Suy thoái kinh tế - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Suy thoái kinh tế - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Suy thoái kinh tế là gì? Nên chọn sản phẩm đầu tư nào an toàn trong thời kỳ suy thoái kinh tế?
Mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải trải qua các chu kỳ của nền kinh tế bao gồm Suy thoái, Đáy, Hồi phục và Đỉnh.
Trong đó thời kỳ suy thoái được coi là giai đoạn sẽ xuất hiện những điều tồi tệ đến với nền kinh tế, chính vì vậy việc phân
bổ tài sản sao cho hợp lý trong thời kỳ suy thoái kinh tế là vô cùng quan trọng.
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Các chuyên gia tuyên
bố suy thoái khi nền kinh tế của một quốc gia có:
+ Tăng trưởng GDP giảm mạnh,
+ Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: Nếu mức thất nghiệp tăng lên sau quyết định giảm lãi suất, điều này cho thấy lãi suất giảm
không thể kích thích doanh nghiệp sản xuất và có thể chỉ ra sự yếu đuối trong hoạt động kinh tế.
+ Doanh số bán lẻ giảm: cho thấy người tiêu dùng đang giảm chi tiêu
+ Tín dụng cạn kiệt: Nếu việc giảm lãi suất không kích thích các hoạt động vay mượn và đầu tư, có thể là dấu hiệu suy
thoái.
+ Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong các ngành chủ chốt
Suy thoái được coi là một phần không thể tránh khỏi của chu kỳ kinh doanh và nó thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế
của một quốc gia.
Chiến lược phân bổ tài sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Với những đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái như đã kể trên, việc đầu tư và kiếm lời của các nhà đầu tư
trên các kênh đầu tư sẽ đều gặp khó khăn. Tuy vậy vẫn có những kênh tài sản trú ẩn hoặc những kênh đầu tư mà vẫn có
thể giúp các nhà đầu tư sinh lời, điều quan trọng là các nhà đầu tư cần phân bổ tài sản của mình vào những kênh đầu tư
đó ra sao và chiến lược giao dịch như thế nào, điều đó lại phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư khác nhau.
Một số dẫn chứng nho nhỏ với 3 cuộc suy thoái điển hình gần đây tại Mỹ như:
Năm 2000 Bong bóng Dotcom bùng nổ. Khi đó, Các công ty internet non trẻ không có lợi nhuận và doanh thu hạn chế đã
lên sàn chứng khoán, thu về lợi nhuận khổng lồ từ các đợt IPO. Giá tăng lên liên tục nhưng cuối cùng lại sụp đổ vào
tháng 3 năm 2000 khi Nasdaq mất tới 70% giá trị đỉnh cao.
Lợi nhuận: Quỹ bất động sản (49,48%), trái phiếu (19,65%) đều hoạt động tốt. Vàng (0,47%) hầu như không thay đổi.
Năm 2001: Bi kịch 11/9
Các cuộc tấn công phối hợp vào thị trường sốc Hoa Kỳ, NYSE và Nasdaq vẫn đóng cửa cho đến ngày 17 tháng 9. Khi mở
cửa trở lại, chỉ số Dow giảm 7%.
Lợi nhuận: Hầu hết tất cả các loại tài sản đều gặp khó khăn, nhưng vàng (3,73%) có lợi nhuận cao nhất.
Năm 2008: Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Lehman Brothers phá sản và bong bóng bất động sản Greenspan sụp đổ và bùng cháy. Đầu cơ quá mức, cho vay thế
chấp dễ dãi và sự gia tăng nhanh chóng của các sản phẩm tài chính phái sinh như hợp đồng hoán đổi nợ xấu góp phần
gây ra vấn đề. Fed có 29 nghìn tỷ USD cam kết cứu trợ trong khi 8,8 triệu việc làm và 19,2 nghìn tỷ USD tài sản hộ gia
đình bị mất.
Lợi nhuận: Một lần nữa, hầu hết tài sản đều bị nghiền nát. Không có gì ngạc nhiên khi tệ nhất là REIT (-63,77%). Vàng
tiếp tục tỏa sáng, tăng hai con số (16,33%).
Nhìn chung, hiệu suất trung bình các tài sản qua 5 cuộc khủng hoảng từ năm 1994 đến 2008 tại Mỹ thì có 2 loại tài sản
thông dụng và có hiệu suất ổn là trái phiếu và vàng. Vì vậy từ những thống kê trên team đưa ra
Dưới đây là 3 kênh tài sản mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc phân bổ tài sản trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái.
Trái phiếu
Lịch sử đã chứng minh rằng việc các nhà đầu tư phân bổ tài sản của mình vào kênh trái phiếu sẽ đem lại nhiều lợi nhuận
hơn so với cổ phiếu hay việc nắm giữ tiền mặt trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Trái phiếu luôn được đánh giá là
tài sản an toàn, ít biến động và ít chịu ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của nền kinh tế hơn so với cổ phiếu, đồng thời, đây vẫn
là kênh đầu tư cho ra mức lợi nhuận ổn định và bền vững. Với tất cả những lý do kể trên, trái phiếu trở thành kênh đầu
tư hàng đầu trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế.
