Tài chính tiền tệ: Tác động của FED đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tài chính tiền tệ: Tác động của FED đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ:
Tác động của FED đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. I.TÌM HIỂU VỀ FED 1.FED là ai?
FED viết tắt là Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng Trung ương của Mỹ, được
thành lập từ ngày 23/12/1913 đến nay. Gồm có 7 thành viên và nhiệm kỳ 14 năm,
12 ngân hàng dự trưc liên bang khu vực được đặt ở các thành phố lớn. FED là nơi
đưa ra những quyết định quan trọng về các chính sách tiền tệ cũng như thực hiện
các nghiệp vụ trên thị trường liên bang. FED được kí kết nhằm duy trì chính sách
tiền tệ linh hoạt ổn định và an toàn cho nước Mỹ. Bên cạnh đó, FED hoàn toàn độc
lập, không bị phụ thuộc hay bị tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ, là tổ chức duy nhất
trên TG được phép in tiền USD (đô la Mỹ)
FED có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh
chính sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ được tác động
đến thị trường và Nhà đầu tư.
2.Chức năng và nhiệm vụ của FED
Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho người
dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất phù hợp cho dài hạn.
Giám sát tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống an toàn tài chính,
quyền tín dụng của người dân một cách vững vàng.
Duy trì ổn định nền kinh tế, kiểm soát rủi ro hệ thống có khả năng phát sinh
trên thị trường tài chính.
Bình ổn giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Cung cấp dịch vụ tài chínhc ho các tổ chưucs ngước ngoài, tổ chức quản lý
tài sản có giá trị và chính phủ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, FED cũng đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả Quốc gia.
II.NHỮNG HOẠT ĐỘNG TĂNG GIẢM LÃI SUẤT CỦA FED
1. FED TĂNG LÃI SUẤT
Ngày 4/5/2022 vừa qua, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lên 0,5%,
đây là lần tăng lãi suất cao nhất trong hơn 20 năm qua. Lần tăng này đã tác động
lớn đến thị trường chứng khoán, gây biến động về giá của nền kinh tế Thế giới.
Mục đích của việc tăng lãi suất
1.1Nhằm kiềm chế lạm phát
Tháng 3/2022, theo Vnexpres, giá tiêu dùng tại Mỹ tăng lên 8,5% so với cùng kỳ
năm 2021, đây là mức tăng cao nhất trong hơn 40 năm. Sau đại dịch Covid-19 vừa
qua nền kinh tế đã được phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ, nhưng Mỹ ghi nhận
tăng trưởng (-1,4%) trong 3 tháng đầu năm.
Đối mặt với tình trạng lạm phát cao kỷ lục tại Mỹ, Fed đã đưa ra quyết định tăng
lãi suất cơ bản lên. Do đó, sau khi điều chỉnh, lãi suất cho vay áp dụng cho các
ngân hàng trên toàn liên bang tại Mỹ từ biên độ 0,25% (- 0,5%) hiện nay đã lên biên độ 0,75% (- 1%).
Ông Jerome Powell – Chủ tịch Fed cho rằng: “Quan điểm chung của Ủy ban là sẽ
tiếp tục lộ trình nâng cao lãi suất 50 điểm phần trăm tại các cuộc họp kế tiếp”. Tuy
nhiên, ông Jerome Powell cũng đã trấn an công chúng Fed vẫn chưa cân nhắc đến
việc tăng lãi suất cao hơn là 0,75 điềm phần trăm như lo ngại trước đó của thị trường.
Thách thức đối với Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (cơ quan hoạch định chính
sách của Fed - FOMC) là giải quyết áp lực giá cả tăng mà không đẩy nền kinh tế
lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.
Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng âm trong quý 2, Mỹ sẽ chính thức rơi vào
tình trạng suy thoái. Theo các nhà phân tích, khó có thể tránh được nguy cơ suy
thoái trong một chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, đặc biệt là khi lạm phát tăng một
phần do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Fed, chẳng hạn cuộc xung đột ở
Ukraine và biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Cùng ngày Fed đã công bố kế hoạch giảm gần 9,000 tỷ USD trái phiếu kho bạc và
chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp mà họ nắm giữ trên bảng cân đối kế toán.
Fed đã bắt đầu mua hàng tỷ USD trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 3/2020 để giúp
giữ dòng tiền chảy qua hệ thống tài chính và kích thích nền kinh tế Mỹ và tạm
dừng các giao dịch mua trên vào tháng trước. Bắt đầu từ ngày 1/6, mức 30 tỷ USD
trái phiếu Kho bạc và 17,5 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp sẽ
được áp dụng. Tháng 9/2022, mức giới hạn đối với trái phiếu Kho bạc sẽ tăng lên
60 tỷ USD và 35 tỷ USD đối với các khoản thế chấp
1.2 Tác động tới nền kinh tế TG
Có thể thấy, không nằm ngoài dự đoán trước đó của Fed, vào ngày 4/5, Fed đã
quyết định tăng lãi suất, tuy nhiên việc ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới
“mạnh tay” tăng lãi suất sẽ gây ra nhiều tác động tới nền kinh tế toàn cầu.
Theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV,
trong thời gian ngắn hạn, hành động tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm không
tác động nhiều tới các thị trường kinh tế khác, bởi theo như dự báo trước đó thì lộ
trình này là hoàn toàn đúng. Ngoài ra, kịch bản tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm
không xảy ra và kế hoạch thu hẹp bảng cân đối thấp hơn kỳ vọng (mức thu hẹp là
400 tỷ USD, mức dự báo là 600 tỷ USD trong năm nay).
Về trung hạn, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất 7 lần vào năm 2022, nâng lãi suất lên
khoảng 2,75 (-3%) vào cuối năm, và lãi suất tăng 2-3 lần vào năm 2023 sẽ tạo nên một số tác động.
- Việc tăng lãi suất năm 2023 khiến chi phí trả nợ cao hơn. Vì khi lãi suất tăng,
người vay phải trả nhiều tiền hơn để thanh toán các khoản tín dụng, còn về phía
ngân hàng sẽ trở nên khắt khe hơn trong việc cung cấp các khoản vay. Điều này đã
đề ra một thử thách cho các công ty và làm chậm đi quá trình mở rộng kinh doanh
sản xuất, có thể đây là một tác động tích cực ở những nước đang mong muốn hạ
nhiệt các hoạt động kinh tế trở về mức vừa phải. Ở một chiều hướng ngược lại,
tình trạng này sẽ làm tăng áp lực đối với các thị trường mới nổi có mức nợ công cao.
Do vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra cảnh
báo cho nhiều quốc gia sẽ cần được giảm nợ hoặc tái cơ cấu nợ sau khi nợ công
tăng cao trong đại dịch Covid-19.
- Các nền kinh tế mới nổi đang có xu hướng rút vốn, một số nước như Mỹ sẽ tăng
lãi suất 0,5% vào ngày 4/5, Australia sẽ tăng lãi suất 0,25% vào ngày 3/5, Anh dự
kiến tăng lãi suất vào ngày 5/5, mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2009. Do đó, nhà
đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận
cao hơn. Điều đó gây áp lực lên các nền kinh tế cần vốn để đầu tư, đồng thời làm suy yếu đồng nội tệ.
Các ngân hàng trung ương ở những quốc gia này có thể ứng phó bằng cách nâng
lãi suất cao hơn nhưng điều đó sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế trong nước.
Điều tích cực ở đây là khả năng suy thoái đối với kinh tế Mỹ và diện rộng toàn cầu
sẽ khó xảy ra khi chính sách tiền tệ được dự báo ở thế chủ động, ôn hòa, linh hoạt
và những bất ổn hiện tại (xung đột tại Ukraine, chiến lược Zero Covid của Trung
Quốc và việc gián đoạn, đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu,….) sẽ giảm dần.
1.3 Tác động tới nền kinh tế Việt Nam
Lạm phát của Mỹ đã đạt mức kỷ luật trong 45 năm qua, giá tiêu dùng của Mỹ
tháng 8 năm 2022đã tăng 8,3% so với cung kì và tăng 0,1% so với tháng trước.
Đồng đô la suy yếu trên diện rộng vào thứ hai ngày 17/10, chạm đáy quanh mốc
112 khi khẩu vị rủi ro quay trở lại các thị trường gần đây do lo ngại về tăng trưởng
kinh tế toàn cầu, lạm phát cao và điều kiện tài chính thắt chặt.
Hoạt động bán ra rõ rệt nhất là chống lại các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như đô
la Úc và New Zealand. Đồng đô la cũng giảm giá mạnh so với bảng Anh sau khi
Thủ tướng mới, Jeremy Hunt, đảo ngược phần lớn ngân sách nhỏ, cắt giảm thuế sâu rộng.
Tuy nhiên, với kỳ vọng lạm phát của Hoa Kỳ tăng lên, một sự xoay chuyển ôn hòa
từ Cục Dự trữ Liên bang dường như cực kỳ khó xảy ra. Ngân hàng trung ương Hoa
Kỳ đã trấn an các thị trường rằng họ sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn
để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2%.
Hình 1. United States Dollar vào ngày 17/10
Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ chậm lại trong tháng thứ ba, xuống còn 8,2% vào
tháng 9 năm 2022, thấp nhất trong bảy tháng, so với 8,3% vào tháng 8 nhưng cao
hơn dự báo của thị trường là 8,1%.
Chỉ số năng lượng tăng 19,8%, dưới 23,8% trong tháng 8, do xăng (18,2% so với
25,6%), dầu mazut (58,1% so với 68,8%) và điện (15,5% so với 15,8%, mức cao nhất kể từ năm 1981).
Giá thực phẩm cũng giảm nhẹ (11,2% so với 11,4%, mức cao nhất kể từ năm 1979)
và xe hơi và xe tải đã qua sử dụng (7,2% so với 7,8%).
