Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ QHQT
Đề tài: Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động sâu
rộng, mạnh mẽ, nhiều chiều đến cục diện QHQT, nhất là quan hệ giữa
các nước lớn với nhau, các nước lớn với các nước nhỏ nói chung và với
mỗi nước nói riêng. Hãy phân tích cơ sở hình thành, cấu trúc, đặc điểm
chính trị và đưa ra một số dự báo về hệ thống QHQT. Phân tích những
thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong hệ thống QHQT nêu trên
Người thực hiện: Hà Trọng Thành
Lớp/Khoá: BSKT.QHQT tháng 02/2021 Chuyên ngành: QHQT
Giảng viên: TS. Đào Đình Kỳ
Hà Nội, tháng 7 năm 2021 1 Mở đầu
Sự bùng phát đại dịch Covid-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có
và ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đại dịch
không chỉ gây ra những tổn thất về người và của mà còn tác động sâu sắc đến chính
trị quốc tế. Có thể đại dịch lần này sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra bước ngoặt làm thay
đổi trật tự thế giới hiện nay. Trên cơ sở phương pháp hệ thống trong nghiên cứu quan
hệ quốc tế (QHQT) bài viết nghiên cứu phân tích cơ sở hình thành, cấu trúc, đặc
điểm chính và đưa ra một số dự báo về hệ thống QHQT. Từ đó phân tích những
thuận lợi và khó khăn của đối ngoại Việt Nam trong hệ thống QHQT nêu trên.
Trong lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều dịch bệnh tác động, ảnh hưởng
đến quá trình định hình cấu trúc và tương lai phát triển của xã hội loài người trên
phạm vi toàn cầu. Mặc dù dịch bệnh tạo khủng hoảng liên hoàn nhưng chưa đủ
mạnh để có thể làm thay đổi trật tự thế giới, ngoại trừ dịch hạch “Cái chết đen” ở
lục địa Á - Âu giữa thế kỷ 14 được coi là góp phần thúc đẩy chế độ hung nô suy
tàn, làm thay đổi văn minh nhân loại. Đến nay, chỉ có chiến tranh mới tạo nên sự
thay đổi trật tự thế giới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 với những hậu quả nghiêm
trọng đã tác động mạnh mẽ đến các mối QHQT và cục diện thế giới hiện nay; có
thể nói, đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ Chiến
tranh thế giới thứ hai. Covid-19 xảy ra đúng vào thời điểm thế giới có nhiều bất ổn
dưới tác động của những khó khăn, rủi ro kinh tế-tài chính, cạnh tranh chiến lược
nước lớn, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và sự nổi lên của các thách thức
an ninh phi truyền thống; thế giới tồn tại “khoảng trống quyền lực”, thiếu sự dẫn
dắt khi nước Mỹ dần suy yếu và các quốc gia khác mạnh lên, nhất là sự trỗi dậy của
Trung Quốc; các tổ chức, thiết chế quốc tế, khu vực bộc lộ nhiều hạn chế… Cùng
với đó, đại dịch Covid-19 như “cú hích” để thay đổi cục diện thế giới và đi đến
hình thành một trật tự thế giới mới.
