Tác hại và đề xuất giải pháp 2191935 Thái Thục Uyên - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tác hại và đề xuất giải pháp 2191935 Thái Thục Uyên - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP VỀ NHÀ
ĐỀ TÀI: CHỌN 1 LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP/ NÊU LÊN TÁC HẠI CỦA
CHẤT THẢI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Tên: Thái Thục Uyên
Môn Học: Con Người Và Môi Trường MSSV: 2191935 Lớp: 0300_Thứ 4_Ca3
Nhóm 5: Vẽ quy trình sản xuất giày da
Dệt may là ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế với 13%-14% tổng giá trị xuất khẩu,
tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Tuy nhiên, ngành dệt may đang đối mặt với nhiều
thách thức về môi trường khi là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, nước và xả thải ra môi
trường. Cũng chính vì những nổi lo , tôi muốn chọn đề tài ngành dệt may để nói lên
những tác hại mà nó gây ra cũng như là những đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Ô nhiễm nước
Thông thường để tạo ra 1kg sợi, cần tới 200 lít nước. Có nhu cầu sử dụng nhiều nước
trong quá trình sản xuất sợi bao gồm, giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu, và sau đó là làm
sạch sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, bản thân cây bông (cotton) cũng ngốn tới 19.000 lít
nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất một chiếc áo phông.
Lượng lớn nước được sử dụng và thải ra trong quá trình sản xuất là nguyên nhân làm
nhiễm độc cho sinh vật sống trong nước ngay từ nguồn, bao gồm các hóa chất hữu cơ độc
hại, các anion độc hại, muối, kim loại ion, các phức hợp kim loại, các bioxit, và các chất hoạt tính bề mặt.
Các chất hoạt tính bề mặt và các hợp chất như chất tẩy rửa, chất phân tán, và chất nhũ
hóa được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất đồ may mặc và gây
ra nhiều sự sủi bọt và độc tố thải ra nước. Ô nhiễm không khí
Các khí phát thải trong ngành dệt may được xem là vấn đề ô nhiễm thứ 2 bên trong ngành
này, chỉ sau nước thải.
Nói chung có ít dữ liệu về khí thải trong ngành dệt may do khó lấy mẫu, kiểm nghiệm và
lượng hóa mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm kiểu này là
khá phổ biến do các cộng đồng dân cư sống hoặc làm việc gần các nhà máy dệt may có
thể cảm nhận được tác động từ ngành này lên không khí.
Các nhân tố gây ô nhiễm không khí trong ngành này bao gồm: Nitrous oxide và sulphur
dioxide tạo ra trong giai đoạn tạo năng lượng; Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tạo
ra trong quá trình phủ, làm khô, xử lý nước thải; Các hạt tạp sản sinh ra trong hoạt động
xử lý cotton; Hơi Alinin, chlorine và chlorine dioxide... được sinh ra trong quá trình nhuộm và tẩy...
Ô nhiễm chất thải rắn
Ngành dệt may cũng tạo ra nhiều chất thải rắn lấp đầy các hố chôn rác và các khối nước,
gây ra các vấn đề nữa về môi trường. Trên toàn cầu, mỗi năm khỏng 90 triệu mặt hàng
may mặc được tống xuống các bãi chôn rác.
Một số chất rắn gây ô nhiễm phổ biến của ngành may mặc bao gồm các xơ vải, sợi thừa,
sáp, kim loại phế thải, giẻ dính dầu mỡ
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở nước ta có quy mô vừa và
nhỏ nên thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất, bán sản phẩm của mình và phản ứng rất
thụ động đối với công tác quản lý hóa chất. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm
đến công tác này sau khi có sự cố xảy ra hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong
sản xuất ở doanh nghiệp. Giải pháp:
Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết cũng đều có rào cản về
môi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ
lực cải thiện không chỉ về chất lượng sản phẩm mà cả quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng khí thải đang
gây ô nhiễm môi trường, càng đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần phải cải tiến công
nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu sử dụng năng lượng để phù hợp với môi
trường kinh doanh toàn cầu.
Đồng thời, để nâng cao năng lực sản xuất và giảm thiểu chất thải, tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên, ngành dệt may cần triển khai mạnh hơn việc áp dụng các giải pháp sản xuất
sạch hơn, nhằm thay đổi mô hình sản xuất theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sử dụng các
công nghệ quy trình sản xuất sạch, từng bước thực hiện nghiêm các giải pháp quản lý môi trường.
Song đó, các doanh nghiệp cho rằng cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa các cơ sở dệt
nhuộm làng nghề. Vì các cơ sở này chủ yếu có quy mô hoạt động sản xuất nhỏ, lạc hậu,
không đồng bộ, phát triển tự phát chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường, không có hệ
thống xử lý nước thải bài bản do chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cao.
Trong khi đó, nhiều chủ cơ sở và người làm chưa hiểu hết được về tác hại của nước thải
dệt nhuộm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Các doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng những loại vải tái chế Tài liệu tham khảo:
https://www.thiennhien.net/2019/09/19/noi-lo-o-nhiem-tu-nganh-det-may/
https://kinhtedothi.vn/noi-lo-o-nhiem-tu-nganh-det-may.html