Tài liệu Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội
Tài liệu Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội
Preview text:
3. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội:
Tính tất yếu xã hội.
Các chuẩn mực xã hội có nguồn gốc từ thực tiễn đời sống xã hội; nó được hình
thành, nảy sinh từ chính nhu cầu thiết yếu của xã hội. Nguyên nhân của việc
hình thành các chuẩn mực này là do cộng đồng xã hội muốn điều chỉnh các
quan hệ trong xã hội và định hướng những hành vi của con người. Chuẩn mực
xã hội được tạo thành từ ý chí chung của các thành viên, các nhóm, các giai
cấp trong xã hội nhằm củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích
của họ. Nội dung chuẩn mực xã hội phản ánh bản chất bên trong của các quan
hệ xã hội, nó chứa đựng những quy tắc, yêu cầu đối với hành vi của con người.
Chính vì vậy, sự xuất hiện, tồn tại của các chuẩn mực xã hội trong đời sống đã
mang lại những vai trò to lớn và nó được coi như tính khách quan, tính tất yếu
xã hội.Điều đó nói lên bản chất xã hội của các chuẩn mực này; nó không chỉ
thể hiện ở nguồn gốc xã hội mà còn thể hiện ở sức sống sau đó của các chuẩn
mực xã hội trong thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, chuẩn mực đạo đức nảy
sinh từ quan hệ xã hội, thể hiện ra không chỉ ở các quy tắc đạo đức, mà còn ở
hành vi thực tế của con người. Chừng nào mà chuẩn mực đạo đức không thể
hiện ra trong xã hội hoặc trong một bộ phận của xã hội như một hành vi mà
việc tuân theo và thực hiện nó chỉ mang tính chất thúc đẩy thì chuẩn mực đó
không phải là chuẩn mực hành vi; nó chỉ là một cách nhìn được xem là đúng
đối với một bộ phận lớn hay nhỏ trong xã hội mà thôi.
Bên cạnh đó, các chuẩn mực xã hội còn mang tính lợi ích và tính bắt buộc thực
hiện, nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng xã hội, dù muốn hay không muốn,
đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. Sự tuân
thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong hành vi của
mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của người đó. Nếu đi
lệch ra khỏi quỹ đạo chung này, hành vi của họ sẽ bị coi là bất bình thường, sai
lệch hay là tội ác… Khi đó họ sẽ bị xã hội phê phán, lên án hoặc áp dụng các
biện pháp trừng phạt tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.
Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian và đối tượng.
Khái niệm “định hướng” là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực
hoạt động, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong hoạt
động quản lý, định hướng là hoạt động có căn cứ, có mục đích của chủ thể
quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý, hướng sự chú ý của đối tượng
tới những nội dung, những vấn đề trọng tâm của sự việc, hiện tượng xảy ra
trong đời sống theo mong muốn của chủ thể. Sự định hướng của chủ thể đối
với một vấn đề xã hội luôn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan
trọng, nó giúp cho chủ thể quản lý nắm bắt được tình hình của một vấn đề, một
sự kiện xã hội; từ đó chủ động can thiệp, hướng dẫn quá trình vận động, phát
triển của vấn đề, sự kiện phù hợp với lợi ích của xã hội nói chung, của công tác
quản lý nói riêng; qua đó tránh được những “sự cố” đáng tiếc có thể xảy ra.
*Chuẩn mực xã hội thường được định hướng theo không gian, thời gian và đối
tượng. Điều đó có nghĩa là, tùy thuộc vào các đặc điểm, tính chất của đối tượng;
phạm vi không gian; thời điểm, giai đoạn lịch sử mà các chuẩn mực xã hội
thường được định hướng thay đổi, sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực
tế hoặc phù hợp với lợi ích của nhóm đối tượng này hay nhóm đối tượng khác,
của giai cấp này hay giai cấp khác.
