàng, đánh giá nhiều lần) biến đổi đạt đến điểm nút (phê duyệt)
7 Multnomah County (n.d.), Vắc-xin ngừa COVID-19, https://multco-web7-psh-files-usw2.s3-us-west-
2.amazonaws.com, truy cập ngày 4/12/2021 7
và thực hiện bước nhảy (từ nghiên cứu sang sản xuất). Trải qua quá
trình nghiên cứu sẽ cho ra loại Vắc - xin phù hợp để sản xuất. Và vắc
- xin đã sản xuất đó sẽ giúp quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các
loại Vắc - xin khác ngừa COVID - 19 hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Có thể nhận thấy rằng, quy luật chỉ ra quan hệ lượng - chất là
quan hệ biện chứng và bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự
thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và mặt lượng. Những thay
đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, chất là
mặt tương đối ổn định, lượng lại dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi gây
ra mâu thuẫn với chất cũ rồi phá vỡ độ cũ dẫn đến sự hình thành
chất mới hình với lượng mới, lượng mới ấy lại tiếp tục biến đổi, đến
độ nhất định lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động
qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục của
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.8
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng có sự tồn tại của chất và
lượng, do đó trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn
cần coi trọng cả hai phương diện như nhau. Qua đó, con người mới
có thể nhận thức toàn diện được sự vật, hiện tượng và loại bỏ đi cách
nhìn sự vật, hiện tượng một chiều, phiến diện mà dẫn đến sai lầm.
Mỗi sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất
và lượng. Trong đó, sự vật, hiện tượng nào sẽ trải nào đó sẽ trải qua
quá trình thay đổi dần từ lượng theo một trình tự để dẫn đến sự thay
đổi về chất và từ những thay đổi về chất tác động làm thay đổi về
lượng. Cho nên, con người phải biết kiên trì, từng bước tích lũy để
thay đổi, hoàn thiện dần những mặt hạn chế của bản thân.
8 GS.TS. Phạm Văn Đức (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.110 8
Và trong hoạt động thực tiễn cần loại bỏ các xu hướng tả khuynh
lẫn hữu khuynh làm thay đổi giữa lượng và chất để tránh gây ra hậu
quả xấu của sự vật, hiện tượng. Ngoài ra, bước nhảy thì có rất nhiều
nên trong hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn phải biết vận
dụng một cách linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp
với từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Chất của sự vật, hiện tượng do các thuộc tính cơ bản tạo nên,
trong đó các yếu tố của thuộc tính cơ bản có thể giống nhau nhưng
phương thức liên kết khác nhau lại có thể cho ra nhiều chất khác
nhau. Vì thế chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng
một cách tỉ mỉ và toàn diện để đạt kết quả tốt nhất. Có thể thấy, trên
thương trường, ví dụ như có hai công ty cùng hoạt động trên một lĩnh
vực, có hai yếu tố cấu thành giống nhau từ nhân sự, hệ thống quản
lý, điều hành v.v… nhưng có chất lại khác nhau: Một công ty phát
triển mạnh mẽ, trên đà thăng tiến và một công ty liên tục thụt lùi, có
nguy cơ phá sản. Nguyên nhân có thể do phương thức liên kết giữa
các mối quan hệ làm việc trong công ty, ở mỗi cá nhân hoạt động tại
công ty đó dẫn đến hiệu suất và thành tích của công ty.
2.VẬN DỤNG TRONG NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
2.1. Trong nhận thức
Loại bỏ đi cách nhìn sự vật, hiện tượng một chiều, phiến diện
Như ta thấy trong quá trình nhận thức, từ kinh nghiệm của mình,
ông bà ta từ xưa đã đúc kết được ý nghĩa của quy luật này mà để lại
không ít ca dao tục ngữ nhằm giáo dục, dặn dò thế hệ sau như là
đừng “trông mặt mà bắt hình dong” hay “Một cây làm chẳng nên
non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, v.v…; hoặc trong quá trình 9
học tập và nghiên cứu, muốn trở thành một cử nhân cho đến một
sinh viên cao học, một nghiên cứu sinh thì cần đảm bảo về mặt
lượng, đừng chỉ coi trọng về chất để đạt được kết quả toàn vẹn. Từ
đó còn có ý răn dạy mọi người đừng vì quá coi trọng chất, tìm mọi
cách để đạt được nó mà bỏ qua lượng. Ví dụ như một số thành phần
tham nhũng hay một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức muốn
thăng tiến trong công việc mà không quan tâm đến việc tích đủ
lượng mà lại tìm mọi cách để lên được vị trí mong muốn thì chỉ có
gây ra hậu quả xấu về sau.