Mặt khác, giá nhà tạm trú tăng nhanh hơn (6,6% so với 6,2%). Trong khi đó, lãi
suất cơ bản không bao gồm thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, đã tăng lên 6,6%,
cao nhất kể từ tháng 8 năm 1982, và cao hơn kỳ vọng của thị trường là 6,5% cho
thấy áp lực lạm phát vẫn tăng.
Hình 2. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ (nguồn: cục hệ thống lao động Hoa Kỳ)
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập
khẩu, khi đồng dollar Mỹ tăng giá trong chuỗi đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ
tác động không nhỏ đến ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí
đầy do nhập khẩu lạm phát.
Theo bộ tài chính, hiện nay khối lượng vay vốn trong nước của chính phủ chiếm
90% và vay vốn nước ngoài chỉ chiếm 10% tổng giá trị hằng năm.
Các khoản vay trong nước của chính phủ có xu hướng tăng nhanh và chiếm vai trò
chủ đạo, nợ nước ngoài giảm dần, vì vậy rủi ro về tỉ giá đối với nợ nước ngoài và
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài bị tác động không nhiều trước việc đồng dollar Mỹ
tăng giá. Vì vậy, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
theo phương thức tự vay tự trả tăng cao khi FED tăng lãi suất, khu vực doanh
nghiệp sẽ tăng gánh nặng trả nợ vay nước ngoài.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng
3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản
tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng
2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng, dầu.
Việc tỷ lệ lạm phát ở nước ta thấp, Asian Development Bank (ADB) cũng đánh giá
cao sự sáng tạo trong việc điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm
phát. Thông thường, các quốc gia khác sẽ kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi
suất. Tuy nhiên, Việt Nam mình điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát
bằng cách sử dụng công cụ tỷ giá và áp trần tăng trưởng tín dụng, những việc này
sẽ hạn chế tác động lạm phát của doanh nghiệp.
1.4 Những ảnh hưởng khi FED tăng lãi suất và Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng ra sao ?
Ngày 17/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh
biên độ tỉ giá USD/VND từ mức 3% lên 5%
Ngày 18/10/2022, tỷ giá đô la (USD) vượt mốc 24.000 VND ở chiều mua vào. Giá
mua – bán USD tăng cao lên mức 24.150 VND/USD - 24.460 VND/USD, đồng
loạt tăng thêm 230 đồng ở cả hai chiều
Nới biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là nhằm cân bằng cung cầu thị trường
trong bối cảnh áp lực với tỷ giá tăng mạnh. Qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Cũng theo các chuyên gia, việc FED liên tục tăng lãi suất trong những tháng gần
đây khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, trong khi đó chi phí đi vay của
doanh nghiệp và người dân tăng lên, từ đó làm cho họ cân nhắc đầu tư, tiêu dùng,
nhất là bằng vốn vay nhiều hơn. Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ giảm, từ đó làm giảm
sức cầu của hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang ở mức cao và Mỹ là đối tác
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, diễn biến này có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế của Việt Nam
2. FED GIẢM LÃI SUẤT
2.1 Đối với kinh tế Thế giới
Một khi Fed hạ lãi suất, thị trường cổ phiếu nhìn chung sẽ tăng điểm. Lý do là vì
khi lãi suất giảm người tiêu dùng Mỹ sẽ tăng tiêu dùng (vì bỏ tiền trong ngân hàng
không còn là lựa chọn tốt nữa), nhu cầu cho tiêu dùng trong nền kinh tế sẽ gia tăng.
Đồng thời phía các doanh nghiệp Mỹ nay có thể vay vốn với lãi suất thấp hơn để
mở rộng quy mô sản xuất. Hai yếu tố này tựu chung lại khiến nền kinh tế Mỹ tăng
trưởng mạnh hơn. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư (và ông Trump) kêu gọi Fed hạ lãi suất.
Trong thị trường ngoại hối, đồng USD sẽ giảm mạnh so với các đồng tiền khác.
Bởi vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không ưa thích việc đầu tư tại Mỹ nữa do khi Mỹ
hạ lãi suất, lãi suất ở các nước khác sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Đây cũng chính
là lý do mà Fed luôn tỏ ra “kiên nhẫn” với các chính sách hạ lãi suất.
Lãi suất giảm đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu của chính phủ giảm. Khi đó với
những nhà đầu tư ưa thích an toàn, vàng sẽ là lựa chọn tối ưu. Khi đó giá vàng sẽ
tăng, do so với trái phiếu chính phủ (cũng là một tài sản trú ẩn) nắm giữ vàng sẽ có lợi hơn.
Giảm lãi suất của FED cũng gây ra một số tác động đến các nhà đầu cơ trong nhiều lĩnh vực:
- Tài chính: Việc cắt giảm lãi suất có thể khiến người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng
cách giảm các khoản thanh toán lãi cho một số loại tài chính nhất định có liên quan