-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tác động của độc quyền trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác động của độc quyền - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002) 51 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Tác động của độc quyền trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác động của độc quyền - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002) 51 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC QUYỀN TRONG NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
* Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế
Tác động của độc quyền, dù ở trình độ độc quyền tư nhân hay độc quyền nhà
nước, thể hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực.
- Tác động tích cực:
• Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn,
độc quyển tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ
thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất
tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất → nâng cao được
năng lực cạnh tranh trong boạt động sản xuất kinh doanh.
• Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về
tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng
tâm, mũi nhọn → thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất
tập trung, quy mô lớn, hiện đại.
V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành
độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể nền sản
xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”.
- Tác động tiêu cực:
• Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt
hại cho người tiêu đùng và xã hội.
Với sự thống trị của độc quyển và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao,
mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chỉ
phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá,
mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi
không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa... → tạo ra sự cung cầu giả tạo
về hàng hóa, gây thiệt bại cho người tiêu dùng và xã hội.
Ví dụ : Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào
họ muốn. Đó gọi là ấn định giá. Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người
dùng vì họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác. Điều này đặc biệt
đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và dịch vụ. Đó là khi mọi người
không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho người tiêu dùng). Xăng là một ví dụ .
Một số lái xe có thể chuyển sang phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp,
nhưng hầu hết không thể. (phần này nói miệng)
• Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu,
phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt
động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền
của chúng không có nguy cơ bị lung lay mặc dù có khả năng nghiên cứu,
phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không
thích thực hiện các công việc đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự
tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
• Khi độc quyền nhà nước bị chỉ phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi
độc quyền tư nhân chỉ phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện
tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền
cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực
chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi
ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi
phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ
chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Giải thích định nghĩa:
- Cạnh tranh hoàn hảo là một thị trường lý tưởng, có nhiều tiềm năng phát
triển bởi có rất nhiều người mua và người bán và họ đều có những thông tin
đầy đủ, cân xứng. Những người này hoạt động độc lập trên thị trường và
không có sự tác động về giá của hàng hóa, dịch vụ. Cạnh tranh hoàn hảo về lý
thuyết đối lập với cạnh tranh độc quyền bởi người mua và người bán có thể
nắm được giá cả mà họ có thể mua – bán từ đó giúp hạn chế nguy cơ hình
thành các thế mạnh thị trường, điều này đảm bảo thị trường không bị một
doanh nghiệp nào chi phối thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả, đảm đảo việc cạnh tranh công bằng.
→ Cạnh tranh không hoàn hảo là một dạng cạnh tranh trong các thị trường
khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh
tranh hoàn hảo không được thỏa mãn.
- Lợi ích của độc quyền:
+Tiết kiệm chi phí nhờ quy mô sản xuất lớn.
+ Khả năng chi phí thấp hơn nhờ có nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn.
+Khả năng tạo phát minh và sản phẩm mới.
→ Tạo ra nhiều lợi nhuận độc quyền: (monopoly profit) là lợi nhuận dài hạn
trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được.
(mong muốn lớn nhất đổi
với các nhà sản xuất).