Những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Như trong nền văn học nước nhà, chúng ta biết đến Cao Bá Quát
là người có văn hay chữ đẹp, nhưng từ đầu, vốn dĩ ông lại viết chữ
rất xấu. Từ năm lớp 4, trong sách giáo khoa Văn trang 129 chúng ta
đã được học bài tập đọc “Văn hay chữ tốt”, theo TRUYỆN ĐỌC 19, câu
chuyện đó cho ta thấy được sự kiên trì rèn luyện, học tập, tích lũy
kiến thức và kĩ năng của Cao Bá Quát để từ một người viết chữ rất
xấu đến nỗi có lòng tốt giúp bà cụ nhưng quan chẳng thể nào đọc
được, cho đến một người nổi tiếng khắp vùng là có văn hay chữ tốt.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được việc tích tụ đủ lượng để dẫn đến sự
thay đổi về chất là một điều vô cùng quan trọng, nếu lượng được tích
lũy cẩn thận thì chất mới có thể được đảm bảo và đạt được kết quả tốt đẹp.
Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới
Khi bước vào Đại học, sẽ có một bộ phận sinh viên cảm thấy hài
lòng và tự mãn với những gì mà mình đã dạt được trong kỳ thi tốt
nghiệp, không tiếp tục cố gắng và phấn đấu vươn lên, sống không có
lý tưởng, hoài bão. Nhưng song cũng sẽ có một số sinh viên ý thức tự
giác được việc rèn luyện và phấn đấu trong học tập để nâng cao
9 TRUYỆN ĐỌC 1 (1995), SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 129, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 10
được năng lực và tri thức của bản thân. Theo quan điểm của triết học
thì chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó
được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên
chúng ta được học tập và tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn.
Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm
những kiến thức (tích lũy về lượng), thực hiện được ước mơ của bản
thân và đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Trong quá trình học tập của bản thân, sinh viên phải bước qua rất
nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu kết thúc một giai
đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một chương mới, đòi hỏi chúng
ta phải có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn. Chính vì
vậy, mỗi sinh viên cần không ngừng học tập, phấn đấu để tiếp cận
những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được
tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện. Hữu khuynh, tả khuynh
Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép
biện chứng duy vật và nó cho biết phương thức của sự vận động và
phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực
tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức
không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh” hoặc
“hữu khuynh”. “Tả khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng
vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến việc
tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không
dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ về lượng. 11
Ví dụ trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, ta cần
tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm
nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh viên khi trang bị đủ những kiến
thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến
thức sâu hơn, khó hơn. Việc học tập tìm hiểu từ dễ đến khó là
phương pháp học tập mang tính khoa học như chúng ta đều biết,
nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do mãi mê chơi rồi “nước
tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung, mất đi sự tập chung
cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn luyện là lúc ta cần củng cố lại kiến
thức chứ không phải học các kiến thức mới, do đó sinh viên học tập
chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua
được kỳ thi. Ngược lại vẫn sẽ nhiều sinh viên có ý thức tự giác học
ngay từ đầu, nhưng họ lại mất đi kiên nhẫn, nóng vội muốn học
nhanh, học nhiều để hơn người khác, chưa học những cái căn bản đã
đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn học hỏi,
tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì
mỗi sinh viên chúng ta cần phải kiên nhẫn và có sự thận trọng trong
việc học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất. 12
2.2. Trong thực tiễn
Loại bỏ đi cách nhìn sự vật, hiện tượng một chiều, phiến diện
Con người có đôi mắt để nhìn đời, phân biệt đục – trong, phải –
trái, đúng – sai … Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi sự vật, sự việc và
hiện tượng theo một chiều, phiến diện, có khi chúng ta sẽ dễ mắc
phải những sai lầm. Ví dụ như khi vào Đại học, chúng ta sẽ phải gặp
những người bạn mới. Lúc đầu gặp nhau thường thì chỉ có một chút
gì đó mến cảm hoặc có chút ấn tượng xấu như nhìn mặt khó chịu,
không thiện cảm, chảnh, ... Việc nhìn bề ngoài qua ngoại hình, qua
quần áo họ mặc, đồ họ mang trên người để đánh giá người khác
được xem là việc tích lũy về lượng. Nhưng sau khi đã quen biết nhau,
đi với nhau, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng đi chơi, cùng làm
bài tập, … chúng ta sẽ dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính
cách, cá tính cũng như là sở thích của nhau. Khi đó niềm tin và sự
thấu hiểu đủ lớn và dần dần trong chúng ta sẽ xem đối phương là
một người bạn thân, người bạn sẽ cùng đồng hành với ta trong suốt
quãng thời gian sinh viên này.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào ta cũng cần phải xem cả hai mặt
lượng và chất. Việc chỉ đánh giá người khác qua sự tích lũy về lượng
lúc gặp nhau ngay từ lần đầu tiên là sai lầm. Cũng như trong việc
học tập, ta chỉ nhìn thấy xung quanh ta ai rồi cũng sẽ đậu Đại học
nên quá trình học, ôn tập tiếp thu kiến thức ta không hề cố gắng mà
ngày càng chủ quan dẫn đến kết quả thấp và cuối cùng là rớt Đại
học. Trong hoạt động thực tiễn cũng vậy, chúng ta phải coi trọng cả
phương diện chất và phương diện lượng, để từ đó ta nhận thức một cách toàn diện hơn.