Các kim loại quý hiếm
Các kim loại quý hiếm như là vàng hoặc bạc, thường có xu hướng giữ hoặc gia tăng giá trị trong thời kỳ thị trường trong
đà suy thoái. Nhu cầu đối với những loại hàng hóa này thường tăng trong thời kỳ suy thoái bởi đây được coi là tài sản trú
ẩn an toàn nên giá của chúng cũng thường tăng lên. Các nhà đầu tư có thể thu lợi từ việc tăng giá các kim loại quý hiếm
này, hoặc nếu không thì đây vẫn là kênh đầu tư có thể giúp các nhà đầu tư giảm thiểu hoặc tránh được những tác động
xấu tới nền kinh tế, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao trong giai đoạn suy thoái.
Các cổ phiếu phòng thủ
Trong thời kỳ suy thoái, các nhà đầu tư thường có xu hướng rút tiền ra khỏi kênh đầu tư cổ phiếu, tuy nhiên các chuyên
gia lại cho rằng tốt nhất là không nên tháo chạy hoàn toàn khỏi thị trường cổ phiếu. Lý do được đưa ra là vì trong bất kỳ
chu kỳ nào của nền kinh tế thì sẽ vẫn có một số lĩnh vực tiếp tục phát triển và mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận ổn
định.
Vì vậy, nếu các nhà đầu tư muốn tự bảo vệ mình trong thời kỳ suy thoái nhưng vẫn có khẩu vị muốn phân bổ tài sản một
phần vào chứng khoán thì các ngành mang tính phòng thủ như y tế, hàng tiêu dùng hay tiện ích nên được cân nhắc để
đầu tư. Đây được coi là những cổ phiếu, những ngành phòng thủ bởi vì nó là những ngành không thể thiếu trong đời
sống của người dân bất luận tình hình kinh tế có ra sao. Người dân sẽ vẫn sẽ chi tiêu cho việc chăm sóc y tế, mua sắm
các vật dụng gia đình hay trả tiền điện, nước và thực phẩm. Tình trạng của nền kinh tế sẽ không làm gây ảnh hưởng lớn
tới những lĩnh vực trên bởi đây là những nhu cầu hàng ngày của người dân.
Trên đây là bài viết giới thiệu về chiến lược phân bổ tài sản trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế. DSC mong rằng qua
bài viết này, các nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về các kênh đầu tư khác nhau thường được sử dụng trong
thời kỳ suy thoái, qua đó có những chiến lược phân bổ tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro và kiếm được lợi nhuận dù hoàn
cảnh kinh tế khó khăn.
| 1/2

Preview text:

Suy thoái kinh tế là gì? Nên chọn sản phẩm đầu tư nào an toàn trong thời kỳ suy thoái kinh tế?
Mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải trải qua các chu kỳ của nền kinh tế bao gồm Suy thoái, Đáy, Hồi phục và Đỉnh.
Trong đó thời kỳ suy thoái được coi là giai đoạn sẽ xuất hiện những điều tồi tệ đến với nền kinh tế, chính vì vậy việc phân
bổ tài sản sao cho hợp lý trong thời kỳ suy thoái kinh tế là vô cùng quan trọng. Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Các chuyên gia tuyên
bố suy thoái khi nền kinh tế của một quốc gia có:
+ Tăng trưởng GDP giảm mạnh,
+ Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: Nếu mức thất nghiệp tăng lên sau quyết định giảm lãi suất, điều này cho thấy lãi suất giảm
không thể kích thích doanh nghiệp sản xuất và có thể chỉ ra sự yếu đuối trong hoạt động kinh tế.
+ Doanh số bán lẻ giảm: cho thấy người tiêu dùng đang giảm chi tiêu
+ Tín dụng cạn kiệt: Nếu việc giảm lãi suất không kích thích các hoạt động vay mượn và đầu tư, có thể là dấu hiệu suy thoái.
+ Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong các ngành chủ chốt
Suy thoái được coi là một phần không thể tránh khỏi của chu kỳ kinh doanh và nó thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế của một quốc gia.
Chiến lược phân bổ tài sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Với những đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái như đã kể trên, việc đầu tư và kiếm lời của các nhà đầu tư
trên các kênh đầu tư sẽ đều gặp khó khăn. Tuy vậy vẫn có những kênh tài sản trú ẩn hoặc những kênh đầu tư mà vẫn có
thể giúp các nhà đầu tư sinh lời, điều quan trọng là các nhà đầu tư cần phân bổ tài sản của mình vào những kênh đầu tư
đó ra sao và chiến lược giao dịch như thế nào, điều đó lại phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư khác nhau.
Một số dẫn chứng nho nhỏ với 3 cuộc suy thoái điển hình gần đây tại Mỹ như:
Năm 2000 Bong bóng Dotcom bùng nổ. Khi đó, Các công ty internet non trẻ không có lợi nhuận và doanh thu hạn chế đã
lên sàn chứng khoán, thu về lợi nhuận khổng lồ từ các đợt IPO. Giá tăng lên liên tục nhưng cuối cùng lại sụp đổ vào
tháng 3 năm 2000 khi Nasdaq mất tới 70% giá trị đỉnh cao.