Cơ sở hình thành, cấu trúc, đặc điểm chính trị
Có thể thấy trước những tác động của Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đã rơi
vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ đại suy thoái kinh tế 1929-1933; đại dịch
Covid-19 đang ác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm
của chuỗi. Theo những báo cáo của các tổ chức tài chính thế giới: Đầu tư trực tiếp 2
nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại
và Phát triển (UNCTAD) đánh giá sẽ thu hẹp “từ mức 1.540 tỷ USD năm 2019
xuống dưới 1.000 tỷ USD”, dự báo dòng FDI sẽ giảm thêm từ 5% - 10% trong năm
2021 và có thể bắt đầu phục hồi từ năm 2022; ngày 04/8/2020, Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu giảm 13% trong năm 2020; theo
dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngày 24/6/2020, tăng trưởng kinh tế toàn
cầu trong năm ước giảm 4,9%, dự báo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nền kinh
tế toàn cầu thậm chí còn tồi tệ hơn, suy giảm ở mức 5,2% năm 2020; tăng trưởng
kinh tế Mỹ được IMF dự báo giảm 8%, tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung
châu Âu giảm 10,5%, Nhật Bản giảm 5,8% và Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp
1%. Mặc dù có những dự báo khác nhau về con số nhưng không thể phủ nhận, đại
dịch Covid-19 lan rộng, gây thiệt hại đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới,
khiến chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu gián đoạn, đứt gãy. Các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng bị ngưng trệ. Các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm bị đình
đốn. Nếu các thiệt hại trên không sớm được khắc phục sẽ tạo “cú sốc” đẩy nền kinh
tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Môi trường an ninh, chính trị toàn cầu phức tạp và
bất lợi hơn khi chủ nghĩa dân tộc, dân túy, cạnh tranh và cọ sát chiến lược gia tăng,
làm suy yếu tương lai hợp tác kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 cũng đã thúc đẩy quá trình điều chỉnh toàn
cầu hóa, thúc đẩy việc chuyển đổi, phát triển nền kinh tế số trên phạm vi toàn thế
giới. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ,
phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu, giúp nâng cao hiệu suất kinh tế. Nhưng
dưới tác động của đại dịch Covid-19, khi các quốc gia triển khai các biện pháp
hành chính (giãn cách, cách ly xã hội…) đã góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển
mạnh hơn. Nghiên cứu do Nielsen và Hiệp hội thương mại điện tử quốc gia châu
Âu cho thấy nhu cầu mua sắm qua các sàn thương mại điện tử đã tăng 30% toàn
cầu, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm vệ sinh cá
nhân. Nhưng các hoạt động thương mại liên quan thời trang, hàng xa xỉ phẩm, hàng
không và khách sạn sụt giảm nghiêm trọng do khó khăn về kinh tế và hạn chế đi
lại. Chính phủ điện tử được triển khai rộng rãi, các dịch vụ công trực tuyến được
cải thiện nhằm phục vụ doanh nghiệp, người dân, các phương tiện, hình thức họp 3
trực tuyến được áp dụng phổ biến hơn. Các ngành vận tải và Logistics cũng tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất, chuyển, giao nhận hàng hóa…
Bảng 1: Top 10 quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất trên thế giới (tính đến ngày 10/7/2021) STT Số ca tử Quốc gia Số ca nhiễm vong 1. Hoa Kỳ 34.711.770 622.715 2. Ấn Độ 30.824.353 407.537 3. Brazil 19.020.499 531.777 4. Pháp 5.803.687 111.302 5. Nga 5.758.300 142.253 6. Thổ Nhĩ Kỳ 5.470.764 50.155 7. Vương quốc 5.089.893 128.399 Anh 8. Ác-hen-ti-na 4.627.537 98.148 9. Cô-lôm-bi-a 4.471.622 111.731 10. Ý 4.269.885 127.768 Toàn thế giới 187.055.708 4.038.531
(Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam; worldometers.info)
Tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mới chưa từng có do đại dịch
Covid-19, tác động sâu sắc đến mọi mắt mặt của đời sống, nhất là kinh tế, chính trị,
xã hội của hầu hết các quốc gia và đặc biệt là các trung tâm quyền lực trên thế giới;
là thách thức chưa từng có đối với nhân loại, làm đình trệ đột ngột và gần như đồng 4
thời toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây ra cú sốc cung – cầu trong hầu hết mọi lĩnh
vực của đời sống con người. Tuy nhiên, với xu thế chung của thế giới hiện đại là
“hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển”, bên cạnh các mặt đối đầu chiến lược xuất
phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, các trung tâm quyền lực vẫn lựa chọn những chính
sách đối ngoại khôn ngoan, kiềm chế hơn trong quan hệ quốc tế, nhất là trong phối
hợp kiểm soát đại dịch, trao đổi vắc-xin với mục tiêu đưa các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Đối với Mỹ: Chính quyền Tổng thống Biden cơ bản ổn định bộ máy, nhân
sự; từng bước kiểm soát đại dịch Covid-19. Kinh tế mỹ hồi phục mạnh, tăng 6,4%
trong Quý I/2021. Tổng thống Biden điều chỉnh và đẩy mạnh triển khai chính sách
đối ngoại, một mặt kế thừa “di sản” dưới thời Trump (kiềm chế Nga, Trung Quốc,
coi trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương…), mặt khác tập trung khôi
phục vai trò lãnh đạo thế giới, mạng lưới đồng minh, đối tác để hợp tác giải quyết
các thách thức chung và đối phó Trung Quốc, Nga.