Theo không gian: các chuẩn mực xã hội được xác định có thể chỉ có giá trị,
hiệu lực trong một phạm vi không gian, một khu vực địa lý nhất định; vượt ra
ngoài phạm vi không gian đó chúng sẽ không còn vai trò, tác dụng nữa. Vì vậy,
cần định hướng chuẩn mực xã hội sao cho phù hợp với các lợi ích chung của
xã hội, với các đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa, lối sống, phong tục, tập
quán của từng vùng lãnh thổ hay khu vực địa lý nhất định.
Theo thời gian: vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã hội có thể biểu hiện khác
nhau qua từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của xã hội. Sự định hướng chuẩn
mực xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi và bám sát thực tiễn trong tiến trình
phát triển của xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo đối tượng: có nhiều loại chuẩn mực xã hội phản ánh lợi ích vật chất, tinh
thần của các đối tượng xã hội khác nhau. Có những chuẩn mực xã hội phổ
biến, chi phối hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội; nhưng cũng có
những chuẩn mực xã hội đặc thù, chỉ có giá trị trong một nhóm xã hội nào đó.
Sự định hướng chuẩn mực xã hội theo đối tượng đòi hỏi phải chú ý đến lợi ích
của cộng đồng hay của các nhóm xã hội khác nhau.
Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời
gian, giai cấp, dân tộc.
Các chuẩn mực xã hội không mang tính bất biến mà thường ở trong trạng thái
động.Chúng thường xuyên vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát
triển của lịch sử xã hội loài người, của cộng đồng và của các nhóm xã hội.
Trong quá trình vận động, biến đổi đó, có những quy tắc, yêu cầu của chuẩn
mực xã hội sau khi hình thành, đã phát huy được vai trò, tác dụng của chúng
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh các hành vi của con người;
song cùng với thời gian trôi đi chúng lại dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn
phù hợp với thực tế xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi đó, chúng sẽ
tự mất đi, bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những chuẩn mực xã hội mới phù
hợp hơn, tiến bộ hơn tùy theo từng thời kì lịch sử nhất định. Như vậy, bản thân
các chuẩn mực xã hội cũng vận động, biến đổi và thay đổi, có những chuẩn
mực xã hội bị lãng quên, lùi vào dĩ vãng và có những chuẩn mực xã hội mới ra
đời, bắt đầu thể hiện vai trò, tác dụng ở hiện tại và tương lai.
Mỗi chế độ, mỗi nhà nước, mỗi nhóm xã hội lại có hệ thống các chuẩn mực xã
hội riêng của mình tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của quan hệ xã hội trong
xã hội đó và ở tại thời điểm lịch sử nhất định. Chẳng hạn, trong xã hội chiếm
hữu nô lệ, các chuẩn mực xã hội của nó hình thành xuất phát từ đặc điểm, tính
chất của mối quan hệ xã hội phổ biến, điển hình là quan hệ giữa chủ nô và nô
lệ. Với đặc điểm đó thì chuẩn mực xã hội thời kỳ này hướng tới bảo vệ, phục
vụ cho lợi ích của chủ nô, đàn áp sự phản kháng của nô lệ.
Các chuẩn mực xã hội không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tuyệt đối, vì trong
xã hội, cộng đồng con người thường có những cá nhân không tuân theo chuẩn
mực. Có những chuẩn mực xã hội được phổ biến, tuân thủ ở một giai cấp, dân
tộc này, nhưng lại không thừa nhận ở một giai cấp hay dân tộc khác.Đồng thời,
có những chuẩn mực xã hội mà tầng lớp xã hội này phải tuân thủ trong khi tầng
lớp xã hội khác lại không phải tuân thủ. Ví dụ, mỗi cộng đồng dân tộc thường
có những chuẩn mực phong tục, tập quán riêng của mình xuất phát từ những
đặc trưng về lịch sử, địa lý, văn hóa và lối sống. Cho nên, phong tục, tập quán
của dân tộc này có thể không được thừa nhận ở một dân tộc khác vì nó không
phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống của họ.
VD: Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tỉnh vi, phức
tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rẩt ít cán
bộ, đảng viên bị phần tử xẩu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng,
việc làm chống đối Đảng, Nhà nước”.