Tác động đến việc thực hiện pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật học phần Xã hội học pháp luật
Tác động đến việc thực hiện pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
- Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội
ở từng giai đoạn phát triển nhất định, bao gồm hệ thống pháp luật, ý thức pháp
luật, văn hóa pháp luật,...
- Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh
hành trong trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật
và sự đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi pháp lí thực tiễn. Vai trò:
• Tác động đến hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể hiện ở các góc độ
• Tác động đến việc thực hiện pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật.
• Tác động đến việc hoạt động áp dụng pháp luật
• Tác động đối vưới dân chủ và quyền con người
• Tác động đối với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
• Tác động đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa
Đối với việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng thì ý thức
pháp luật biểu hiện ở việc: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
về phòng chống tham nhũng còn hình thức, mang nặng tính chất
phong trào, cách thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục nhìn chung
còn thiếu phù hợp, vì vậy, tác dụng, hiệu quả nâng cao nhận thức của
các đối tượng trong xã hội còn thấp. Trên thực tế, hoạt động này
chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, sâu rộng về nhận thức và
ý thức trách nhiệm với việc phòng, chống tham nhũng trong quần
chúng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, trong khi đây là một
trong những yếu tố cốt yếu bảo đảm thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng.
- Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh
từ tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật.
Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá
trình thực hiện pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp
luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở, nền tảng,
khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật,
có định hướng đúng đắn. Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng
bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.
Mặc dù từ ngàn đời xưa, quan liêu tham nhũng là những hiện tưọng mà ai cũng
lên án những trong tâm lí xã hội của người án đông nói chung và người Việt
Nam nói riêng có rất nhiều khía cạnh khiến cho tệ nạn tham nhũng mà biểu
hiện tập trung nhất là nạn quà cáp được coi là một nét văn hóa của người Việt
Nam. Mỗi khi gặp gỡ, nhờ vả trong dân gian cũng như trong hoạt động quan
trường thì quà cáp đường như là điều đương nhiên và được dễ dàng chấp nhận.
Tập quán "miếng trầu là đầu câu chuyện" đến nay vẫn tồn tại và bị lợi dụng
thành nơi mua bán, hối lộ; rồi đạo lí "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", hoa thơm mọi
người cùng hưởng nhất là chuyện ơn nghĩa, không chỉ là "nhớ ơn", "biết ơn"
mà phải "đền ơn", "đáp nghĩa". Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có đến
41% số người được khảo sát được hỏi cho rằng đưa quà cáp chỉ là "món quà
nhỏ" cám ơn người đã giúp mình giải quyết công việc. Thậm chí có quan niệm
"đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".
Thêm vào đó, truyền thống nhân ái "đóng cửa bảo nhau", "đánh kẻ chạy đi
không đánh kẻ chạy lại" đã bị lợi dụng để biện minh cho việc bao che, thủ tiêu
đấu tranh đối với những kẻ tội phạm cũng là ảnh hưởng không tốt đến cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định
tới hoạt động thực hiện pháp luật. Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng
pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi
pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó
khó có thẻ dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.
Tình trạng thờ ơ trước pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số người tác
động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn còn tồn
tại tình trạng không tuân thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật. Điều này
không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà còn có tác động không
nhỏ tới xã hội cộng đồng.