Đối với Trung Quốc: Tập trung ổn định nội bộ, phục hồi và điều chỉnh phát
triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu; nền kinh tế tăng trưởng 18,3% trong Quý
I/2021, hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đưa tàu thăm dò lên Sao Hỏa…
Trong giai đoạn này, Trung Quốc ưu tiên “ngoại giao láng giềng”, tích cực phát huy
vai trò dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác khu vực, tăng cường can dự vào các vấn đề,
điểm nóng để củng cố vai trò, vị thế và bảo vệ tối đa lợi ích chiến lược. Trung Quốc
thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ/phương Tây, song cũng tính toàn
hình thành, tập hợp lực lượng đối trọng.
Đối với Nga: Ưu tiên chống dịch Covid-19 và thúc đẩy hồi phục kinh tế, ổn
định an ninh, trật tự xã hội; củng cố vai trò, uy tín của Đảng cầm quyền hướng tới
bầu cử Duma Quốc gia (9/2021). Về đối ngoại, Nga củng cố ảnh hưởng ở khu vực
SNG; tận dụng những thành tựu về nghiên cứu, sản xuất vắc-xin Covid-19 để tăng
cường hợp tác; đáp trả cứng rắn các biện pháp gây sức ép của Mỹ/phương Tây,
song vẫn muốn đối thoại và tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ; gia tăng ảnh
hưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đẩy sâu hợp tác với Trung Quốc, Ấn
Độ nhằm phá thế bao vây, cô lập của Mỹ và đồng minh. 5
Đối với EU: Hình mẫu “liên minh thống nhất” bị tổn hại nghiêm trọng khi
các quốc gia EU bộc lộ rõ sự thiếu kết nối, tương trợ lẫn nhau vượt qua đại dịch và
ngày càng chia rẽ do phân hóa về lợi ích. Trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, EU
tăng cường phòng chống dịch bệnh, từng bước kiểm soát tình hình, nỗ lực khôi
phục các hoạt động kinh tế - xã hội, triển khai các gói kích thích tăng trưởng nhằm
vực dậy nền kinh tế. EU cơ bản có nhận thức chung với Mỹ về “mối đe dọa” từ
Nga, Trung Quốc, song vẫn tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác với hai nước này về kinh tế.
