Tài liệu các chiến lược kinh doanh quốc tế | Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Tài liệu các chiến lược kinh doanh quốc tế | Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Tài liệu gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế (UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
đăng 00:46, 25 thg 4, 2011 bởi Dương Tấn Biên
1. Chiến lược quốc tế Khái niệm
Chiến lược quốc tế là công ty thực hiện một chiến lược kinh doanh trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước của mình, bằng
cách chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kỹ
năng hoặc sản phẩm này.
Các sản phẩm của công ty được nghiên cứu và phát triển từ công ty mẹ rồi mới được sản xuất ở các xưởng, bộ phận ngoài nước.
Cách thức tiếp thị sản phẩm ở các thị trường ngoài nước cũng giống với cách tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước. Và chỉ
đáp ứng một phần ít sự khác biệt hóa địa phương trong việc cung cấp sản phẩm hay chiến lược marketing.
Các hoạt động sản xuất và tiếp thị của các công ty con được kiểm soát chặt chẽ bởi công ty mẹ. Ưu điểm
Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài. Nghĩa là, công ty thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình
thức quảng cáo, thông điệp sản phẩm ở các thị trường ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing trong nước. Tận dụng
các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế vè sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm
Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống nhau, cách thức tiếp thị cũng như nhau vì vậy sản
phẩm của công ty đáp ứng được những yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thể đáp ứng được
những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực. Hay thực hiện chiến lược này công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương.
Hơn nữa, thay vì đưa các sản phẩm được sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. Công ty lại thành lập các nhà xưởng để sản
xuất các sản phẩm đó ở ngoài nước nên không thể tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi phí.
Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở những thị trường có áp lực yêu cầu địa phương cao thì công ty sẽ dễ dàng đánh mất lợi
thế cạnh tranh của mình. Do có các đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ở từng địa phương và
thực hiện các chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị,.. theo những yêu cầu riêng biệt đó.
Điều kiện áp dụng
Từ khái niệm và những ưu nhược điểm của chiến lược quốc tế chúng ta có thể khái quát những điều kiện cần thiết để công ty thực
hiện chiến lược này bao gồm:
Một là, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại toàn bộ hệ thông sản xuất và hệ thống phân phối ở các thị
trường ngoài nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện để công ty tồn tại và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những hành động
làm ảnh hưởng tới công ty như: giảm giá, khuyến mại,...
Hai là, công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối thủ nội địa khó đáp ứng. Do công ty cung cấp các
sản phẩm giống nhau trên tất cả thị trường của mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ trong
nước thì mới có thể cạnh tranh được.
Ba là, công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp. Chiến lược quốc tế đòi hỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản
xuất sản phẩm gần như được cố định bởi chi phí đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất lúc ban đầu nên rất khó để giảm giá thành. Vì
vậy nếu thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứng và dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường.
Bốn là, sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp. Sản phẩm và các hoạt động chiêu thị ở các thị trường là như nhau do vậy các sản
phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu tương đồng của các khách hàng khác nhau ở những nơi khác nhau. Chiến lược không đáp ứng được
hết các yêu cầu của từng địa phương.
Tóm lại, chiến lược quốc tế chỉ thích hợp với những công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt với đối thủ về kỹ năng hay sản phẩm.
Đồng thời công ty đó phải hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm chi phí và yêu cầu đáp ứng nhu cầu địa phương thấp.
Ví dụ:Thành công của Mcdonald's với chiến lược quốc tế
2.Chiến lược toàn cầu Khái niệm
Chiến lược kinh tế toàn cầu là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia bằng cách tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và dịch
vụ. Mục đích là để mở rộng thị trường, sản xuất được nhiều hàng hóa, có nhiều khách hàng và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Bên
cạnh đó, việc thực hiện chiến lược toàn cầu giúp công ty khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình. Ưu điểm
Khám phá tác động của đường cong kinh nghiệm Khai thác kinh tế vùng
Nhược điểm
Thiếu đáp ứng nhu cầu địa phương
Điều kiện áp dụng
Một là, để thực hiện chiến lược toàn cầu trước hết cần phải căn cứ vào những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như: đủtiềm lực về
tài chính, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như am hiểu về văn
hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh.
Hai là, dựa vào đặc tính của sản phẩm. Với chiến lược toàn cầu, các sản phẩm của công ty tại mỗi thị trường là như nhau,
nghĩa là với cùng một loại sản phẩm sẽ được công ty đưa đến toàn bộ các thị trường trong và ngoài nước mà sự thay đổi về hình dáng,
mẫu mã, chất lượng,... là không đáng kể thậm chí là không có. Nói đúng hơn là nhu cầu về một loại sản phẩm của các khách hàng ở
mỗi thị trường không có sự khác biệt nhiều. Tóm lại, chiến lược toàn cầu sẽ khả thi khi áp lực về đòi hỏi đáp ứng địa phương thấp.