Những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất 13
Trong thực tiễn, cuộc sống con người có rất nhiều sự vật, hiện
tượng thể hiện lên sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất. Là con người ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Nó chỉ
thể hiện khái quát về cuộc đời của mỗi con người. Từ lúc sinh ra,
chúng ta đã bắt đầu học hỏi cho mình những cách để biết đi đứng,
chạy nhảy, nói cười, chung quy ta gọi đó là lượng. Dần dần sự thay
đổi đến mức nhất định sẽ chuyển đổi thành chất. Nhưng chúng ta
không chỉ dừng lại ở đó, mà còn rất nhiều điều trong cuộc sống này
mà ta cần trải qua. Ta tích lũy từng ngày những kiến thức được học,
những trải nghiệm của bản thân về mọi sự vật, sự việc, nhìn nhận nó
một cách khách quan, phiến diện nhiều chiều nhất có thể, để tiếp
thu kiến thức một cách có chọn lọc. Từ khi chúng ta bắt đầu đi học
thì đã trải qua vô số những khó khăn trong con đường học tập. Có vô
vàn những điều khiến ta gục ngã như các bài kiểm tra khó hay
những bài học mà ta không thể tiếp thu được ngay khi trong quá
trình nghe giảng, v.v... Tuy nhiên, chúng ta phải luôn luôn biết cố
gắng, nỗ lực trước những khó khăn để cho ra chất tốt nhất. Chất mà
chúng ta đạt được sau quá trình học tập và rèn luyện ở những năm là
học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 và được gọi là lượng sẽ là đậu đại học và
trở thành sinh viên, nhưng để trở thành sinh viên thì chúng ta phải
vượt qua bước nhảy đó kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Chính vì
vậy để có một chất tốt nhất thì ta phải trải qua quá trình trau dồi,
rèn luyện đến một lượng nhất định, sau đó vượt qua bước nhảy một
cách tốt nhất thì chất tốt nhất sẽ được tạo ra. 14
Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới
Tất nhiên, chẳng ai trong chúng ta là một người hoàn hảo, và tôi
cũng vậy. Chúng ta sẽ phạm phải những sai lầm có to lớn, có nhỏ
nhặt trong suốt cuộc đời của mình, nhưng tùy ở mức độ ít hay nhiều.
Có một số sai sót nhỏ nhặt mà đến bản thân tôi và đại bộ phận
sinh viên cũng không nhìn thấy và sửa chữa kịp thời, để rồi từ đó nó
cứ dần dần tích lũy theo thời gian và làm bản thân mình thất bại. Tuy
nhiên, tôi luôn cố gắng không sợ hãi trước khó khăn ấy vì đây chính
là một cơ hội lớn để chúng ta trở nên tốt hơn. Mặc dù thế, với những
lỗi nhỏ nhặt mà hầu hết chúng ta không kịp thời phát hiện và sửa
chữa thì nó sẽ tiếp tục dẫn đến sai lầm, thậm chí những lỗi đó sẽ
ngày càng nghiêm trọng hơn nữa. Mọi người thường tìm ra những lý
do để bao biện cho những sai lầm của mình hết lần này đến lần
khác. Ví dụ khi sinh viên làm bài kiểm tra quá trình, câu hỏi do nhất
thời chúng ta quên kiến thức nên đã chọn sai đáp án. Ấy thế mà
những sinh viên này không xem lại để chọn ra đáp án đúng nhằm
khắc phục sai lầm và rồi nó lại xuất hiện ở bài thi cuối kỳ. Vì đã
không xem lại nên lúc này những sinh viên ấy vẫn chọn sai đáp án
và đổ lỗi rằng do sơ sót, do không có thời gian xem lại hay một số
cho rằng nó sẽ không thể xuất hiện lần nữa. Bằng cách này, chúng
ta cứ để cho những sai lầm của mình biến mất dần dần, như thể
chúng chưa từng xảy ra trước đây và không cần thừa nhận chúng.
