-
Thông tin
-
Quiz
Summary Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Summary Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Summary Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Summary Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN --------------------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Mã số SV:
Ngành: Quản trị kinh doanh Lớp MH: DC141DL01
Giảng Viên phụ trách lớp: Phạm Thị Ngọc Anh
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 3 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bài tiểu luận của tôi bảo đảm được bảo mật, tuyệt đối không chia sẻ
bài cho sinh viên khác. Kết quả bài tiểu luận của tôi do tôi tự thực hiện dựa trên bài
giảng, powerpoint, các thông tin từ giảng viên và tham khảo từ các nguồn trích dẫn trong bài....
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện bài tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN
Đây là học kỳ thứ 2 trong chương trình Đào tạo trực tuyến, và em đã có
dịp học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, môn học này được giảng dạy bởi Cô
ThS. Phạm Thị Ngọc Anh thuộc Khoa Khoa học Xã Hội – Luật của trường Đại học Hoa Sen.
Trải 06 chương của môn học trong 15 tuần, với sự giảng dạy, hướng dẫn
của Cô em đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị về đời sống, kinh 4 tế xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thị Ngọc Anh –đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành tốt môn học này.
Trong quá trình làm bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong Cô
đóng góp ý kiến và nhận xét khách quan để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khoẻ đến Cô
Ngọc Anh và Quý Thầy/ Cô khoa Khoa học Xã Hội – Luật của trường Đại học Hoa Sen. Trân trọng,
Sinh viên: Võ Thị Kim Chi. MỤC LỤC LỜI
ĐOAN........................................................................................................... CAM .........2
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................................3 5
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................4
CHỦ ĐỀ...................................................................................................................................5
I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ......................................................................................................5
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ..........................................................................................................5
1.Định nghĩa giá trị thặng dư...............................................................................................5
2.Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư......................................................................7 2.1
Quan điểm của học thuyết Mác..............................................................................7 2.2
Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn chung của công thức tư bản...............8
3.Bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư.....................................................................9
4.Quy luật sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam............................................................................................................................11
III. KẾT LUẬN......................................................................................................................12
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14 6 LỜI MỞ ĐẦU
Theo danh giá của VI LêNin thì lý luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học
thuyết kinh tế của C. Mac. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình họ
đã mua sức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra
sản phẩm và thu về giá trị thặng dư.
Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất
đều là tư bản. Thật ra bản thân của tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó là yếu tố
cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi
nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và dùng để bóc lột sức lao động làm thuê. Ta
có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc
lột sức lao động làm thuê. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân
sáng tạo ra ngoài sức lao động và tư bản chiếm không.
Chính vì vậy mà sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là quy luật
chính của quy luật thặng dư. Nó quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
và sự thay thế nó bằng một xã hội cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư ản chủ nghĩa. 7 CHỦ ĐỀ 3
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ. QUI LUẬT SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.
I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
- Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa.
Giá trị thặng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của tư bản.
- Học thuyết giá trị thặng dư là một trong những phát minh quan trọng của C. Mác
để làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giá trị thặng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển
của tư bản. sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Đó là sự
phát triển của 3 quá trình: sản xuất ra giá trị sử dụng, sản xuất ra giá trị và sản xuất ra
giá trị thặng dư – đây là mục đích tuyệt đối hóa của Tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế,
để đạt được mục đích tối đa của mình họ đã mua sức lao động của người công nhân
kết hợp với tư liệu sản xuất ra sản phẩm và thu về giá trị thặng dư.
- Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con
người về điều kiện sống đều phải tái sản xuất, mở rộng và đều phải tạo ra được giá trị
thặng dư. Bởi mức độ giàu có của xã hội tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng
dư. Xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng như càng nhiều. song trong mọi xã hội,
sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ bán được ở nền Tư
bản chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư.
- Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò rất quan trọng, nó có ý nghĩa
rất quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà tôi đã chọn
chủ đề “giá trị thặng dư và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Qui
luật sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình. 8
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Định nghĩa giá trị thặng dư
“Giá trị thặng dư là một bộ phận mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”
- Giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch của giá trị hàng hóa và số tiền
nhà tư bản bỏ ra trong kinh doanh. Nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu
sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản
khả biến. Tuy nhiên, người lao động sẽ đưa vào hàng hoá một lượng giá trị lớn hơn
số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra được gọi là giá
trị thặng dư, tức là số lượng của hàng hoá mà người lao động làm ra có giá trị cao
hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó là giá trị thặng dư.
- Ví dụ : Kéo bông thành sợi
Bây giờ chúng ta nghiên cứu một cách ngắn gọn quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong sự thống nhất của nó như một quá trình lao động và quá trình tăng thêm
giá trị qua ví dụ về sản cuất sợi.
Các giả định nghiên cứu: trao đổi ngang giá, điều kiện sản xuất thuộc mức trung bình của xã hội.
Giả định sản xuất 10kg sợi cần 10kg bông, giá 10kg bông là 10 đô la. Để biến
số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy
móc là 2 đô la; giá trị sức lao động của người công nhân tạo ra một giá trị là 0.5 đô
la; cuối cùng ta giả định rằng trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian
lao động xã hội cần thiết.