Lợi nhuận: Quỹ bất động sản (49,48%), trái phiếu (19,65%) đều hoạt động tốt. Vàng (0,47%) hầu như không thay đổi. Năm 2001: Bi kịch 11/9
Các cuộc tấn công phối hợp vào thị trường sốc Hoa Kỳ, NYSE và Nasdaq vẫn đóng cửa cho đến ngày 17 tháng 9. Khi mở
cửa trở lại, chỉ số Dow giảm 7%.
Lợi nhuận: Hầu hết tất cả các loại tài sản đều gặp khó khăn, nhưng vàng (3,73%) có lợi nhuận cao nhất.
Năm 2008: Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Lehman Brothers phá sản và bong bóng bất động sản Greenspan sụp đổ và bùng cháy. Đầu cơ quá mức, cho vay thế
chấp dễ dãi và sự gia tăng nhanh chóng của các sản phẩm tài chính phái sinh như hợp đồng hoán đổi nợ xấu góp phần
gây ra vấn đề. Fed có 29 nghìn tỷ USD cam kết cứu trợ trong khi 8,8 triệu việc làm và 19,2 nghìn tỷ USD tài sản hộ gia đình bị mất.
Lợi nhuận: Một lần nữa, hầu hết tài sản đều bị nghiền nát. Không có gì ngạc nhiên khi tệ nhất là REIT (-63,77%). Vàng
tiếp tục tỏa sáng, tăng hai con số (16,33%).
Nhìn chung, hiệu suất trung bình các tài sản qua 5 cuộc khủng hoảng từ năm 1994 đến 2008 tại Mỹ thì có 2 loại tài sản
thông dụng và có hiệu suất ổn là trái phiếu và vàng. Vì vậy từ những thống kê trên team đưa ra
Dưới đây là 3 kênh tài sản mà các nhà đầu tư có thể cân nhắc phân bổ tài sản trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Trái phiếu
Lịch sử đã chứng minh rằng việc các nhà đầu tư phân bổ tài sản của mình vào kênh trái phiếu sẽ đem lại nhiều lợi nhuận
hơn so với cổ phiếu hay việc nắm giữ tiền mặt trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Trái phiếu luôn được đánh giá là
tài sản an toàn, ít biến động và ít chịu ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của nền kinh tế hơn so với cổ phiếu, đồng thời, đây vẫn
là kênh đầu tư cho ra mức lợi nhuận ổn định và bền vững. Với tất cả những lý do kể trên, trái phiếu trở thành kênh đầu
tư hàng đầu trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Các kim loại quý hiếm
Các kim loại quý hiếm như là vàng hoặc bạc, thường có xu hướng giữ hoặc gia tăng giá trị trong thời kỳ thị trường trong
đà suy thoái. Nhu cầu đối với những loại hàng hóa này thường tăng trong thời kỳ suy thoái bởi đây được coi là tài sản trú
ẩn an toàn nên giá của chúng cũng thường tăng lên. Các nhà đầu tư có thể thu lợi từ việc tăng giá các kim loại quý hiếm
này, hoặc nếu không thì đây vẫn là kênh đầu tư có thể giúp các nhà đầu tư giảm thiểu hoặc tránh được những tác động
xấu tới nền kinh tế, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao trong giai đoạn suy thoái. Các cổ phiếu phòng thủ
Trong thời kỳ suy thoái, các nhà đầu tư thường có xu hướng rút tiền ra khỏi kênh đầu tư cổ phiếu, tuy nhiên các chuyên
gia lại cho rằng tốt nhất là không nên tháo chạy hoàn toàn khỏi thị trường cổ phiếu. Lý do được đưa ra là vì trong bất kỳ
chu kỳ nào của nền kinh tế thì sẽ vẫn có một số lĩnh vực tiếp tục phát triển và mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận ổn định.
Vì vậy, nếu các nhà đầu tư muốn tự bảo vệ mình trong thời kỳ suy thoái nhưng vẫn có khẩu vị muốn phân bổ tài sản một
phần vào chứng khoán thì các ngành mang tính phòng thủ như y tế, hàng tiêu dùng hay tiện ích nên được cân nhắc để
đầu tư. Đây được coi là những cổ phiếu, những ngành phòng thủ bởi vì nó là những ngành không thể thiếu trong đời
sống của người dân bất luận tình hình kinh tế có ra sao. Người dân sẽ vẫn sẽ chi tiêu cho việc chăm sóc y tế, mua sắm
các vật dụng gia đình hay trả tiền điện, nước và thực phẩm. Tình trạng của nền kinh tế sẽ không làm gây ảnh hưởng lớn
tới những lĩnh vực trên bởi đây là những nhu cầu hàng ngày của người dân.
Trên đây là bài viết giới thiệu về chiến lược phân bổ tài sản trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế. DSC mong rằng qua
bài viết này, các nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về các kênh đầu tư khác nhau thường được sử dụng trong
thời kỳ suy thoái, qua đó có những chiến lược phân bổ tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro và kiếm được lợi nhuận dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn.