Sức mạnh dân tộc - Sức mạnh thời đại - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Sức mạnh dân tộc - Sức mạnh thời đại - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại? Tại sao kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại lại là vấn đề có tính quy luật trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước. Liên hệ với việc phòng chống Covid ở Việt Nam hiện nay? A. NỘI DUNG 1. Sức mạnh dân tộc a. Định nghĩa:
Sức mạnh dân tộc là khái niệm được bàn đến rất nhiều trong các tài liệu,
văn kiện về quan hệ quốc tế. Đó là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và
tinh thần, truyền thống và hiện đại, là sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay, sức mạnh dân tộc của
nước ta là tổng hợp sức mạnh vật chất và tinh thần, sức mạnh cứng và sức
mạnh mềm được tạo nên bởi quy mô và chất lượng của dân số cả nước;
các nguồn lực tự nhiên phong phú; tiềm lực kinh tế và quân sự đã được
tăng lên đáng kể sau hơn 35 năm đổi mới; vị trí địa - chính trị và địa -
kinh tế của đất nước; truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường; nền văn
hóa đậm tính nhân văn, cộng đồng . b. Vai trò
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm cho
bản sắc văn hoá được giữ vững và phát triển.
Gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Đem lại sự ổn định chính trị – xã hội, đường lối đúng đắn của Đảng và sự
đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân .
Xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế chính trị và ngoại giao
của Việt Nam trên trường quốc tế. Sức mạnh thời đại 2. Sức mạnh thời đại a. Định nghĩa:
Sức mạnh thời đại thường có mối liên hệ mật thiết với sức mạnh dân tộc.
Đó là các yếu tố bên ngoài, là các xu thế chính trị, kinh tế, xã hội trên
thế giới như: hòa bình, hợp tác phát triển, cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế dân chủ hóa, xu thế phát triển bền vững, tự chủ, xu thế hợp
tác và liên kết kinh tế. Bên cạnh đó, sức mạnh của thời đại ngày này còn
là sức mạnh của cộng đồng quốc tế giúp củng cố một trật tự thế giới
dựa trên luật lệ, đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng, sức
mạnh của hàng trăm quốc gia phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát
triển chung; sức mạnh của thế giới văn minh trong kỷ nguyên khoa học
công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa…Hay nói một cách đơn giản,
sức mạnh thời đại là những xu thế lớn của thế giới hay những dòng
chảy của nhân loại trong một giai đoạn nhất định. Ở thời đại này đó là
sức mạnh thời đại, là xu thế không thể đảo ngược lại, nhưng ở thời điểm
khác, sức mạnh thời đại lại được thể hiện qua những biểu hiện, giá trị khác. b. Vai trò
- Các giá trị thời đại ngày nay là những giá trị thuộc về sự công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế dẫn đến những
thành công nhất định, đặc biệt về kinh tế, công nghệ.
- Đẩy mạnh hợp tác lợi ích chiến lược giữa các nước, nhất là các
nước lớn, các đối tác chiến lược, các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
- Tập hợp lực lượng quốc tế góp phần bảo đảm an ninh quốc gia,
tranh thủ cao độ mọi nguồn lực từ bên ngoài để kết hợp và bổ sung
cho nội lực, phục vụ cho phát triển và bảo vệ đất nước.
- Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cũng như đời sống văn hóa.
3. Vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại Lời dẫn:
Từ một quốc đảo thuộc thế giới thứ ba không có cả tài nguyên thiên nhiên lẫn
tài nguyên con người, Singapore đã phát huy được đoàn kết quốc gia giữa các
nhóm dân tộc người Hoa, người Mã-lai và người Ấn, tranh thủ được xu thế giải
phóng thuộc địa và trào lưu tôn trọng quyền tự quyết các dân tộc trên thế giới để
gây dựng đất nước, đồng thời tận dụng tối đa vị trí địa lý thuận lợi để trở thành
thương cảng quan trọng của khu vực và một quốc gia phát triển chỉ ba thập kỷ
sau khi tuyên bố độc lập. Thông qua ví dụ trên, có thể nhận thấy được tầm quan
trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vì vậy, ở phần
nội dung tiếp theo, nhóm sẽ trình bày về vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, thông qua những dẫn chứng trực tiếp từ lịch sử phát triển của
Việt Nam để chứng minh về tính quy luật của việc kết hợp hai hình thức sức
mạnh này trong quá trình giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước.