Nếu công nhân lao động 1 ngày 6 giờ đúng bằng thời gian lao động cần thiết thì: Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới 9
- Giá trị của bông được chuyển vào sợi : 10 đô la
- Tiền mua bông : 10 đô la
- Giá trị máy móc được chuyển vào sợi: 2
- Hao mòn máy móc: 2 đô la đô la
- Tiền mua sức lao động : 3 đô la
- Giá trị do lao động của công nhân tạo ra
12 giờ lao động: 3 đô la Tổng cộng : 15 đô la Tổng cộng: 15 đô la
Như vậy không có sinh ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, do đó tiền chưa
được biến thành tư bản.
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao
động của tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động tạo ra cho nhà tư bản là 2
đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến điều đó trước khi mua sức lao động.
nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong ngày. Vậy việc sử dụng sức lao động
đó trong ngày thuộc về tư bản.
Chẳng hạn nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 12 giờ một ngày thì: Chi phí sản xuất
Giá trị sản phẩm mới (20kg sợi)
- Giá trị của bông được chuyển vào sợi : 20 đô la - Tiền mua bông: 20 đô la
- Giá trị máy móc được chuyển vào sợi: 4
- Hao mòn máy móc: 4 đô la đô la
- Tiền mua sức lao động: 3 đô la
- Giá trị do lao động của công nhân tạo ra
12 giờ lao động: 6 đô la Tổng cộng: 27 đô la Tổng cộng: 30 đô la 10
Như vậy toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27
đô la. Công nhân tạo ra một sản phẩm mới (20 kg sợi) có giá trị bằng 20 đô la lớn
hơn giá trị ứng trước là 3 đô la trong 12 giờ lao động. Vậy 27 đô la ứng trươc thành
30 đô la đã đem lại một giá trị thặng dư là 30 đô la. Do đó tiền biến thành tư bản,
phần lớn giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư.
2. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư 2.1
Quan điểm của học thuyết Mác -
Mác viết:"Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao
động biểu hiện trong hàng hoá. Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử
dụng và giá trị lao động vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao
động cụ thể và lao động trừu tuợng. Theo Các Mác, lao động cụ thể là lao động
hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định,
có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng. -
Kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Lao
động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng có nhiều loại. Tất cả các lao
động cụ thể hợp thành hệ thống phân công xã hội ngày càng chi tiết. Lao động
cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện không thể thiếu được trong mọi
điều kiện của xã hội. -
Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là hao phí sức lực của
con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào gọi là lao
động trừu tượng. Lao động bao giờ cũng là hao phí sức óc, sức thần kinh và bắp
thịt của con người. Nhưng bản thân sự lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là
lao động trừu tượng. Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết
khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh
được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể so sánh với nhau được
tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Vì vây lao động trừu
tượng là một phạm trù lịch sử. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. -
Trong nền sản xuất hàng hoá đơn giản, tính chất hai mặt của lao động 11
sản xuất hàng hoá là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao
động xã hội của những người sản xuất hàng hoá. Đó là mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hoá đơn giản. Mâu thuẫn này còn biểu hiên ở lao động cụ thể với
lao động trừu tượng ở giá trị sử dụng với giá trị hàng hoá. "Tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hoá là điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị
học". Nó là sự phát triển vượt bậc so với các học thuyết kinh tế cổ đại.
II.2 Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn chung của công thức tư bản -
Mác và Ănghen cũng là người đầu tiên xây dựng nên lý luận về giá trị
thặng dư một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, lý luận về giá trị thặng dư được xem là
hòn đá tảng to nhất trong toàn bộ học thuyết của Mác. Qua thực tế xã hội tư bản
lúc bấy giờ Mác thấy rằng giai cấp tư bản ngày càng giàu thêm còn giai cấp vô
sản thì ngày càng nghèo khổ và ông đã đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có
hiện tượng này. Cuối cùng ông phát hiện rằng nếu tư bản đưa ra một lượng tiền
T đưa vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thì số tiền thu về lớn hơn số tiền ứng ra. -
Ta gọi là: T' (T' > T) hay T' = T + ΔT. -
C.Mác gọi ΔT là giá trị thặng dư. Ông cũng thấy rằng mục đích của lưu
thông tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sư dụng mà là giá trị.
Mục đích của lưu thông T-H-T' là sự lớn lên của giá tri thặng dư nên sư vận
động T-H-T'là không có giới hạn. Công thức này được Mác gọi là công thức chung của tư bản. -
Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: "Tư bản không thể xuất hiện từ
lưu thông mà cũng không xuất hiện ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong
lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông ". Đây chính là mâu thuẫn
chung của công thức tư bản. -
Để giải quyết mâu thuẫn này Mác đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá
trị hàng hoá- sức lao động. Quá trình sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Vậy quá trình sản xuất ra tư 12
bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. -
Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, nó được tính bằng giá trị
sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư (m) là phần giá trị
mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản
chiếm đoạt. Qua đó chúng ta thấy tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng
cách bóc lột công nhân làm thuê.
3. Bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư
- Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi để tạo nên giá trị thặng dư trong quá trình sản
xuất của các nhà tư bản thì C. Mác đã chia tư bản ra hai bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn
và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản
xuất được C.Mác gọi là tư bản bất biến và gọi là kí hiệu là c.
- Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá
trình sản xuất đã tăng thêm về lượng gọi là tư bản khả biến và kí hiệu là v.
- Như vậy, ta thấy muốn cho tư bản khả biến hoạt động được thì phải có một tư
bản bất biến đã được ứng trước với tỉ lệ tương đương. Và qua sự phân chia ta rút
ra tư bản khả biến tạo ra giá trị thặng dư vì nó dùng để mua sức lao động. Còn tư
bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Từ
đây ta có kết luận: "Giá trị của một hàng hoá của một hàng hoá bằng giá trị tư bản
bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến (Tức là giá trị
thặng dư đã được sản xuất ra). Nó được biểu diễn bằng công thức : Giá trị = c + v + m.
- Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến đã vạch rõ thực
chất bóc lột TBCN, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị
thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo
ra. Nó được biểu diễn một cách ngắn gọn qua quá trình Giá trị = c + v + m. 13
- Giá trị mới do người công nhân tạo ra: v + m.
- Như thế tư bản bỏ ra một lượng tư bản để tạo ra giá trị là c + v. Nhưng giá trị
mà nhà tư bản thu vào là c + v + m. Phần M dôi ra là phần mà tư bản bóc lột của
công nhân. Trên đây chúng ta đã nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư.
- Các phạm trù tỉ xuất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư mà ta
nghiên cứu sau đây sẽ biểu hiện về mặt lượng của sự bóc lột.
- Tỉ xuất giá trị thặng dư là tỉ số giữa hai giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Kí
hiệu của tỉ xuất giá trị thặng dư là m - Ta có: m' = (m.100%):v
- Tỉ suất giá trị thặng dư vạch ra một cách chính xác trình độ bóc lột công
nhân. Thực chất đây là tỉ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần
thiết và thời gian lao động thặng dư. Nó nói lên quy mô bóc lột của tư bản.
4. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, Karl Marx đã có một nhận định có tính chất
dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: “Mục đích thường xuyên của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất
ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết
quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì
đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản
xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức
là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của
mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu”.
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx, chúng ta thấy rõ ít
nhất các vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
- Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào 14
đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều
và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ,
chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
- Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ
cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như
có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không
thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối
phải được thể chế hóa bằng luật và lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các
hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng
pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Ba là, trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu
nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công
bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và điều
tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp
chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột,
cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng
sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
- Bốn là, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được
thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà còn phải bảo vệ những quyền chính đáng của
người lao động lẫn người sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể
mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong
quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế
nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện
nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính 15
đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao
động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều
kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn
thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. III. KẾT LUẬN
- Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất giá
trị thặng dư. sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. C.mac viết “mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm
giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”.
- Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để
bóc lột công nhân làm thuê như “kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động”.
- Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc
trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá. Đồng thời thu
hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng
hiệu quả tất cả các nhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư
- Thế nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải để giảm
nhẹ cường độ lao động mà trái lại còn tăng cường độ lao động cho công nhân.
- Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên,
nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
- Như vậy, quy luật giá trị thặng dư có tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội
tư bản. Một mặt, nó thúc đẩy kỹ thuật, phân công lao động xã hội phát triển làm cho
lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng và nền sản xuất được xã hội hoá cao.
- Mặt khác, quy luật giá trị thặng dư làm cho các mâu thuẫn vốn có của tư bản 16
chủ nghĩa trước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của
sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, quy định xu
huớng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản sẽ phải nhường chỗ cho xã hội mới văn
minh hơn - xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật biểu hiện bản chất của phương thức sản
xuất, phản ánh mục đích và phương hướng của nền sản xuất. Sản xuất giá trị thặng
dư là mục đích của nền sản xuất TBCN, vì mục đích này các nhà tư bản sản xuất bất
kỳ hàng hoá gì để thu được nhiều giá trị thặng dư.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình môn Triết; Giáo trình Triết học Mác-Lenin (sử dụng trong các
trường đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật. 2.
Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (2018), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Lý luận Chính trị. H 3.
C.Mác- Ph. Ănghen: Toàn tập, tập 20, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, 1994, ΗN 4.
VI Lênin: Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1976, M. 5.
Robert B. Ekelund, JR và Robert F. Hébert (2003), Lịch sử các học
thuyết kinh tế, Bản tiếng Việt, Nxb. Thống kê, H. 6.
Tài liệu đọc thêm: được chọn lọc, liệt kê sau mỗi chương trong giáo trình. 7. Website:
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi-truong-dinh- hu
ong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-137544
https://luathoangphi.vn/cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-la-gi/ 8.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t26, phần II, tr 804. 17