Như đã nói ở trên, nếu như sai lầm nhỏ mà ta không nhìn nhận, sửa
chữa thì những sai lầm đó sẽ được lặp lại và còn phát triển lên cao
hơn, từ những thất bại nhỏ sẽ đi đến những thất bại lớn hơn. Vì vậy,
cần có thái độ đúng đắn, tích cực nhìn nhận những sai lầm, khuyết
điểm. Để thành công trong cuộc sống, mà gần nhất là trong học tập
thì mỗi sinh viên cần phải thừa nhận thất bại với thái độ đúng đắn,
hướng đến những điều mà ta mong muốn đó là tốt nghiệp Đại học, 15
trở thành một cử nhân trong chuyên ngành mình theo đuổi. Lúc này
đây, bản thân sinh viên được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng mới,
được đào tạo một cách bài bản về trình độ, tay nghề. Bấy giờ, trong
mỗi người sẽ có sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, kỹ năng, bản
lĩnh Chính trị, ý thức tôn trọng Pháp luật, khả năng vận dụng những
tri thức ấy vào trong cuộc sống, ý thức về trách nhiệm của bản thân
mình cũng sẽ cao hơn so với khi còn là một sinh viên.
Mỗi người chúng ta sống và làm việc mỗi ngày là nhờ vào năng
lượng và nguồn dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ trong mỗi bữa ăn. Vậy
có thể nói tầm quan trọng của các món ăn là không thể phủ nhận,
bên cạnh đó việc chế biến thực phẩm và nấu ăn cũng là một nghệ
thuật cuộc sống. Những món ăn ngon không chỉ phải cung cấp đủ
các dưỡng chất cần thiết mà còn phải đảm bảo đáp ứng khẩu vị cũng
như tạo nên cảm giác kích thích về vị giác lẫn thị giác cho người
dùng. Để đảm bảo tiêu chí “ngon và lành” cũng như là nhu cầu ẩm
thực cơ bản của mỗi người, chúng ta thì cần phải xây dựng một công
thức nấu ăn hoàn chỉnh cùng với sự kết hợp hài hòa, cân đối và đúng
liều lượng giữa gia vị, nguyên liệu và phương pháp chế biến v.v… Ẩm
thực Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng về nguyên liệu và
cách chế biến. Trong đó, các món được làm từ phương pháp lên men
đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc như dưa cải muối, củ kiệu
muối, nem chua, mắm ... đã được đúc kết và lưu truyền từ các thế hệ
trước cho đến nay. Gia đình em cũng không ngoại lệ, để có được bữa
cơm sum vầy vào ngày lễ Tết trọn vẹn, không thể không có một đĩa
dưa cải và củ kiệu muối (chất mới) tròn vị. Để có thể đảm bảo quá
trình chế biến, lên men thành công, thuận lợi, nó cần phải trải qua cả
một quá trình như sơ chế, chế biến cải sậy, phơi nắng, ướp gia vị (độ)
đến quá trình ủ lên men (điểm nút) và thời gian ủ đúng 2 ngày (bước
nhảy). Nhưng để muối dưa, muối kiệu thành công cần phải trau dồi 16
kinh nghiệm cũng như công thức từ những người đi trước như các bà,
các mẹ. Khi đã muối thành công đĩa dưa cải thì việc áp dụng công
thức, phương pháp ủ men cho những lần sau sẽ trở nên dễ dàng và
thuận lợi hơn. Nếu thất bại trong việc muối dưa, chúng ta cũng có
thể nhìn nhận, xem xét để điều chỉnh, gia giảm liều lượng gia vị hay
kỹ thuật ủ thích hợp hơn cho lần sau. Tả khuynh, hữu khuynh
Chúng ta có thể thấy hai mặt này tồn tại xung quanh chúng ta rất
mạnh mẽ và phổ biến, điển hình nhất là trong xã hội ngày nay, khi
mà chúng ta phải luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực để có thể bắt kịp với
tốc độ phát triển của thế giới, để từ đó có được cơ hội sánh vai với
nước bạn. Cho nên cách giáo dục con cái của các bậc cha mẹ cũng
có hướng tả khuynh, không quan tâm đến bản chất, thực lực hay tâm
lý của con mình, lúc nào cũng chỉ muốn con phải đạt được thành tích
mà mình đặt ra, lại còn phải trong thời gian ngắn nhất. Cũng chính vì