Dự báo hệ thống QHQT trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Xu hướng tập hợp lực lượng, cạnh tranh chiến lược
Cạnh tranh chiến lược nước lớn quyết liệt hơn trên phạm vi toàn cầu với trọng
tâm là tập hợp lực lượng, kiềm chế lẫn nhau nhằm tranh giành ảnh hưởng, vai trò
quốc tế, tạo lợi thế phục hồi sau dịch. Cục diện cạnh tranh vẫn chủ yếu xoay quanh
cặp quan hệ Mỹ - Trung, cả hai bên đều từng bước chính thức hóa việc xác định là
đối thủ lớn nhất của nhau, song vai trò của Nga, EU và các chủ thể tầm trung khác rõ
nét hơn, tạo thế hợp tác – cạnh tranh đan xen, phức tạp. Mỹ nỗ lực khôi phục vai trò
lãnh đạo trong các cơ chế đa phương, hệ thống đồng minh/đối tác (thể chế hóa hợp
tác Bộ Tứ, khôi phục quan hệ xuyên Đại Tây Dương); đề cao “mối đe dọa với trật tự
thế giới dựa trên luật lệ” để tạo mặt trận đối đầu với Trung Quốc, Nga. Tuy nhiên,
Mỹ/phương Tây cũng điều chỉnh mức độ gây sức ép, sẵn sang đối thoại nhằm vừa
kiềm chế, vừa chia rẽ quan hệ Nga – Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc hạn chế đối
đầu trực diện với Mỹ để tập trung nâng cao nội lực, gia tăng ảnh hưởng ở châu Á,
Mỹ La-tinh, châu Phi, tạo thế đối trọng với Mỹ. Đặc biệt, Trung Quốc – Nga thắt
chặt quan hệ, phối hợp lập trường trong các khuôn khổ đa phương, kiên quyết bảo vệ
lợi ích cốt lõi và vận động các nước không hùa theo Mỹ/phương Tây.
Một số thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong hệ thống QHQT nêu trên
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời
sống quốc tế, khu vực; thúc đẩy hình thành các xu hướng mới, đặt ra nhiều thách thức
đối với các quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam vừa đảm nhận thành công cương vị
Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 6
nhiệm kỳ 2020 - 2021, dịch Covid-19 mang đến một số thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam.
Thuận lợi: Trên phương diện chính trị, ngoại giao đây là điều kiện thuận lợi
để Việt Nam khẳng định được mô hình quản trị khủng hoảng tốt và tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố đồng thuận nội bộ, lòng tin của nhân dân đối với
chế độ. Việt Nam trở thành điểm sáng của thế giới trong phòng, chống dịch Covid-
19 và được các nước lớn tranh thủ lôi kéo tham gia các tập hợp lực lượng. Đây là
cơ hội giúp Việt Nam nâng cao vị thế, có điều kiện thuận lợi hơn trong triển khai
chính sách ngoại giao đa phương, thể hiện vai trò trên các diễn đàn khu vực, thế
giới, trọng tâm là ASEAN; đồng thời, giúp Việt Nam tranh thủ nguồn lực, sự giúp
đỡ của các nước, tối đa hóa lợi ích quốc gia. Dịch Covid-19 cũng giúp Việt Nam
nhận diện rõ hơn các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống, cục diện chính
trị thế giới, các vấn đề trong quan hệ đối tượng, đối tác để điều chỉnh chính sách
đối ngoại phù hợp với tình hình thực tế. Trên phương diện kinh tế, là cơ hội để Việt
Nam đánh giá toàn diện sức mạnh tổng thể của nền kinh tế; tạo động lực cho việc
điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế; đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu thông qua
quá trình sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về khó khăn: Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới kinh tế - chính trị
thế giới có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược, chính sách kinh tế - đối
ngoại của Việt Nam. Trên phương diện chính trị, ngoại giao, cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung diễn ra gay gắt trong khuôn khổ chống dịch Covid-19 khiến Việt Nam
gặp một số khó khăn khi đồng thời phải giải quyết các vấn đề liên quan dịch bệnh
và cân bằng quan hệ với các nước lớn. Dịch bệnh tác động, ảnh hưởng đến vai trò
và hoạt động của Việt Nam tại diễn đàn ASEAN do nhiều hội nghị, hoạt động của
ASEAN sẽ tạm hoãn và chuyển sang họp trực tuyến. Trung Quốc được dự báo sẽ
tiếp tục đẩy mạnh, thậm chí tăng cường các biện pháp cứng rắn gây hấn, xâm phạm
chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông sau khi đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho lực
lượng tuyến đầu dẫn đến nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc, bài trừ Trung Quốc
cực đoan trong xã hội gây mất lòng tin của nhân dân vào chính sách đối ngoại của
Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển đảo, chủ quyền. Trên phương diện kinh
tế, đại dịch làm xu hướng toàn cầu hóa bị chậm lại và việc gia tăng chủ nghĩa dân 7
tộc, chủ nghĩa bảo hộ sẽ tác động tiêu cực đến việc hoạch định chính sách phát
triển, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các doanh nghiệp chịu thiệt hại kép từ
cả dịch Covid-19 và khủng hoảng kéo dài có thể giảm quy mô hoạt động, thậm chí
xảy ra phá sản quy mô lớn. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm do suy thoái
kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều dự án ODA chậm tiến độ thi công do chuỗi
cung ứng bị gián đoạn, thiếu hụt nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và
các nguồn xã hội hóa, thiếu nhân lực là chuyên gia, công nhân cho các dự án. Tác
động của đại dịch khiến tình trạng người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh, làm
việc bất hợp pháp, vi phạm pháp luật tại các nước trên thế giới gia tăng sẽ ảnh
hưởng xấu tới hình ảnh của Việt Nam, cũng như thị trường và chính sách xuất khẩu
lao động vốn đang hết sức thuận lợi của ta trong những năm gần đây. Kết luận
Cho đến hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, chưa
thấy dấu hiệu được kiểm soát, ngăn chặn trên phạm vi toàn cầu. Diễn biến và thiệt
hại cho thấy Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với thế giới kể từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ 2. Việc Covid-19 có làm thay đổi trật tự thế giới hay không vẫn còn
tiếp tục phải nghiên cứu. Nhưng việc Covid-19 tác động mạnh mẽ đến cấu trúc các
nền kinh tế, tình hình nội trị của các quốc gia và làm thay đổi tình hình thế giới và
QHQT là rõ ràng. Đại dịch này đã tác động lớn đến các trung tâm quyền lực, các tổ
chức quốc tế và thiết chế đa phương; tạo ra những xu hướng tập hợp lực lượng coi
an ninh phi truyền thống là trọng tâm của các cường quốc; làm xuất hiện một số xu
hướng tác động tới cán cân quyền lực trên thế giới… Chiều hướng phát triển của
thế giới và QHQT sẽ tạo ra những tác động đa diện đến tất cả các quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng tập hợp lực lượng, sự cạnh tranh ảnh hưởng
giữa các nước lớn tạo ra cho các nước vừa và nhỏ nhiều cơ hội lớn, nhất là khả
năng tranh thủ được nhiều nguồn lực hơn cho phát triển đất nước, nhưng cũng đồng
thời là thách thức khi phải đối mặt với nguy cơ “chọn bên”./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
1. Lê Thế Mẫu. “Đại dịch covid-19: Động lực thúc đẩymột trật tự thế giới mới”. Tạp chí cộng sản, ngày 20/9/2020.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-
luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/dai-dich-covid-19-dong-luc-
thuc-day-mot-trat-tu-the-gioi-moi-
2. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn. “Tác động của đại dịch COVID-19 và một số
giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới”. Tạp chí mặt trận, ngày 11/3/2021.
http://tapchimattran.vn/kinh-te/tac-dong-cua-dai-dich-
covid19-va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai-doan-toi- 38665.html
3. Ths. Bùi Nam Khánh. “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và
quan hệ quốc tế, gợi ý chính sách của Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu
quốc tế. Số 123, tháng 12/2020,
4. Hoài Thanh. “Covid-19, nhân tố làm thay đổi trật tự thế giới”. Báo tin tức
thông tấn xã Việt Nam. Ngày 21/4/2021. https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-
dinh/covid19-nhan-to-lam-thay-doi-trat-tu-the-gioi- 20210420153626541.htm
5. Lê Thế Mẫu. “Vài nét về cục diện chính trị thế giới năm 2020”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Ngày 24/12/2020.
http://tapchiqptd.vn/Sites/print.aspx?newid=16481 9