Ba là, Sức ép giảm chi phí cao. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốn khá nhiều chi phí thì hoạt động theo chiến lược toàn
cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều. Sản phẩm được kinh doanh ở các thị trường là như nhau, do đó, doanh nghiệp san sẻ khối
lượng sản phẩm giữa cácthị trường dễ dàng. Sản phẩm được sản xuất ở thị trường này vẫn được bán ở thị trường khác một cách thuận
lợi. Các doanh nghiệp không cần phải đặt nhà máy sản xuất ở tất cả các thị trường.
Hơn thế nữa, với lợi thế về chi phí thấp chiến lược này sẽ giúp các công ty dễ dàng tấn công vào thị trường quốc tế, nhất là khi
trên thế giới quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, chiến lược toàn cầu hóa sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi lĩnh vực kinh doanh của công ty nằm trong chính sách
khuyến khích kinh doanh của các quốc gia mà công ty nhắm đến. Sản phẩm được đưa đến các nước này là sản phẩm vốn có của doanh
nghiệp, chúng không những không gặp nhiều rào cản thương mại mà còn nhận được sự ưu ái của chính phủ các nước này. Đồng thời,
cũng không chịu nhiều sự chống đối của các tổ chức và người dân của quốc gia đó.
Nói chung, để thực hiện chiến lược toàn cầu doanh nghiệp cần quan sát, nghiên cứu kỹ về tình hình của chính doanh nghiệp, sản
phẩm kinh doanh, tình hình thế giới cũng như tình hình kinh doanh, điều kiện kinh doanh ở nước ngoài.
Ví dụ: VNPT Global với chiến lược toàn cầu
3. Chiến lược đa thị trường nội địa Khái niệm
Là chiến lược hướng đến việc tối đa hóa đáp ứng nhu cầu địa phương. Đặc điểm của công ty thực hiện chiến lược đa thị trường nội
địa là họ tùy biến sản phẩm và chiến lược marketing để phù hợp với yêu cầu địa phương. Xảy ra đồng thời với xu hướng toàn cầu hóa,
chiến lược đa thị trường nội địa có một xu hướng trái ngược lại khuyến khích các công ty thích ứng các hoạt động trãi rộng khắp trên
thế giới với những đặc điểm và điều kiện cụ thể. Ưu điểm
Ưu điểm chủ yếu của chiến lược đa nội địa là đáp ứng được yêu cầu địa phương. Chiến lược này cho phép các công ty nghiên cứu kỹ
sở thích của người tiêu dùng ở thị trường các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới của người tiêu
dùng. Kết quả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới là người tiêu dùng sẽ nhận biết được giá trị cao hơn so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty theo chiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thị phần lớn hơn. Chiến
lược đa nội địa hợp lý khi có sức ép cao về phản ứng địa phương và sức ép thấp về giảm chi phí.
Nhược điểm
Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược đa nội địa là không cho phép các công ty khai thác lợi ích kinh tế của qui mô trong việc
phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm. Như vậy, thông thường một chiến lược đa nội địa làm tăng chi phí cho các công ty quốc
tế và buộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó. Do đó, chiến lược đa nội địa thường không thích
hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giá cả. quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty là đáp
ứng các điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy công ty khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khả năng và các
năng lực tiềm tàng xuyên suốt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế hay toàn cầu và các công ty
địa phương của các công ty chủ nhà.
Điều kiện áp dụng
- Sự khác biệt về văn hóa và xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiến thuật. Các chính quyền của các nước trên thế giớ i
cũng thường đòi hỏi rằng các hành động của các công ty là phải phù hợp với lợi ích của nước sở tại.
- Khi công nghiệp hóa phát triển, các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc phục vụ từng phân khúc thị trường nhỏ, điều
này ép công ty phải thích ứng với nó. Với một nhà cung ứng địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm đơn chiếc phù hợp với nhu cầu
cụ thể, khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải chấp nhận các sản phẩm được thiết kế cho quốc gia khác. Việc phân phối và bán
hàng là hai yếu tố cần được thích nghi với mỗi nước. Mặc dù tên nhãn và việc quảng cáo có thể giống nhau ở các nước nhưng sự phân
phối và tổ chức bán hàng không thể tiêu chuẩn hóa được vì việc tiết kiệm do quy mô thì chẳng bao nhiêu mà để cho thích hợp thì có nhiều vấn đề.
- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa bởi vì những khác biệt giữa các quốc gia và bởi vì tiềm năng có do tiết kiệm quy mô là rất ít.
Ngay việc dùng một cái tên chung cũng có nhiều bất tiện vì sự liên kết về ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ xe tải của Ford hiện là
Fiera lại có nghĩa là “bà già xấu xí” ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha. Một nhãn hiệu mang tính địa phương có thể kích thích sự tự
hào, có thể kết nối với những truyền thông hay đặc điểm của địa phương. Còn một tên nhãn mang tính toàn cầu có thể có ý nghĩa xấu
ở một số địa phương hoặc có thể liên kết vào chính trị của một nước và do đó cũng thăng trầm theo những biến cố quốc tế.
Ví dụ: Chiến lược đa thị trường nội địa của Coca-cola và Matshushita
-Khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Coca – cola đã mở rộng hệ thống giao hàng tận nhà, điều mà các thị trường khác không
có, và nó trở thành một lợi thế rất lớn dẫn đến vai trò thống trị của Coca – cola ở thị trường nước ngọt Nhật Bản.
- Một chuyên viên tiếp thị của Matsushita về lò viba đã nhận xét như sau: “ dân Anh thích mặt trên của miếng thịt phải giòn cho
nên phải thêm một chi tiết làm cho nhiệt độ thật cao trong lò của họ. Dân Đức muốn khoai tây phải thật chín còn dân Anh chỉ thích
nhai nghe giòn, do đó phải thiết kế các nút kiểm soát khác nhau”.
4. Chiến lược xuyên quốc gia Khái niệm
Là việc khám phá kinh tế chi phí dựa trên kinh nghiệm và kinh tế vùng, làm tất cả để tập trung vào đáp ứng yêu cầu địa phương,
tận dụng được các lợi thế từ địa phương như: nguồn vốn, lao động, các chính sách hỗ trợ… Ưu điểm
- Có khả năng khai thác kinh tế địa phương
- Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm
- Thay đổi sản phẩm và marketing đáp ứng yêu cầu địa phương
- Thu lợi ích từ học tập toàn cầu
Nhược điểm
khó khăn trong việc thực hiện về vấn đề tổ chức
Điều kiện áp dụng và ví dụ
Chiến lược xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên toàn cầu.
Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp lực giảm chi phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu địa
phương cao. Một công ty áp dụng chiến lược xuyên quốc gia phải cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác biệt. Như chúng ta
thấy, chiến lược này không dễ: áp lực cho đáp ứng yêu cầu địa phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong công ty. Đáp ứng
yêu cầu địa phương sẽ nâng phí, đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ khó để đạt được. Làm thế nào để công ty có thể áp dụng chiến lược xuyên quốc gia ?
Vài ý tưởng có được từ trường hợp của Caterpillar Inc. Cuối thập niên 70 nhu cầu cạnh tranh với các đối thủ có chi phí thấp như
là Komatsu và Hitachi của Nhật buộc Caterpillar tìm đến kinh tế chi phí lớn hơn. Cùng lúc, sự khác nhau về thực tiễn xây dựng và qui
định của chính phủ cho phép Caterpillar có thể duy trì sự đáp ứng với nhu cầu địa phương. 10.2.2 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm. Lý thuyết vòng đời chu kỳ
của sản phẩm cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của
họ từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Lý thuyết cho rằng, đầu tiên các nhà sản xuất tại
chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến
những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước họ. Trong thời kỳ đầu của vòng
đời sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước
ngoài có thể thấp hơn. Trong thời kỳ này để thâm nhập thị trường nước ngoài các doanh nghiệp có thể
thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường đó. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hoá
trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ đầu tư khuyến khích ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí
sản xuất thấp và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương.
Lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý
vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác
lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
Nguồn: TS. Hà Văn Hội (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm: Raymon Vernon (1966): lý giải hiện tượng FDI trên cơ sở phân tích các
giai đoạn phát triển sản phẩm.
- Các nước phát triển: R&D và khả năng sx với số lượng lớn, kỹ thuật sx tiên tiến với đặc trưng sử dụng
nhiều vốn. Do vậy, sp được sx hàng loạt với giá thấp và nhanh bão hòa
- Để tránh lâm vào suy thoái và khai thác hiệu quả theo quy mô, cty mở rộng xk ra quốc tế nhưng gặp
hàng rào thuế quan và cước phí. Do vậy, FDI là kết quả tự nhiên của chu kỳ phát triển sản phẩm.
Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm: vị trí sản xuất dịch chuyển từ một quốc gia sang quốc gia khác
tùy thuộc vào các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
- Giai đoạn giới thiệu: – Đổi mới do nhu cầu; – Việc xuất khẩu bởi nước có tính chất sáng kiến cao; – Đặc
điểm sản phẩm có tính chất tiến hóa
- Giai đoạn phát triển:- Tăng xuất khẩu từ các nước có tính sáng kiến cao, – Cạnh tranh nhiều hơn; –
Cường độ vốn tăng lên; – Chuyển sản xuất ra nước ngoài
- Giai đoạn trưởng thành: Xuất khẩu giảm xuống, – Sự chuẩn hóa trong sản phẩm cao hơn; – Cạnh tranh
về gia tăng; – Hoạt động sx bắt đầu ở các nền kinh tế mới nổi
- Giai đoạn suy thoái: – Tập trung sản xuất ở các nước đang phát triển; – Các nước có tính chất sáng
kiến cao trở thành nhà nhập khẩu
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp (catching–up product cycle theory) : Akamatsu (1962): dựa trên lý
thuyết chu kỳ sp của Vernon: Nội dung: sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư—xuất
khẩu – nhu cầu nội địa tăng nhờ ưu điểm sản phẩm mới– sản xuât dựa vào vốn, kỹ thuật của quốc tế—
chu kỳ được quay lại. Cùng quan điểm: L. Zan, S. Zambon và Pettigrew
10.2.4 Lý thuyết chiết trung – Eclectic (Dunning – Đại học Needs Anh – học giả nổi tiếng nhất về FDI trên thế giới)
Học thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI. Một công ty có lợi thế tiến
hành FDI khi có OLI – Ownership Advantages, LocationAdvantage (hay lợi thế riêng của đất nước –
country specific advantages- CSA), Internalization Incentives Một mô hình được xây dựng khá công phu
của Dunning (1977, 1980,1981a,1981b, 1986, 1988a, 1988b, 1993), tổng hợp các yếu tố chính của nhiều
công trình khác nhau lý giải về FDI, và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có
động cơ tiến hànhđầu tư trực tiếp. Cách tiếp cận này được biết đến dưới tên mô hình “OLI”: Lợi thế về
sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hoá; Các công ty sẽ thực hiện FDI khi hội tụ đủ ba lợi thế: địa
điểm, sở hữu, nội địa hoá:
Sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản nhất định như nhãn hiệu sản
phẩm, kiến thức kỹ thuật hay cơ hội quản lý…. Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một
sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh
nghiệp khác không thể tiếp cận,ví dụ như bằng sáng chế hoặc kế hoạch hành động (blueprint). Đó cũng
có thể là một số tài sản vô hình hoặc các khả năng đặc biệt như công nghệ và thông tin, kỹ năng quảnlý,
marketing, hệ thống tổ chức và khả năng tiếp cận các thị trường hàng tiêudùng cuối cùng hoặc các hàng
hoá trung gian hoặc nguồn nguyên liệu thô, hoặckhả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Dù tồn tại
dưới hình thức nào, lợi thế về quyền sở hữu đem lại quyền lực nhất định trên thị trường hoặc lợi thế về
chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài. Mặc dù các lợi thế về
quyền sở hữu mang đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, chúng có liên hệ mật thiết đến các năng lực
về công nghệ và sáng tạo và đến trình độ phát triển kinh tế của các nước chủ đầu tư
Về địa điểm là các ưu thế có được do tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại một địa điểm nhất
định những ưu thế về địa điểm có thể là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động lãnh nghề và
rể… Nội địa hóa là ưu thế đạt được cho việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị
trường kém hiệu quả hơn.
Thuyết này khẳng định rằng khi hội tụ đầy đủ các lợi thế trên, các công ty sẽ thực hiện FDI.
10.2.5 Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường
Lý thuyết này cho rằng khi xuất hiện trên thị trường cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đi các công
ty thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khuyên khích hoạt động kinh doanh và vượt qua yếu tố
không hoàn hảo đó. Có hai yếu tố không hoàn hảo của thị trường là rào cản thương mại và kiến thực đặc biệt
- Các rào cản thương mại thuế và hạn ngạch…
- Kiến thức đặc biệt là chuyên môn kỹ thuật của các kỹ sư hay khả năng tiếp thị đặc biệt của các nhà
quản lí khi các kiến thực naỳ chỉ là chuyên môn kỹ thuật thì các công ty có thể bán cho các công ty nước
ngoài với một giá nhất định để họ có thể sản xuất sản phẩm tương tự. Những khi kiến thực đó nằm trong
con người thì giải pháp duy nhất để sử dụng cơ hội thị trường tại nước ngoài là thực hiện FDI. Mặt khác
nếu các công ty bán các kiến thực đặc biệt cho nước ngoài thì họ lại sợ tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
Document Outline
- CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
- 10.2.5 Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường