Tác động của lũ quét và sạt lỡ đất tại Làng Nủ | Học viện Hành chính Quốc gia

Thôn Làng Nủ nằm trong khu vực phân bố các đá phức hệ Ngòi Chi, hệ tầng núi Con Voi và có một đứt gãy cắt qua. Điều kiện địa hình, địa chất và tính chất đất đá như vậy đã phát sinh trượt quy mô lớn khi có mưa quá lớn. Thời điểm phát sinh trượt lớn, đất đá của cả một ngọn núi đổ xuống tạo thành đập chắn ngang dòng suối. Từ khoảng 23h ngày 8/9 đến 1h ngày 9/9, với lượng mưa kéo dài liên tục ở đây đạt tới 230-260 mm, trong khoảng 18 giờ đồng hồ. Tiếp đó, lượng mưa từ 60-90mm trong hơn 10 giờ tiếp theo đã tạo thành một hồ nước tự nhiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Trường:

Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tác động của lũ quét và sạt lỡ đất tại Làng Nủ | Học viện Hành chính Quốc gia

Thôn Làng Nủ nằm trong khu vực phân bố các đá phức hệ Ngòi Chi, hệ tầng núi Con Voi và có một đứt gãy cắt qua. Điều kiện địa hình, địa chất và tính chất đất đá như vậy đã phát sinh trượt quy mô lớn khi có mưa quá lớn. Thời điểm phát sinh trượt lớn, đất đá của cả một ngọn núi đổ xuống tạo thành đập chắn ngang dòng suối. Từ khoảng 23h ngày 8/9 đến 1h ngày 9/9, với lượng mưa kéo dài liên tục ở đây đạt tới 230-260 mm, trong khoảng 18 giờ đồng hồ. Tiếp đó, lượng mưa từ 60-90mm trong hơn 10 giờ tiếp theo đã tạo thành một hồ nước tự nhiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

5 3 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|5073087 6
TÁC ĐỘNG CỦA LŨ QUÉT VÀ SẠT LỠ ĐẤT TẠI LÀNG NỦ, BẢO YÊN,
LÀO CAI: ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Cao Thị Mỹ
1
. Nguyễn Thị Huyền Linh
1
. Trần Thị Nhật Linh
2
. Nguyễn Hữu Hùng
2
1
Phân hiệu Học viện Hành Chính Quốc Gia tại tỉnh Quảng Nam
2
Nhóm học phần Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - Lớp Thanh tra 1
Tóm tắt: Thôn Làng Nủ nằm trong khu vực phân bố các đá phức hệ Ngòi Chi, hệ tầng núi Con
Voi và có một đứt gãy cắt qua. Điều kiện địa hình, địa chất và tính chất đất đá như vậy đã phát
sinh trượt quy mô lớn khi có mưa quá lớn. Thời điểm phát sinh trượt lớn, đất đá của cả một ngọn
núi đổ xuống tạo thành đập chắn ngang dòng suối. Từ khoảng 23h ngày 8/9 đến 1h ngày 9/9, với
lượng mưa kéo dài liên tục ở đây đạt tới 230-260 mm, trong khoảng 18 giờ đồng hồ. Tiếp đó,
lượng mưa từ 60-90mm trong hơn 10 giờ tiếp theo đã tạo thành một hồ nước tự nhiên.
Theo người dân tại hiện trường, lũ quét xảy ra lúc 6h ngày 10/9, như vậy đập chắn tự nhiên do
đất đá sạt trượt từ núi Con Voi đã tạo ra một hồ chứa hàng trăm nghìn lít nước và hàng trăm tấn
bùn đất đã bị vỡ sau hơn 1 ngày tích nước, gây nên một trong những thảm hỏa về sạt lở đất và lũ
quét thảm khốc nhất từ trước tới nay ở nước ta.
Từ khóa: đứt gãy, lũ quét, sạt lỡ đất.
Đặt vấn đề: Cựu chiến binh Hoàng Văn Hòa, 68 tuổi, từng giữ chức trưởng thôn từ năm 2003
đến năm 2015, cho biết cụm từ “sạt lở núi, lũ quét” đã được ông và địa phương đưa vào phần ghi
nhớ trong sổ tay từ rất lâu rồi. Ông Hòa nói “năm 2008 có một lần như thế rồi, lũ ập xuống cuốn
trôi một ngôi nhà, không có thiệt hại về người, tới 16 năm sau thì lũ lại đến và lần này thì gây
thiệt hại quá nặng”. Vậy nguyện nhân và giải pháp nào phải đề ra sắp tới để khắc phục hậu quả
tại Làng Nủ? Bài báo này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên.
Đánh giá nguyên nhân
Theo các chuyên gia, khi mưa lớn kéo dài, đất trong núi no nước thì liên kết đất, đá và rễ cây trở
nên yếu ớt, đất đá mềm nhão, kết hợp với sự mất chân của núi đồi,… đã dẫn tới sạt lở. Nguyên
nhân gây nên thảm họa sạt lở cũng được xác định sau khi các chuyên gia thực địa tại thôn Làng
Nủ là lũ bùn đá.
lOMoARcPSD|5073087 6
Lũ bùn đá là một trong số hàng loạt thiên tai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con
người. Lũ bùn đá có cả đất, đá và nước. Khi có trượt lở đất đá, nếu có độ chênh lệch về độ cao và
mưa tích lũy thì sẽ tạo dòng chảy. Trong dòng chảy đó có đá ở phía trên, dòng nước chảy phía
dưới, tạo ra sự va chạm rất lớn. Trên đường đi của dòng lũ, bùn lẫn đá dịch chuyển sẽ phá hủy
nhà cửa và các công trình nằm trong dòng chảy của nó.
Lũ bùn thường xảy ra khi có mưa lớn hoặc mưa dài ngày tại nơi có địa hình dốc (chữ V) và đất bề
mặt rời rạc. Các tham số quan trọng để tạo xác định xảy ra một trận lũ bùn đá gồm: cấu trúc của
bề mặt đất thể hiện qua các đặc trưng hình thái lưu vực như diện tích, chiều dài, chiều rộng, độ
dốc, mật độ sông, suối, hình dạng lưu vực..
Theo phân tích trận lũ sáng ngày 10/9 tại thôn Làng Nủ có vị trí phát sinh trượt lở là núi Con Voi.
Các vật liệu tạo dòng chảy chủ yếu là gneiss biotit, đá phiến thạch anh biotit, thấu kính đá hoa.
Vùng phát sinh trượt trên đỉnh núi Con Voi có cao độ 774 m, vùng ảnh hưởng dưới cùng (thôn
Làng Nủ, là vùng lắng đọng bùn đá) có cao độ 160 - 200 m. Chiều dài dòng lũ bùn đá (từ đỉnh
núi Con Voi xuống thôn Làng Nủ) là 3,6 km. Diện tích ảnh hưởng của dòng lũ bùn đá là khoảng
38 ha.
Theo các chuyên gia nhận định, tại khu vực xã Bảo Khánh, vào lúc 5 giờ sáng 9/9 đã có mưa rất
lớn, đạt mức 57 mm trong 1 giờ. Với cường độ mưa này, tình trạng trượt lở đất đá đã có thể xảy
ra từ ngày 9/9. Lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500 mm. Như vậy, nhiều khả năng ở khu vực đỉnh
núi Con Voi đã phát sinh trượt lở ban đầu (phần thứ nhất) từ ngày 9/9. Nhưng ngày 9/9, người
dân ở thôn Làng Nủ chưa ai cảm nhận được sẽ có lũ bùn đá để kịp di dời.
Hậu quả sau vụ sạt lở tính từ sáng ngày 10/9 đến nay tại thôn Làng Nủ, có 33 nóc nhà bị chôn
vùi, tổng số nạn nhân tử vong và mất tích là 67 người, trong đó số người mất tích là 8 người, lực
lượng chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
Đề xuất giải pháp
Để giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, cần triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế
đa dạng. Trước tiên, các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề cần được hỗ trợ tài chính để khôi phục
hoạt động sinh kế cơ bản. Cụ thể, Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết
định 984/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai. Theo đó,
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân
sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời
lOMoARcPSD|5073087 6
sống người dân. Sự hỗ trợ này đã giúp người dân nhanh chóng tái thiết nhà cửa và mua sắm các
vật tư thiết yếu, từ đó ổn định cuộc sống một cách hiệu quả.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc tổ chức các khóa đào tạo nghề sẽ cung cấp kĩ năng mới cho
người dân, đặc biệt là những người mất thu nhập từ nông nghiệp. Một ví dụ tiêu biểu là các dự án
do Oxfam và World Vision đã thực hiên trước đây, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp và khôi phục sinh š
kế cho hàng ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Dự án này không chỉ cung cấp
các khóa đào tạo về may mặc và dịch vụ mà còn hỗ trợ kỹ thuật canh tác và chăn nuôi để người
dân có thể bắt đầu cuộc sống mới. Tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam, chương trình nói trên đã
giúp hàng trăm người dân chuyển sang các ngành nghề mới như may mặc và dịch vụ, nhờ vào sự
hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương. Các mô hình này cho thấy việc
đào tạo nghề có thể giúp người dân sớm tìm kiếm việc làm và ổn định kinh tế.
Bên cạnh đó, việc phát triển các mô hình sinh kế bền vững cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc phục hồi lâu dài. Cung cấp hướng dẫn về kỹ thuật nông nghiệp bền vững như canh tác hữu
cơ là một giải pháp dài hạn để tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai. Các mô hình này có
thể được áp dụng tại Làng Nủ để cải thiện năng suất và độ bền vững của hoạt động nông nghiệp.
Đồng thời, việc tăng cường năng lực cộng đồng và ứng phó với thiên tai là cần thiết để giảm
thiểu thiệt hại trong tương lai. Các khóa tập huấn về quản lý thiên tai và diễn tập ứng phó khẩn
cấp giúp cộng đồng chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng sẽ giúp chia sẻ thông tin và tài nguyên trong các tình
huống khẩn cấp. Các mô hình mạng lưới cộng đồng đã chứng minh hiệu quả ở nhiều khu vực
khác nhau, như chương trình "Làng an toàn" ở những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ.
Chương trình "Làng an toàn" và các sáng kiến tương tự giúp nâng cao khả năng chống chịu của
cộng đồng ở các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, tạo nên môi trường sống an
toàn và bền vững hơn cho người dân. Đây cũng là nơi người dân hỗ trợ lẫn nhau trong các tình
huống thiên tai. Mô hình này có thể được áp dụng tại Làng Nủ để tăng cường sự đoàn kết và hỗ
trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
Việc triển khai các giải pháp này sẽ không chỉ giúp người dân Làng Nủ nhanh chóng khôi phục
sinh kế mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để họ đối phó với những thách thức trong tương lai.
Sự kết hợp giữa hỗ trợ khẩn cấp và các chương trình phát triển bền vững là chìa khóa để giúp
cộng đồng phục hồi và phát triển lâu dài sau cơn bão lũ.
| 1/3

Preview text:

lOMoARcPSD|50730876
TÁC ĐỘNG CỦA LŨ QUÉT VÀ SẠT LỠ ĐẤT TẠI LÀNG NỦ, BẢO YÊN,
LÀO CAI: ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Cao Thị Mỹ1 . Nguyễn Thị Huyền Linh1 . Trần Thị Nhật Linh2 . Nguyễn Hữu Hùng2
1Phân hiệu Học viện Hành Chính Quốc Gia tại tỉnh Quảng Nam
2Nhóm học phần Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - Lớp Thanh tra 1
Tóm tắt: Thôn Làng Nủ nằm trong khu vực phân bố các đá phức hệ Ngòi Chi, hệ tầng núi Con
Voi và có một đứt gãy cắt qua. Điều kiện địa hình, địa chất và tính chất đất đá như vậy đã phát
sinh trượt quy mô lớn khi có mưa quá lớn. Thời điểm phát sinh trượt lớn, đất đá của cả một ngọn
núi đổ xuống tạo thành đập chắn ngang dòng suối. Từ khoảng 23h ngày 8/9 đến 1h ngày 9/9, với
lượng mưa kéo dài liên tục ở đây đạt tới 230-260 mm, trong khoảng 18 giờ đồng hồ. Tiếp đó,
lượng mưa từ 60-90mm trong hơn 10 giờ tiếp theo đã tạo thành một hồ nước tự nhiên.
Theo người dân tại hiện trường, lũ quét xảy ra lúc 6h ngày 10/9, như vậy đập chắn tự nhiên do
đất đá sạt trượt từ núi Con Voi đã tạo ra một hồ chứa hàng trăm nghìn lít nước và hàng trăm tấn
bùn đất đã bị vỡ sau hơn 1 ngày tích nước, gây nên một trong những thảm hỏa về sạt lở đất và lũ
quét thảm khốc nhất từ trước tới nay ở nước ta.
Từ khóa: đứt gãy, lũ quét, sạt lỡ đất.
Đặt vấn đề: Cựu chiến binh Hoàng Văn Hòa, 68 tuổi, từng giữ chức trưởng thôn từ năm 2003
đến năm 2015, cho biết cụm từ “sạt lở núi, lũ quét” đã được ông và địa phương đưa vào phần ghi
nhớ trong sổ tay từ rất lâu rồi. Ông Hòa nói “năm 2008 có một lần như thế rồi, lũ ập xuống cuốn
trôi một ngôi nhà, không có thiệt hại về người, tới 16 năm sau thì lũ lại đến và lần này thì gây
thiệt hại quá nặng”. Vậy nguyện nhân và giải pháp nào phải đề ra sắp tới để khắc phục hậu quả
tại Làng Nủ? Bài báo này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên.
Đánh giá nguyên nhân
Theo các chuyên gia, khi mưa lớn kéo dài, đất trong núi no nước thì liên kết đất, đá và rễ cây trở
nên yếu ớt, đất đá mềm nhão, kết hợp với sự mất chân của núi đồi,… đã dẫn tới sạt lở. Nguyên
nhân gây nên thảm họa sạt lở cũng được xác định sau khi các chuyên gia thực địa tại thôn Làng Nủ là lũ bùn đá. lOMoARcPSD|50730876
Lũ bùn đá là một trong số hàng loạt thiên tai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con
người. Lũ bùn đá có cả đất, đá và nước. Khi có trượt lở đất đá, nếu có độ chênh lệch về độ cao và
mưa tích lũy thì sẽ tạo dòng chảy. Trong dòng chảy đó có đá ở phía trên, dòng nước chảy phía
dưới, tạo ra sự va chạm rất lớn. Trên đường đi của dòng lũ, bùn lẫn đá dịch chuyển sẽ phá hủy
nhà cửa và các công trình nằm trong dòng chảy của nó.
Lũ bùn thường xảy ra khi có mưa lớn hoặc mưa dài ngày tại nơi có địa hình dốc (chữ V) và đất bề
mặt rời rạc. Các tham số quan trọng để tạo xác định xảy ra một trận lũ bùn đá gồm: cấu trúc của
bề mặt đất thể hiện qua các đặc trưng hình thái lưu vực như diện tích, chiều dài, chiều rộng, độ
dốc, mật độ sông, suối, hình dạng lưu vực..
Theo phân tích trận lũ sáng ngày 10/9 tại thôn Làng Nủ có vị trí phát sinh trượt lở là núi Con Voi.
Các vật liệu tạo dòng chảy chủ yếu là gneiss biotit, đá phiến thạch anh biotit, thấu kính đá hoa.
Vùng phát sinh trượt trên đỉnh núi Con Voi có cao độ 774 m, vùng ảnh hưởng dưới cùng (thôn
Làng Nủ, là vùng lắng đọng bùn đá) có cao độ 160 - 200 m. Chiều dài dòng lũ bùn đá (từ đỉnh
núi Con Voi xuống thôn Làng Nủ) là 3,6 km. Diện tích ảnh hưởng của dòng lũ bùn đá là khoảng 38 ha.
Theo các chuyên gia nhận định, tại khu vực xã Bảo Khánh, vào lúc 5 giờ sáng 9/9 đã có mưa rất
lớn, đạt mức 57 mm trong 1 giờ. Với cường độ mưa này, tình trạng trượt lở đất đá đã có thể xảy
ra từ ngày 9/9. Lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500 mm. Như vậy, nhiều khả năng ở khu vực đỉnh
núi Con Voi đã phát sinh trượt lở ban đầu (phần thứ nhất) từ ngày 9/9. Nhưng ngày 9/9, người
dân ở thôn Làng Nủ chưa ai cảm nhận được sẽ có lũ bùn đá để kịp di dời.
Hậu quả sau vụ sạt lở tính từ sáng ngày 10/9 đến nay tại thôn Làng Nủ, có 33 nóc nhà bị chôn
vùi, tổng số nạn nhân tử vong và mất tích là 67 người, trong đó số người mất tích là 8 người, lực
lượng chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
Đề xuất giải pháp
Để giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, cần triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế
đa dạng. Trước tiên, các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề cần được hỗ trợ tài chính để khôi phục
hoạt động sinh kế cơ bản. Cụ thể, Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết
định 984/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai. Theo đó,
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân
sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời lOMoARcPSD|50730876
sống người dân. Sự hỗ trợ này đã giúp người dân nhanh chóng tái thiết nhà cửa và mua sắm các
vật tư thiết yếu, từ đó ổn định cuộc sống một cách hiệu quả.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc tổ chức các khóa đào tạo nghề sẽ cung cấp kĩ năng mới cho
người dân, đặc biệt là những người mất thu nhập từ nông nghiệp. Một ví dụ tiêu biểu là các dự án
do Oxfam và World Vision đã thực hiên trước đây, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp và khôi phục sinh ̣
kế cho hàng ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Dự án này không chỉ cung cấp
các khóa đào tạo về may mặc và dịch vụ mà còn hỗ trợ kỹ thuật canh tác và chăn nuôi để người
dân có thể bắt đầu cuộc sống mới. Tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam, chương trình nói trên đã
giúp hàng trăm người dân chuyển sang các ngành nghề mới như may mặc và dịch vụ, nhờ vào sự
hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương. Các mô hình này cho thấy việc
đào tạo nghề có thể giúp người dân sớm tìm kiếm việc làm và ổn định kinh tế.
Bên cạnh đó, việc phát triển các mô hình sinh kế bền vững cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc phục hồi lâu dài. Cung cấp hướng dẫn về kỹ thuật nông nghiệp bền vững như canh tác hữu
cơ là một giải pháp dài hạn để tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai. Các mô hình này có
thể được áp dụng tại Làng Nủ để cải thiện năng suất và độ bền vững của hoạt động nông nghiệp.
Đồng thời, việc tăng cường năng lực cộng đồng và ứng phó với thiên tai là cần thiết để giảm
thiểu thiệt hại trong tương lai. Các khóa tập huấn về quản lý thiên tai và diễn tập ứng phó khẩn
cấp giúp cộng đồng chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng sẽ giúp chia sẻ thông tin và tài nguyên trong các tình
huống khẩn cấp. Các mô hình mạng lưới cộng đồng đã chứng minh hiệu quả ở nhiều khu vực
khác nhau, như chương trình "Làng an toàn" ở những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ.
Chương trình "Làng an toàn" và các sáng kiến tương tự giúp nâng cao khả năng chống chịu của
cộng đồng ở các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, tạo nên môi trường sống an
toàn và bền vững hơn cho người dân. Đây cũng là nơi người dân hỗ trợ lẫn nhau trong các tình
huống thiên tai. Mô hình này có thể được áp dụng tại Làng Nủ để tăng cường sự đoàn kết và hỗ
trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
Việc triển khai các giải pháp này sẽ không chỉ giúp người dân Làng Nủ nhanh chóng khôi phục
sinh kế mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để họ đối phó với những thách thức trong tương lai.
Sự kết hợp giữa hỗ trợ khẩn cấp và các chương trình phát triển bền vững là chìa khóa để giúp
cộng đồng phục hồi và phát triển lâu dài sau cơn bão lũ.