thế mà nó sẽ hình thành nên cách dạy con tiêu cực, mang tính chèn
ép tinh thần lên con cái, thậm chí nạn bạo lực gia đình cũng bắt
nguồn từ nguyên nhân này, dẫn đến sự thất bại trong việc giáo dục ở
môi trường gia đình. Hay còn đối với mặt hữu khuynh, ta có thể thấy
được qua phong trào khởi nghiệp của giới trẻ ngày nay, có người biết
nắm bắt cơ hội để phát huy được năng lực, tận dụng lợi thế bản thân
mà tự tin khởi nghiệp nhưng cũng có phần lớn thì lại thụ động, bỏ
qua vô số cơ hội, bên cạnh đó còn có các suy nghĩ chủ quan, xem
thường, dẫn đến sự trì trệ và dần dần sẽ hình thành tính lười nhát, tự
ti, dẫn đến sự thất bại trong quá trình khởi nghiệp trong tương lai. PHẦN KẾT LUẬN
Chung quy lại, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất
vào quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh – sinh 17
viên là rất cần thiết và quan trọng. Chúng không chỉ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động qua lại của hai phạm trù “chất”
và “lượng”, mà từ đó ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa sự thay
đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp dụng vào thực tiên như các ví dụ đã nói trên.
Vậy là một sinh viên cần phải làm gì và làm như thế nào để áp
dụng một cách hiệu quả nhất? Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu,
định hướng đúng đắn trong học tập và làm việc, hiểu rõ và vận dụng
tốt các quy luật “khi lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”. Ngoài
ra việc thay đổi môi trường từ THPT lên Đại học cũng có nhiều sự
khác nhau, để không bị mất phương hướng trong việc học, sinh viên
cũng cần phải có tính tự chủ, chủ động thích nghi với môi trường,
liên tục phấn đấu và rèn luyện tích cực trong học tập và công việc,
không ngừng tích luỹ kinh nghiệm để có thể thành công hơn trong
tương lai. Hơn nữa, “lượng” không chỉ là những kiến thức mà sinh
viên học trên ghế nhà trường, mà đó còn là những kỹ năng cần thiết
như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán, … và
khả năng linh hoạt, hoà nhập, thích nghi với các môi trường khác
nhau. Vì thế, trong quá trình học tập, sinh viên cũng cần phải hài
hoà, phối hợp giữa kiến thức và kĩ năng để có thể tăng những tích
luỹ về “lượng” mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Tóm lại, khi hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như sự tác động qua
lại của quy luật “lượng” – “chất”, ta sẽ chủ động hơn trong việc trang
bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kĩ năng cần thiết bởi vì
đó chính là tiền đề, là bước chân đầu tiên để ta có thể phát triển sự
nghiệp sau này một cách tốt nhất. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Phạm Văn Đức, 2019, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB
Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Multnomah County (n.d.), Vắc-xin ngừa COVID-19, https://multco-
web7-psh-files-usw2.s3-us-west-2.amazonaws.com, truy cập ngày 4/12/2021.
3. PGS. TS. Vũ Tình, PGS. TS. Trần Văn Thụy, GS. TS. Nguyễn Hữu Vui,
…, TS Phạm Văn Sinh, Th.S. Vũ Thanh Bình, CN. Nguyễn Đăng
Quang (Tái bản lần thứ ba). Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Th.S Hoàng Thị Thảo, Vận dụng quy luật Lượng - Chất trong học tập
và nghiên cứu của sinh viên đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa, http://m.dvtdt.edu.vn, truy cập ngày 5/12/2021.
5. Wikipedia, Quy luật lượng − chất, https://vi.wikipedia.org/wiki, truy cập ngày 5/12/2021. 19