3.1 Tính quy luật của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong quá trình phát triển đất nước
a. Trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học
lớn, xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
Ở đây, nhóm sẽ lấy ví dụ cụ thể về đại thắng mùa xuân năm 1975. đại thắng
mùa Xuân năm 1975 là kết quả tổng hợp của hàng loạt nhân tố. Một trong
những nguyên nhân tạo nên thắng lợi đó, chính là đường lối của sự kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- SMDT: Đảng ta xác định cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở mỗi nước
phải do chính nhân dân của dân tộc đó tiến hành trên mảnh đất của họ.
Với quan điểm đó, Đảng ta đã chủ trương nêu cao ý chí tự lực, tự cường,
tinh thần độc lập tự chủ dựa vào sức mình là chính theo tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh:“ Đem sức ta mà giải phóng cho ta”. - SMTĐ:
+ Xuất phát từ nhận định Nhân dân Việt Nam chẳng những chiến đấu vì lợi
ích sống còn của dân tộc mình, mà còn gánh vác một sứ mệnh lịch sử
giao phó, là chiến sĩ xung kích trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân
thế giới, chống chủ nghĩa Đế quốc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Đảng ta đã xác định: đường lối cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc
chống đế quốc Mỹ xâm lược phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
+ Mà sức mạnh thời đại giai đoạn này là: hệ thống XHCN đang phát triển
mạnh mẽ, các dòng thác cách mạng đang tiến công vào chủ nghĩa Đế
quốc như: Phong trào đấu tranh của các Đảng cộng sản; giai cấp công
nhân, nhân dân lao động của các nước tư bản; phong trào giải phóng dân tộc ....
Trên thực tiễn, nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn, cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam chống Mỹ đã được đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ. ●
Trước hết là sức mạnh của sự đoàn kết liên minh chiến đấu ba dân tộc
Việt Nam, Lào và và Campuchia. ●
Hai là, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả cả về tinh thần và vật chất
của các nước xã hội chủ nghĩa ●
Ba là, sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ và hòa bình trên thế giới đối
với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
b. Trong công cuộc đổi mới đất nước
Từ chỗ bị bao vây, cấm vận ngặt nghèo, đến nay nước ta là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; có quan hệ ngoại giao
đầy đủ với 185 quốc gia trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc,
trong đó có 15 đối tác chiến lược và 10 đối tác toàn diện, có quan hệ với tất cả
các nước lớn, tham gia vào 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Từ hệ thống quan hệ
kinh tế - thương mại nhất biên đảo, “đến nay nước ta có quan hệ ngoại thương
với trên 230 thị trường, đã ký trên 90 hiệp định thương mại tự do song phương,
hơn 60 hiệp định đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần... Từ chỗ còn
nhiều cách biệt với thế giới, đến nay nước ta đã tham gia hầu hết các thiết chế
liên kết khu vực và toàn cầu: AFTA, APEC, ASEM, TPP, WTO,... đảm nhiệm
ngày càng nhiều chức trách trong ASEAN, Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế khác.
c. Trong công cuộc phát triển đất nước (tiến lên XHCN)
Trong Văn kiện Đại hội XIII, ●
Đảng ta xác định tư tưởng về kết hợp SMDT với SMTĐ ngay trong chủ
đề Đại hội “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy
ý chí, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp
tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến
giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay được cấu thành
bởi sức mạnh của các xu thế lớn, trong đó dòng chủ lưu là hòa bình, hợp tác và
phát triển; sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngày càng đồng thuận trong kiến
tạo, củng cố một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng
Thông qua các dẫn chứng về những thành tựu dân tộc Việt Nam đã đạt được
nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa hai loại sức mạnh, ta có thể thấy được:
- Mối liên hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là mối liên hệ
bản chất, tất nhiên, mật thiết với nhau.
- Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là vấn đề có tính
thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
3.2 Định hướng kết hợp SMDT với SMTĐ
Tuy nhiên, Để kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc, cần đảm bảo những định hướng: ●
Một là, phải luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết ●
Hai là, kế thừa tinh thần “đem sức ta tự giải phóng cho ta”, phải biết “tự
lực cánh sinh”, tự lực, tự cường. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh là
yếu tố quyết định; sức mạnh thời đại, quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu
tố quan trọng, chỉ có tác dụng và hiệu quả khi sức mạnh bên trong được
chuẩn bị kịp thời, đầy đủ. ●
Ba là, phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa. Không được thần thánh
hóa sức mạnh dân tộc mà xem nhẹ sức mạnh thời đại, coi việc tìm kiếm
những nguồn lực quốc tế là sự lệ thuộc vào nước ngoài, là dẫn tới mất
độc lập, mất bản sắc trong phát triển, từ đó dẫn tới bảo thủ, biệt lập và
nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cũng không được xem
nhân tố quốc tế như cứu cánh cho mọi vấn đề, dẫn tới xem nhẹ sức mạnh
dân tộc, lãng phí nhiều lợi thế nội sinh, vô tình bỏ rơi nhiều di sản quý
báu cho sự hưng thịnh của đất nước hiện nay. B. THỰC TIỄN
1. Bối cảnh trong nước + thế giới
- Sức mạnh của thời đại hiện nay có thể thấy được qua bối cảnh
trong nước và thế giới:
- Sức mạnh thời đại hiện nay chính là sức mạnh của sự hội nhập, của
xu thế toàn cầu hoá, của cuộc cách mạng 4.0. Thế giới bước sang
thế kỷ 21 đã bắt đầu 1 xu thế toàn cầu hoá không thể đảo ngược, xu
thế này đã tạo ra những phương thức vận chuyển, thanh toán, thúc
đẩy sự phát triển trên mọi lĩnh vực.
- Đầu tiên phải nhắc tới
- Toàn cầu hóa làm giảm chi phí sản xuất. Điều này có nghĩa là các
công ty có thể cung cấp hàng hóa với giá thấp hơn cho người tiêu
dùng. Giá vốn hàng hóa trung bình là một khía cạnh chính góp
phần làm tăng mức sống. Người tiêu dùng cũng được tiếp cận với
nhiều loại hàng hóa phong phú hơn.
- Ở Việt Nam toàn cầu hóa đã góp phần làm tăng giá gạo, đưa nhiều
nông dân thoát nghèo. Khi mức sống tăng lên, ngày càng nhiều trẻ
em của các gia đình nghèo được đi học. - Không thể thiếu:
- Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những cơ hội rất lớn cho sự
phát triển. Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất đã nâng cao năng
suất ở mức chưa từng thấy, loại bỏ cả những yếu tố ảnh hưởng
truyền thống (thời vụ, đất xấu,...) bên cạnh đó còn đẩy mạnh sản
xuất công nghiệp cả nhờ áp dụng công nghệ lẫn phục vụ sản xuất
chính những công nghệ này.
2. Hành động của Việt Nam
Để hiểu rõ sức mạnh dân tộc và thời đại được vận dụng ở nước ta nnao,
đầu tiên cần phải nói về những đặc điểm dân tộc nổi bật ở Việt Nam: ●
Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người. Dân tộc Kinh là dân tộc
đa số với 82.085.826 người (85,3% dân số).Mặc dù chỉ chiếm 14,3% dân
số nhưng 53 dân tộc thiểu số Việt Nam lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ
và ở những địa bàn trọng yếu của quốc gia cả về kinh tế, an ninh, quốc
phòng, môi trường sinh thái - đó là vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa của đất nước. Trong 53 dân tộc thiểu số còn lại, 6 dân tộc có trên
1 triệu người theo thứ tự ít dần là: Tày (1.845.492), Thái (1.820.950),
Mường (1.452.095), H'Mông (1.393.547), Khmer (1.319.652) và Nùng
(1.083.298). Còn dân tộc có dân số thấp nhất là Ơ Đu (428 người). ●
Thực tế cho thấy, nếu một dân tộc mà số dân ít sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tổ chức cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hoá dân tộc, duy trì
và phát triển giống nòi.Vậy nên, vấn đề dân tộc luôn là một trong những
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước. Tuy nhiên vì một số dân tộc
có quan hệ với dòng tộc với các dân tộc ở nước láng giềng nên các thế lực
phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam.
Tận dụng sức mạnh dân tộc-thời đại trong công cuộc phòng chống Covid *Sức mạnh dân tộc:
- Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của Việt
Nam đã cùng vào cuôc để chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của
nhân dân. Nhân dân cả nước không chỉ đóng góp công sức mà còn tích
cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống dịch. Khắp đất
nước đã hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu
trang và nhiều của hàng 0 đồng. Nhiều người dân, trong đó có cả những
ca sĩ, người mẫu, diễn viên cũng đã chung tay phát đồ ăn, nhu yếu phẩm
miễn phí cho nhân dân vùng dịch. Nhiều bếp ăn từ thiện mọc lên khắp nơi
để lan tỏa tinh thần yêu thương, sẻ chia, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
- Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam là
Quỹ Vaccine. Quỹ được thành lập ngày 26/5/2021 để tiếp nhận, quản lý,
sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp
khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất
vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng, chống Covid-19 cho nhân dân. *Sức mạnh thời đại:
- Sự phát triển của thế giới đã gia tăng năng lực sản xuất đặc biệt là trong
đại dịch Covid 19, nhiều nước phát triển đã sớm sản xuất được lượng
Vaccine lớn cho chiến dịch tiêm chủng, thậm chí là dư thừa, lãng phí, các
tổ chức quốc tế đã tạo nên cơ chế COVAX nhằm chia sẻ Vaccine tới các
nước đang và chậm phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nhằm
cung cấp đủ lượng Vaccine cho người dân.
- Cơ chế COVAX đã tạo điều kiện cho những nước nhỏ như Việt Nam có
thế tiêm chủng cho người dân và cũng chính vì vậy mà nước ta đã có thể
thực hiện chính sách ngoại giao Vắcxin hiệu quả Covax, Chính phủ và
đảng ta đã tận dụng tốt nguồn lực này với phương pháp Ngoại Giao
Vắcxin cụ thể là tận dụng mọi mối quan hệ, vận động mua, xin chuyển
nhượng và giao đúng hạn từng liều vaccine.
- Trên bình diện song phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích
thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước như
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình nhằm thúc đẩy ngoại giao vaccine cũng như các hợp tác chuyển
giao công nghệ, sản xuất vaccine.
- Từ đầu tháng 8/2021, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh
Khôi đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tìm hiểu kinh nghiệm của Nga
trong phòng chống dịch, tìm kiếm các nguồn thuốc điều trị và đặc biệt là
vaccine để phối hợp với trong nước triển khai mua, nhập khẩu.
- Các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đã và đang cố gắng
tận dụng mọi nguồn lực từ bạn bè quốc tế nhằm tranh thủ ngoại lực để đẩy lui Covid 19. 3. Kết quả
- Việt Nam đã tiếp nhận được hơn 51 triệu liều vắc xin qua cơ chế Covax
(tính đến tháng 1 năm 2022)
- Đã đẩy lùi thành công dịch bệnh Covid 19 và đưa cuộc sống trở về bình
thường: đã tiêm hơn 257 triệu mũi Vắc Xin với tỷ lệ 99% dân số được
tiêm 2 mũi cơ bản thậm chí đã và đang gia tăng mức độ bao phủ của các
mũi bổ sung vượt qua cả những nước phát triển
- Huy động được nguồn kinh phí 10,537.63 tỷ đồng từ quỹ vắc xin toàn
dân, tỷ lệ tử vong do Covid gần như về 0, hầu hết các ca mắc chỉ có triệu chứng nhẹ. C. QUIZ
Câu 1: Quỹ vắc xin đã tiếp nhận được bao nhiêu tiền tính đến 5/10/2022 A) 10,5 nghìn tỷ đồng B) 12 nghìn tỷ C) 9 nghìn tỷ D) 10 nghìn tỷ
Câu 2: Đâu là vận dụng sức mạnh dân tộc ?
A) Xin viện trợ nước ngoài
B) Ký kết các hiệp định thương mại tự do
C) Tận dụng dư luận quốc tế cho trong tranh chấp với TQ
D) “dùng sức ta để giải phóng ta”
Câu 3: Để kết hợp SMDT với SMTĐ trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN, cần đảm bảo những định hướng gì?
A) Cả 3 ý dưới đều đúng
B) Kế thừa tinh thần “đem sức ta tự giải phóng cho ta”, “tự lực cánh sinh”
C) Phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa
D) Luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết
Câu 4: Việt Nam KHÔNG là thành viên của tổ chức quốc tế nào sau đây? A) Liên Hợp Quốc, ASEAN B) APEC, ASEM C) WTO D) OPEC